Khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ trong nông nghiệp Nữ nông dân Việt Nam và Hoa Kỳ cùng nhau trao đổi cách làm nông nghiệp Thịt gà chế biến của Việt Nam có thể được xuất khẩu sang Nhật Bản Đề xuất Hàn Quốc sớm mở cửa thị trường cho trái bưởi và thịt gà chế biến |
Trang trại chăn nuôi gà,ữnôngdânViệtvàướcvọngnuôigàrixuấtkhẩxh c1 lợn hữu cơ của HTX gà vi sinh Thu Thoan (xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội) có diện tích gần 1 ha, áp dụng chăn nuôi theo mô hình nông nghiệp tuần hoàn. So với cách chăn nuôi thông thường, điểm khác biệt, mấu chốt của mô hình này chính là thức ăn và đệm lót sinh học.
Cô nông dân Sóc Sơn với hành trình hiện thực hóa ước mơ xây nông trại xanh - cung cấp thực phẩm sạch (ảnh Nguyễn Hạnh) |
Theo đó, trong quá trình chăm sóc, gà, lợn được cho ăn bằng thức ăn tự ủ, gồm các loại ngũ cốc, đạm thực vật trộn với các loại cây dược liệu như cỏ nhọ nồi, nghệ, sâm đương quy, diệp hạ châu, dầu gấc... Tất cả được nghiền nhỏ, trộn đều với nhau, ủ lên men trong 24 giờ rồi cho gà ăn. Nhờ bổ sung các thành phần thảo dược vào khẩu phần ăn hằng ngày, đàn gà có sức đề kháng tốt, ít bệnh dịch, phân thải ra cũng ít mùi hôi.
Đối với việc xử lý phân và chất thải của vật nuôi, trang trại dùng đệm lót làm từ trấu, mùn cưa trộn men vi sinh. Đệm lót sau khi sử dụng sẽ được thu gom, ủ thành phân bón hữu cơ cho khu trồng rau, cây dược liệu nên không xả thải ra môi trường.
Chị Nguyễn Thu Thoan – Giám đốc HTX gà vi sinh Thu Thoan - cho biết: "Mọi người có thể vào thăm trang trại tự nhiên vì tôi chăn nuôi thuận tự nhiên, thả gà ra vườn cho chúng tự do chạy nhảy. Tôi cũng không sử dụng kháng sinh, không cắt mỏ gà, không bấm tai lợn. Bình thường gà ri nuôi 3 tháng là có thể xuất chuồng, song tôi thường đợi đến 5 tháng mới bán để con gà tích luỹ đầy đủ chất dinh dưỡng, thảo dược, giúp thịt gà thơm ngon nhất".
Chia sẻ về lý do chọn làm nông nghiệp sạch, chị Thoan cho biết, vấn nạn thực phẩm bẩn còn gây nỗi sợ hãi trên mâm cơm, thì thực phẩm sạch phải từ người sản xuất chứ không phải từ người bán hàng, nghĩ vậy nên tôi luôn trăn trở làm sao để phát triển được nguồn thực phẩm sạch cho chính gia đình mình và cộng đồng.
Tốt nghiệp trung cấp nông nghiệp, chuyên ngành chăn nuôi thú y... sau khoảng chục năm đi tiêm dạo cho vật nuôi, rồi lại đi chăn nuôi thuê để lấy kinh nghiệm, chị Thoan đã tự thử nghiệm nhiều lần, rồi chính thức khởi nghiệp với 1.500 con gà và 40 con lợn vào cuối năm 2017. Hành trình khởi nghiệp khá nhiều trắc trở khi trong tay không có tiền, cũng không có đất. Đất phải đi thuê, vay tiền từ người em trai để bắt tay khởi nghiệp
“Lúc đó, tôi thử nghiệm men rượu để nuôi gà. Nuôi gà hoàn toàn bằng thức ăn ủ men vi sinh để bán cho một dự án khi họ “hứa” bao tiêu sản phẩm. Thế nhưng, gà nuôi đạt chất lượng song lại chỉ bán được với giá gà nuôi công nghiệp nên tôi không chấp nhận và tự mình đi xây dựng thương hiệu riêng cho chính mình”,chị Thoan chia sẻ và cho biết, năm 2018, tôi bắt đầu gây dựng lại với 500 con gà. Khi có sản phẩm, tôi tự tìm cách kết nối với các cửa hàng thực phẩm sạch. Đến nay, khi trang trại đã đi vào ổn định, số lượng đã tăng lên 3.000 con gà ri. Gà đến trọng lượng 1-1,7kg thì xuất bán ra thị trường.
