【kèo tỷ số tối nay】Việt Nam chưa thể chế biến đất hiếm cho công nghiệp bán dẫn, xe điện
Việt Nam hiện chưa có nhà máy chế biến từ tính quặng đất hiếm ra sản phẩm. Để đạt tiêu chuẩn xuất khẩu,ệtNamchưathểchếbiếnđấthiếmchocôngnghiệpbándẫnxeđiệkèo tỷ số tối nay hàm lượng tổng oxit đất hiếm phải đạt tối thiểu 95%. Thông tin này vừa được PGS.TS Hoàng Anh Sơn, Viện trưởng Viện Khoa học Vật liệu chia sẻ tại họp báo thường kỳ Quý 2 của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Theo PGS.TS Hoàng Anh Sơn, tại Việt Nam, công nghệ phân chia riêng rẽ oxit đất hiếm và làm sạch đến độ sạch cao đã có nghiên cứu từ rất sớm nhưng phần lớn mới triển khai trong phòng thí nghiệm, chưa có công nghệ nào áp dụng vào thực tế.
Thời gian qua đã có nhiều doanh nghiệp, đối tác nước ngoài của Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc... quan tâm, nghiên cứu và bày tỏ quan điểm muốn hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản đất hiếm. Tuy nhiên, chỉ số ít nhà sản xuất tại các quốc gia này có công nghệ chế biến sâu đất hiếm. Họ đều giữ bản quyền, bí mật và không chuyển giao công nghệ.
“Công nghệ chế tạo kim loại đất hiếm, tạo ra các nguyên liệu phục vụ sản xuất các sản phẩm cho ngành xe điện, điện gió, công nghiệp quốc phòng... đòi hỏi ở một trình độ công nghệ rất cao và gần như chưa bắt đầu ở nước ta”, PGS.TS Hoàng Anh Sơn chia sẻ.
Nhìn chung, việc khai thác, chế biến các mỏ đất hiếm của Việt Nam còn rất hạn chế. Nguyên nhân chính của việc chậm trễ này là do các doanh nghiệp chưa làm chủ được công nghệ chế biến ra sản phẩm đạt yêu cầu (đất hiếm tổng hợp có hàm lượng ≥ 95%), cũng như chưa có công nghệ tách chiết ra các sản phẩm đất hiếm riêng rẽ.
Trước thực trạng trên, để khai thác hiệu quả và hợp lý nguồn tài nguyên đất hiếm, phục vụ phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đề xuất Chính phủ điều tra và đánh giá trữ lượng đất hiếm, ưu tiên ứng dụng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
“Khảo sát để có định hướng khai thác, chế biến và ứng dụng hiệu quả đất hiếm Việt Nam. Cân đối giữa khai thác với dự trữ khoáng sản quốc gia đối với các khoáng sản chiến lược, quy mô lớn như urani, đất hiếm, làm cơ sở phát triển bền vững xã hội”, Viện trưởng Viện Khoa học Vật liệu nhận định.
Việt Nam cũng cần xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ bằng cách thành lập các trung tâm nghiên cứu mạnh về đất hiếm, tập hợp đội ngũ nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành, đầu tư hạ tầng, trang thiết bị nghiên cứu hiện đại về công nghệ khai thác, chế biến sâu đất hiếm và xử lý môi trường.
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam xung phong xây dựng chương trình nghiên cứu phát triển công nghệ chế biến sâu đất hiếm, phân chia riêng rẽ các oxit đất hiếm độ sạch cao, công nghệ chế tạo nam châm đất hiếm cho ngành công nghiệp ô tô điện, điện gió để sớm đưa vào thực tế sản xuất trong vòng 10 năm tới.
Các nhà khoa học cũng đề xuất ban hành cơ chế, chính sách riêng để phát triển công nghiệp đất hiếm Việt Nam, trong đó gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu, phát triển công nghệ và triển khai sản xuất, chế biến.
Việt Nam cần tạo cơ chế, chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào khai thác, chế biến sâu đất hiếm, kèm theo điều khoản về chuyển giao công nghệ, nhất là các doanh nghiệp từ các quốc gia có nền công nghiệp đất hiếm phát triển như Nhật, Hàn Quốc, Mỹ...
Đất hiếm, bao gồm tập hợp 17 nguyên tố kim loại, với những đặc tính từ tính, điện hóa và phát quang. Đây là một trong những nguyên liệu chiến lược để sản xuất chất bán dẫn. Đất hiếm cũng được ứng dụng trong điện thoại thông minh, ổ đĩa cứng, xe điện cho tới các hệ thống phòng thủ quân sự, năng lượng sạch và thiết bị y tế. Theo Cục Khảo sát địa chất Mỹ, trong tổng trữ lượng 130 triệu tấn đất hiếm của thế giới, trữ lượng đất hiếm ở Việt Nam đạt tới 22 triệu tấn, đứng thứ 2, chỉ xếp sau Trung Quốc (44 triệu tấn). |
(责任编辑:Cúp C2)
- Mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook bị sập mạng toàn cầu?
- Tổng Bí thư Tô Lâm dự Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Ban Đối ngoại Trung ương
- Giám sát sách giáo khoa: Không làm thay thanh tra, kiểm tra, kiểm toán
- Đà Nẵng tiếp tục hỗ trợ tiền sử dụng hạ tầng cho doanh nghiệp trong khu công nghiệp
- Đậu xe trước nhà dân, tài xế bị hành hung nhập viện
- Nhờ tăng trưởng doanh số bán iPhone, doanh thu Apple vượt kỳ vọng trong quý I/2023
- Hoa hậu Miss Universe 2019: Vẻ đẹp la tinh nóng bỏng
- Đọ dáng với Catriona Gray, Hoàng Thùy khiến fan Việt tự hào
- Giá cao su, đường biến động ra sao giai đoạn đầu năm 2025?
- Công đoàn Khu công nghiệp Việt Nam
- Thúy Vân hài lòng với danh hiệu á hậu 2 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2019
- Cụ thể hóa, thực hiện kịp thời các nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng
- Chính sách tiền tệ vượt thách thức, đón chu kỳ tăng trưởng cao
- Nhà Thủ Đức (TDH) bị cưỡng chế gần 91 tỷ đồng tiền thuế
- Mỹ phát triển hệ thống giao tiếp não người với máy tính
- Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường
- Dừng thi công điện mặt trời áp mái trong khu công nghiệp tại Bắc Ninh
- Thủ tướng: Phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15 chỉ tiêu chủ yếu của năm 2024
- Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương
- Miss Universe 2019: Thực hư bảng điểm, Hoàng Thùy xếp vị trí 11