Anh Trương Phước Thành (bên phải) trao đổi cùng đồng nghiệp tại công trình
1. Sinh năm 1975,ươngPhướcThànhcâuchuyệnchiếusángnghệthuậtyleca cuocbongda hom nay Trương Phước Thành cho rằng mình thuộc thế hệ may mắn gắn liền với cột mốc lịch sử đáng tự hào của dân tộc, thế nên những người thuộc thế hệ này ít nhiều nhận được những ảnh hưởng nhất định.
Lớn lên trong những năm tháng khó khăn của đất nước sau chiến tranh đã mang lại cho anh nhiều trải nghiệm và những bài học thực tiễn về khả năng chấp nhận, thích nghi và nỗ lực vượt khó.
Từng là nhân viên bưu điện nối nghiệp theo nguyện vọng gia đình, năm 2003, anh quyết định rẽ ngang thành lập công ty vì “máu” kinh doanh “đã ăn sâu không bỏ được”.
Đi theo tiếng gọi của đam mê, anh bắt tay khởi nghiệp. Không được gia đình ủng hộ, lại bắt đầu từ con số 0, Trương Phước Thành mạo hiểm mở cửa hàng buôn bán điện thoại, máy fax- lĩnh vực mà “mình có am hiểu nhất định khi làm trong ngành bưu điện trước đó”.
Đầu những năm 2000, internet bắt đầu bùng nổ ở Việt Nam, nhu cầu lắp đặt tổng đài điện thoại, máy fax của các công ty, doanh nghiệp (DN) rất lớn.
“Hồi đó mình rất thật thà, lắp một hệ thống tổng đài điện thoại trong khi các đơn vị lãi đến mấy chục triệu, mình chỉ lời 2-3 triệu “đã thấy ghê gớm lắm”. Cũng nhờ giá cả cạnh tranh nên khách hàng rất tin tưởng.
“Chân ướt chân ráo” kinh doanh chưa bao lâu, công ty của anh đã “thầu” lắp tổng đài điện thoại cho trên 130 khách sạn trên địa bàn 3 tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình. “Bước đầu cũng khá thành công”, anh Thành kể.
2. Nhận thấy các toà nhà, DN cần rất nhiều hệ thống hỗ trợ như dây cáp điện, truyền hình, chống sét, camera, máy tính, báo cháy…, anh mày mò tìm hiểu, liên hệ làm việc với các hãng cung cấp sản phẩm để được đào tạo, sau về nhận thi công lắp đặt trọn gói.
“Lúc đó mình liều lắm. “Ôm” công trình nào là liên hệ nhà cung cấp cho nợ để kịp lắp đặt. Làm xong vội vàng “bám” để lấy tiền trả ngay. Cũng may, nhà cung cấp tin tưởng cho nhận hàng trước, thanh toán sau”.
Khi thị trường bão hoà, CEO Thành Ngân chuyển sang thi công hệ thống điện chiếu sáng trang trí, nhất là chiếu sáng nghệ thuật cho các công trình. Lĩnh vực khá mới đối với Huế.
Anh liên hệ, bắt tay với chuyên gia nước ngoài để hỗ trợ khâu thiết kế và hiện công ty của anh có thể chủ động 70% công việc, 30% còn lại do chuyên gia nước ngoài đảm nhiệm.
Anh Thành cho hay, là một thành phố du lịch, việc chiếu sáng nghệ thuật đối với các công trình kiến trúc, tượng đài, không gian cảnh quan sẽ góp phần tạo ấn tượng mới cho đô thị Huế về đêm.
Chiếu sáng nghệ thuật công trình tại Đại Nội do Công ty Thành Ngân thực hiện
Nói thì dễ, nhưng bắt tay vào làm mới thấy, để mang lại “linh hồn” cho công trình kiến trúc là điều không dễ, khi nó còn là những công trình nghệ thuật, di sản văn hóa.
3. “Như chiếu sáng các công trình ở Đại Nội, tưởng đơn giản, nhưng làm thế nào để nhìn vào đó người xem có thể biết thời gian hình thành, giá trị kiến trúc, văn hóa, trình độ nghệ nhân ra sao, mức độ phát triển hưng thịnh của thời kỳ đó như thế nào… thì rất khó”.