Hai nữ nông dân Hoa Kỳ tham quan trang trại của HTX gà vi sinh Thu Thoan (Ảnh: Nguyễn Hạnh) |
Hiện thương hiệu “gà vi sinh Thu Thoan” đã có mặt tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Chị Thoan cho biết, hiện trang trại của chị đã được cấp chứng nhận hữu cơ. Mỗi năm, HTX xuất bán hơn 1 vạn con gà, chưa kể số lượng gà từ các mô hình liên kết với HTX, song vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu khách hàng. Mỗi năm, trang trại đạt doanh thu trung bình hơn 1,5 tỷ đồng.
Sau khi thành công với mô hình nuôi gà vi sinh tại trang trại của mình, chị Thoan đã và đang chuyển giao công nghệ chăn nuôi gà vi sinh cho nhiều chị em nông dân và bà con ở các tỉnh, thành để cùng nhau phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, hướng tới thiết lập một hệ thống chăn nuôi gà sạch rộng khắp cả nước để người dân Việt Nam được ăn thực phẩm sạch.
"Sau đó, khi mô hình được chuyển giao đồng bộ ở 63 tỉnh thành trên cả nước, nghĩa là nguồn cung hàng lớn thì cơ hội xuất khẩu gà ra nước ngoài rất cao.Tôi luôn ấp ủ và mong một ngày không xa trong tương lai, thương hiệu gà ri Việt sẽ có thể xuất khẩura thị trường nước ngoài”,chị nói.
Chị Thoan chia sẻ với các đại biểu về thành phần thức ăn vi sinh cho gà, được phối trộn từ các loại ngũ cốc, cây dược liệu... (ảnh Nguyễn Hạnh) |
Từ mong muốn cung cấp ra thị trường những loại thực phẩm ngon, sạch, an toàn cho sức khỏe, chị Nguyễn Thị Thu Thoan đã tìm tòi, học hỏi và hình thành ý tưởng chăn nuôi gà vi sinh. Sau hơn 7 năm hiện thực hóa ước mơ, đến nay thương hiệu “gà vi sinh Thu Thoan” đã dần trở nên quen thuộc với người tiêu dùng cả nước. "Con đường chăn nuôi gà của tôi không giống ai nhưng tôi tin đây là con đường đúng đắn mang giá trị cho bản thân và người dân",chị Thoan cho hay.
Với diện tích gần 1 ha, trang trại đang chăn nuôi 3.000 con gà ri bản địa, bên cạnh đó là 50 con lợn bản địa. Giá gà thịt sau khi làm sạch, đến tay khách hàng là 285.000 đồng/kg, còn giá lợn hơi là 150.000 đồng/kg, cao hơn nhiều so với thị trường. Quy trình chăm sóc của HTX đảm bảo môi trường và phúc lợi động vật, các sản phẩm khi đưa ra thị trường đảm bảo chất dinh dưỡng. Chị Thoan nói vui: “Mình phải khẳng định được giá dựa trên chất lượng. Nuôi không định giá được thì nuôi làm gì”.
Được biết sản phẩm gà vi sinh Thu Thoan đã được cấp chứng nhân hữu cơ và chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao. Chị Thu Thoan đang trong quá trình làm hồ sơ xin cấp chứng nhận không phát thải trong chăn nuôi, đồng thời có kế hoạch mở rộng khu chuồng trại thêm 1 ha. Chia sẻ về triết lý kinh doanh của mình, chị nói đơn giản: “Thực phẩm là thuốc và dinh dưỡng, chứ không phải kháng sinh, mới là loại thuốc tốt nhất của con người”.
Mới đây, đến thăm trang trại chăn nuôi gà, lợn hữu cơ của HTX gà vi sinh Thu Thoan (xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn), bà Jaclyn Wilson và bà Jennifer H. Schmidt – 2 nông dân Mỹ không khỏi ngạc nhiên khi thấy nơi này đang chăn nuôi hàng nghìn con gà và lợn nhưng không hề có mùi hôi, ruồi muỗi. Mọi người vào thăm chuồng gà mà không cần mặc đồ bảo hộ hay phải sát trùng. Bày tỏ sự thích thú khi thăm trang trại nuôi gà của chị Thoan, bà Jaclyn Wilson - nông dân đang sở hữu đồng cỏ 7.000ha cùng đàn bò thịt lớn tại Lakeside, bang Nebraska (Mỹ) - cho biết, các trang trại Việt Nam mặc dù có iện tích nhỏ hơn, nhưng người nông dân hoàn toàn có thể tích hợp công nghệ vào quy trình sản xuất. Bên cạnh đó, nông dân cần ứng dụng nhiều kênh thương mại, quảng bá sản phẩm để tăng sản lượng bán hàng cũng như có kế hoạch dự phòng rủi ro. Với trang trại thịt bò, nữ nông dân Mỹ có website bán hàng để đưa sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng, đồng thời có kênh YouTube riêng chia sẻ các video về trang trại. |