Năm 1953,ĐồngmônVịnhXuânđòiđuổiLýTiểuLongDiệpVấnquyếtđịnhbấtngờkq bong da ngoai hang anh Lý Tiểu Long được Trương Trác Khánh giới thiệu với Diệp Vấn, võ sư dạy Vịnh Xuân Quyền. Thời điểm đó, Lý Tiểu Long là 1 thiếu niên ngỗ ngược, tham gia vào nhiều trận chiến trên đường phố. Để trở nên mạnh hơn, Lý Tiểu Long quyết định học Vịnh Xuân Quyền.
Lý Tiểu Long bị đồng môn ghét bỏ
“Những cuộc chiến liên tục mà Lý Tiểu Long tham gia đã khiến ông khám phá ra kungfu, thứ mà Lý tin rằng có thể giúp mình chiến thắng trước các đối thủ. Lý Tiểu Long nhìn thấy cơ hội học kungfu thông qua người bạn Trương Trác Khánh, người đang sống và tập luyện với Diệp Vấn tại thời điểm đó. Theo yêu cầu của Lý Tiểu Long, Trương Trác Khánh đã giới thiệu ông với thầy của mình. Diệp Vấn đã đã đồng ý nhận Lý Tiểu Long làm học trò”,tờ Screenrant viết.
Tuy nhiên, Lý Tiểu Long không được Diệp Vấn dạy võ ngay lập tức. Diệp Vấn chỉ dạy trực tiếp một số học trò của mình, và thay vào đó, ông giao Lý Tiểu Long cho một trong những đệ tử lâu năm của mình, Hoàng Thuần Lương dạy võ cho Lý Tiểu Long.
Cuốn sách “Bruce Lee: A Life” tiết lộ rằng các võ sư thường chỉ dạy võ công cho đại đồ đệ và những người này sau đó hướng dẫn cho các đệ tử mới gia nhập môn phái. Hoàng Thuần Lương thời điểm đó được xem là học trò mạnh nhất của Diệp Vấn và có biệt danh là “Giảng Thủ Vương” (vua của những bàn tay biết nói).
Dưới sự chỉ dạy của Hoàng Thuần Lương, Lý Tiểu Long tiến bộ rất nhanh. Tuy nhiên cũng trong khoảng thời gian ở phái Vịnh Xuân, Lý Tiểu Long bị nhiều đồng môn ghét bỏ.
Cuốn sách “Bruce Lee: A Life” cho biết Lý Tiểu Long dùng nhiều mánh khóe với đồng môn để được học một mình với Hoàng Thuần Lương. Nhiều người không thích những chiêu trò này của Lý Tiểu Long. Hơn nữa nhiều môn đồ của phái Vịnh Xuân lúc đó là dân lao động, khó cảm thông với một anh chàng xuất thân từ gia đình khá giả như Lý Tiểu Long.
Tờ Screenrantcũng đưa ra thông tin đáng chú ý: “Những bạn đồng môn của Lý Tiểu Long cực kỳ ghét ông. Họ ghen tị với vị thế diễn viên nhí của Lý Tiểu Long cũng như thành công mà ông đạt được dưới sự hướng dẫn của Hoàng Thuần Lương và cả Diệp Vấn. Nhiều người trong số họ đã nỗ lực đuổi Lý Tiểu Long khỏi môn phái”.
Những người này đưa ra lý do Lý Tiểu Long là người lai (mẹ của Lý Tiểu Long là người phụ nữ lai Âu – Á), không phải người Hoa chính gốc. “Vì mẹ Lý Tiểu Long là người Á -Âu, họ cho rằng Diệp Vấn không nên dạy võ thuật Trung Quốc cho người lai. Thời điểm ấy, nếu không phải người Trung Quốc thì không được phép học võ thuật, nhưng Diệp Vấn không nhìn nhận vấn đề theo cách đó và vẫn giữ Lý Tiểu Long ở lại”,tờ Screenrantviết.
Cách giải quyết của Diệp Vấn
Mặc dù vậy, để xung đột lắng xuống, Diệp Vấn đã đưa ra một quyết định quan trọng. Ông đã để Lý Tiểu Long tập luyện ở bên ngoài môn phái. Như vậy, Lý Tiểu Long tạm thời không xuất hiện ở phái Vịnh Xuân nữa, tuy nhiên Lý lại được 2 đệ tử của Diệp Vấn là Hoàng Thuần Lương và Trương Trác Khánh giám hộ. Cả hai tiếp tục truyền thụ võ công cho Lý Tiểu Long.
Khác những đệ tử còn lại trong môn phái, Trương Trác Khánh và Hoàng Thuần Lương có mối quan hệ tốt với Lý Tiểu Long. Sau một thời gian rời khỏi lớp dạy võ của Diệp Vấn, Lý Tiểu Long đã được phép trở lại.
Cuốn sách “Bruce Lee: A Life” tiết lộ rằng do không thể đuổi Lý Tiểu Long đi, nhiều sư huynh ở phái Vịnh Xuân đã trút giận bằng cách hạ đo ván Lý trong các buổi tập. Tuy nhiên chính điều này lại kích phát quyết tâm của Lý Tiểu Long.
Lý Tiểu Long càng tập luyện điên cuồng hơn và có sự tiến bộ rõ rệt. Trương Trác Khánh sau này thừa nhận rằng nhiều sư huynh trong môn phái đã gặp khó khăn khi đấu đối kháng hay tập niêm thủ với Lý Tiểu Long. Đến năm 1958, Lý Tiểu Long đã được đại diện cho phái Vịnh Xuân tham dự trận đấu trên sân thượng ở tòa nhà Union với Chung sư phụ của phái Thái Lý Phật. Kết quả là Lý Tiểu Long đã thắng vang dội ở trận đấu này, khiến Diệp Vấn rất hài lòng.
Vì nhiều lý do khác nhau, Lý Tiểu Long kết thúc việc học Vịnh Xuân Quyền vào năm 1959 để sang Mỹ. Tại đây, Lý Tiểu Long đã mở học viện Jun Fan Gung Fu (nghĩa đen là Kung Fu của Lý Tiểu Long). Trong những năm tháng về sau, Lý Tiểu Long thường viết thư cho cả Hoàng Thuần Lương và Trương Trác Khánh.
Trong một lá thư viết cho Hoàng Thuần Lương vào năm 1970, Lý Tiểu Long thừa nhận rằng mặc dù về mặt danh nghĩa, Diệp Vấn là sư phụ, nhưng Hoàng Thuần Lương thực sự là người dạy ông kung fu. Còn với Trương Trác Khánh, Lý Tiểu Long đã viết hơn 20 bức thư cho người sư huynh này. Một trong số những lá thư đó, Lý Tiểu Long tiết lộ với Trương Trác Khánh rằng mình đã sáng tạo ra môn võ Tiệt Quyền Đạo.
Sơn Tùng