【thứ hạng của central coast mariners】Giáo dục bằng yêu thương, đẩy lùi bạo lực
VHO - Đây là chủ đề chiến dịch Lan tỏa yêu thương năm 2024 hướng tới các đối tượng là cha,áodụcbằngyêuthươngđẩylùibạolựthứ hạng của central coast mariners mẹ, người chăm sóc trẻ, giáo viên, các bên liên quan về loại bỏ những hình thức trừng phạt thể chất, tinh thần và phân biệt đối xử với trẻ em; tạo môi trường an toàn và tích cực để trẻ bày tỏ ý kiến và cùng giải quyết những vấn đề có liên quan đến trẻ, đặc biệt là thúc đẩy phương pháp giáo dục không bạo lực trong quá trình nuôi dạy trẻ.
Ngày hội Lan tỏa yêu thương 2024 là một trong các hoạt động của chiến dịch đã được Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) phối hợp với Thành Đoàn TP.HCM, Hội đồng Đội TP.HCM phối hợp tổ chức tại huyện Bình Chánh (TP.HCM), với mục tiêu tạo không gian gắn bó giữa cha mẹ và con cái để cùng thực hành, lan tỏa nhiều hơn giá trị của phương pháp giáo dục tích cực, phi bạo lực, hướng đến chấm dứt mọi hình thức trừng phạt thể chất, tinh thần trong hành trình nuôi dạy con cái.
Chị Trịnh Thị Hiền Trân, Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội TP.HCM nhấn mạnh: “Chuỗi hoạt động Lan tỏa yêu thương được tổ chức định kỳ hằng năm do Thành Đoàn - Hội đồng Đội TP.HCM phối hợp tổ chức với mục đích lan tỏa những giá trị tích cực trong cuộc sống; đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền về Luật Trẻ em 2016, phát huy tốt vai trò của tổ chức Đoàn - Đội và vận động toàn xã hội cùng chung tay bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Đặc biệt là tuyên truyền, vận động gia đình và toàn xã hội dành những điều tốt đẹp nhất cho trẻ em.
Ngày hội đã tạo ra một sân chơi để mọi người cùng tìm hiểu về quyền trẻ em, loại bỏ trừng phạt thể chất và tinh thần đối với trẻ em, đặc biệt ở gia đình và trường học. Một số các hoạt động vui chơi, gắn kết sự tham gia của cha mẹ và con cái trong ngày hội bao gồm: Sân chơi gia đình vui vẻ, sân chơi âm nhạc Gia đình cùng hát, sân chơi gia đình sống xanh, khu vực trải nghiệm sáng tạo, không gian trò chơi vận động, đặc biệt khi đến với Ngày hội, mỗi gia đình đều được tặng quà “Lan tỏa yêu thương”, là những ấn phẩm truyền thông nhằm lan tỏa và gửi gắm về giá trị của phương pháp kỷ luật tích cực.
Em N.N.T (8 tuổi) đến từ một trường Tiểu học ở huyện Bình Chánh bày tỏ: “Được tham dự Ngày hội, con thấy chương trình rất hay, con được phát quà và ăn bánh kẹo, trải nghiệm rất nhiều trò chơi vui vẻ. Đặc biệt, con được lên sân khấu hát cùng mẹ và nói: Con yêu mẹ rất nhiều!”.
Chị K.L.A, một phụ huynh cũng háo hức chia sẻ niềm hạnh phúc khi được tham gia cùng con trong nhiều hoạt động thú vị như nặn tò he, trang trí tranh, trồng cây, chơi vận động: “Tôi thích nhất phần trò chơi cha mẹ hiểu con, hôm nay tôi và con trai lên sân khấu để tham gia phần giao lưu này, tôi mới chợt nhận ra con thích làm YouTuber. Sau phần trò chơi này, tôi ý thức được cần dành nhiều thời gian bên con hơn để thấu hiểu và nuôi dưỡng ước mơ dựa trên khả năng của con mình”.
Ngày hội là dịp để mỗi gia đình bên nhau, đặc biệt câu nói: “Bố mẹ yêu con”, “Con yêu bố mẹ” được chương trình ghi nhận nhiều nhất. Hy vọng các gia đình sẽ thấu hiểu và tích cực thực hành phương pháp giáo dục tích cực, hơn cả là cách xây dựng một mái ấm hạnh phúc, nói không với bạo lực và các hình thức trừng phạt thể chất tinh thần.
Theo bà Trần Vân Anh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý phát triển bền vững, chiến dịch “Lan tỏa yêu thương” năm nay được diễn ra nhằm hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em và ngày gia đình Việt Nam, chúng tôi muốn góp thêm những nỗ lực nâng cao nhận thức và nguồn lực để đầu tư cho trẻ. Đặc biệt, để tạo ra một môi trường và không gian an toàn, cha mẹ và thầy cô cần phải xóa bỏ mọi hình thức trừng phạt thể chất, tinh thần đối với trẻ, bởi không có biện pháp giáo dục nào “núp bóng” dưới bạo lực. “Việc thực hành các biện pháp giáo dục tích cực (hay còn gọi là giáo dục phi bạo lực) là cần thiết để đạt hiệu quả dạy dỗ trẻ mà không để lại bất kỳ tổn thương nào cho các con. Lắng nghe, thấu hiểu là chìa khóa để có thể đồng hành và gắn kết với trẻ, và khi đó, cha mẹ hay thầy cô đều dễ dàng cũng như kịp thời hỗ trợ trẻ khi có vấn đề xảy ra mà không để lại những hậu quả đáng tiếc”, Phó Viện trưởng MSD nói.
Các chuyên gia cho rằng, hãy là những cha mẹ trách nhiệm, tích cực, mỗi cha mẹ hãy cố gắng cùng con dành thời gian để chia sẻ và thấu hiểu. Cha mẹ trò chuyện, cùng xoa dịu, vỗ về và tặng cho nhau nhiều cái ôm, nhiều lời động viên hơn mỗi ngày cùng con sẽ tạo nên sự kết nối đồng hành, tránh “những sự đổ lỗi” và “chưa được hiểu nhau”. Hãy bắt đầu bằng câu hỏi giản đơn: “Hôm nay con cảm thấy như thế nào?” để cảm nhận được tổ ấm an toàn và hạnh phúc. Qua đó, lan tỏa được nhiều hơn nữa giá trị tốt đẹp của việc giáo dục trong gia đình, bởi gia đình.
本文地址:http://game.marimbapop.com/news/567c298565.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。