Hay việc chiếu sáng cho Thế Miếu, Triệu Miếu - nơi thờ tự tôn nghiêm thì ánh sáng phải lắng đọng, có chiều sâu. Phủ Nội Vụ, vườn Cơ Hạ, khu vực vui chơi…sẽ chiếu sáng tưng bừng, nhộn nhịp, sôi động. Nhưng khu vực điện Thái Hoà, điện Cần Chánh phải đi theo phong cách khác. Chiếu sáng công viên Phú Xuân dọc bờ sông Hương áp dụng hệ thống đèn tự động, sẽ chiếu sáng mạnh hay yếu tuỳ thuộc vào lượng người đến “check in” nhiều hay ít và với khu vực có ít người đến sẽ tăng cường chiếu sáng để thu hút du khách nhiều hơn.
Nếu việc chiếu sáng các công trình không gian cảnh quan khá thuận lợi thì ngược lại, khi thi công các công trình chiếu sáng kiến trúc, nhất là các di sản văn hóa, yếu tố phải tuân thủ là tuyệt đối không xâm phạm di tích (như khoan, đục) dù chỉ là viên ngói hay thanh gỗ - những vật liệu đã có tuổi thọ hàng trăm năm.
“Vì chỉ cần một mũi khoan lên nó thì giá trị công trình coi như mất đi. Làm được điều này cũng đồng nghĩa thể hiện được năng lực của nhà thi công”, anh Thành nói.
Theo anh Thành, với việc sử dụng công nghệ đèn led chiếu sáng thế hệ mới định hướng, các công trình kiến trúc, không gian cảnh quan của Huế trở nên khá nổi bật về đêm, đảm bảo được yếu tố mỹ thuật trong chiếu sáng, sự tương phản sáng - tối thông qua thiết kế bố trí đèn chiếu sáng cũng như khắc hoạ được những đường nét tinh tuý, độc đáo của các công trình.
4. Giám đốc Công ty Thành Ngân kể, khi thực hiện việc thi công cột đèn chiếu sáng ở đường 23-8, chuyên gia Pháp mất 3 tháng để nghiên cứu văn hóa - nghệ thuật - đời sống Huế.
Vì ấn tượng với hình ảnh những cụ già gánh hàng rong trên các con đường ở Huế, vị chuyên gia này phác thảo cần đèn cong cong như chiếc đòn gánh, và hình ảnh trên thân đèn cũng vẽ từ con lân trên các công trình ở Đại Nội. Từ thiết kế được duyệt, đặt hàng gia công để thực hiện nên “sản phẩm mình tạo ra, dù lớn hay nhỏ đều gửi gắm tâm tư, tình cảm trong đó”, CEO Trương Phước Thành chia sẻ.
Mong muốn làm những công trình ý nghĩa cho Huế, đến nay, vị CEO này đã ghi dấu ấn ở nhiều công trình chiếu sáng trang trí, nghệ thuật như, Hồ Thái Dịch, điện Thái Hòa, cung Diên Thọ, cung Trường Sanh và đang lập phương án chiếu sáng trụ sở UBND tỉnh, cầu Gỗ Lim, công viên dọc hai bờ sông Hương, công viên Thương Bạc, 3-2, Lý Tự Trọng cùng nhiều tuyến đường trên địa bàn thành phố…
Tuy vậy, “vì nguồn lực địa phương có hạn nên việc chiếu sáng nghệ thuật ở Huế vẫn chưa thực sự ấn tượng, chưa tạo ra được hình ảnh đô thị về đêm độc đáo và đặc trưng riêng có”, anh Thành bày tỏ.
Hiện, công ty đang lên phương án thực hiện chiếu sáng vòng ngoài của Đại Nội Huế và trong tương lai không xa là chiếu sáng kinhh thành Huế. Theo anh Thành, đây là công trình chiếu sáng lớn ở Việt Nam và công ty sẽ đưa chuyên gia Pháp sang cùng thực hiện. Công ty Thành Ngân cũng đã đề xuất với tỉnh xây dựng quy hoạch chiếu sáng toàn thành phố với những hình thức, loại hình chiếu sáng khác nhau cho từng khu vực đặc thù để “Huế ngày càng đẹp hơn”.
Bài, ảnh: LIÊN MINH