Ukraine có thể vỡ nợ vào tháng 7
TheìnhhìnhUkrainemớinhấtcậpnhậtngàbảng xếp hạng bóng đá kazakhstano tin tức về tình hình Ukraine mới nhấttrên Thanh Niên Online, Bộ trưởng Tài chính Ukraine Natalie Jaresko không loại trừ khả năng nước này không thể thanh toán món nợ đáo hạn vào ngày 24/7 tới đây và vỡ nợ. Russia Today hôm 25/6 đưa tin ngày 24/7 là hạn mà Ukraine phải chi trả khoản nợ 120 triệu USD.
Trên lý thuyết, Kiev có thể vỡ nợ vào tháng tới vì luật cho phép hoãn trả nợ nước ngoài mà Quốc hội nước này thông qua vào tháng 5. Luật này nhằm bảo vệ Kiev khỏi “cuộc tấn công của các chủ nợ vô đạo đức”. Thông tin này lặp lại dự báo mà nhà phân tích Andrew Matheny thuộc ngân hàng Goldman Sachs đưa ra hôm 24/6. “Ukraine sẽ không thực hiện thanh toán nợ vào ngày 24/7 và sẽ vỡ nợ. Chúng tôi không mong đợi Ủy ban các chủ nợ của Ukraine chấp thuận đề xuất tái cơ cấu nợ mới nhất của nước này”, Bloomberg dẫn lời Matheny.
Tình hình Ukraine mới nhất cho biết Bộ trưởng tài chính Ukraine nhận định Ukraine có thể vỡ nợ vào tháng 7
Bộ trưởng Tài chính Ukraine Natalie Jaresko hôm 25/6 cũng thừa nhận rằng nước này không có khả năng hoàn trả 40 tỉ USD tiền nợ. Kiev đang phải vật lộn để tái cơ cấu hơn 50 tỉ USD nợ, trong đó có 3 tỉ USD trái phiếu bán cho Nga. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng số tiền Ukraine nợ Nga phải được coi là nợ chính thức, do đó, khoản nợ này sẽ không được tái cơ cấu.
Vừa qua, Ukraine đã đề nghị các chủ nợ của mình giảm 40% số nợ và nhận trái phiếu mới gắn với hoạt động kinh tế trong tương lai của nước này. Matheny cho hay lựa chọn này có thể khiến các chủ nợ có lợi nhuận nếu các số liệu kinh tế của Ukraine diễn biến tích cực. Ủy ban các chủ nợ của Ukraine sẽ tiếp tục họp tại Washington (Mỹ) để thảo luận việc liệu Kiev có thể nhận phần tiếp theo của khoản vay 17 tỉ USD dành cho nước này hay không. Đầu tháng này, IMF cho hay quỹ vẫn sẽ cứu trợ Ukraine dù nước này không có khả năng chi trả cho các chủ nợ tư nhân.
Tổng thống Poroshenko cho phép quân đội nước ngoài 'hiện diện' tại Ukraine
Tiền Phong Onlineđưa tin, ngày 25/6, Tổng thống Ukraine Petro Porsoshenko đã ký ban hành dự luật sửa đổi các điều khoản cho phép quân đội nước ngoài "hiện diện" trên lãnh thổ, mở đường cho sự "có mặt" của vũ khí hạt nhân ở quốc gia này. Theo RT, dự luật đã được Quốc hội Ukraine (Rada) thông qua hồi đầu tháng và được Tổng thống Petro Poroshenko ký hôm 25/6 với các điều khoản sửa đổi tạo ra khung pháp lý phù hợp và các điều kiện cần thiết để triển khai lực lượng quân sự nước ngoài, bao gồm lực lượng gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế tại Ukraine. Kiev hy vọng, động thái này sẽ giúp ổn định tình hình ở miền Đông, khu vực đang bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
Trước đó, Ông Poroshenko từng khẳng định Ukraine có quyền yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình, song không cho phép binh lính các nước "có liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine" tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình tới nước này. Ngoài ra, các điều khoản trong dự luật mới còn mở đường cho việc triển khai vũ khí hạt nhân và vũ khí hủy diệt với điều kiện Ukraine sẽ giám sát hoạt động của những thiết bị quân sự này trên lãnh thổ quốc gia.
Binh lính lực lượng gìn giữ hoà bình
Theo đó, bất kỳ đề xuất đưa quân đội hay thiết bị quân sự nước ngoài vào Ukraine cần được đệ trình lên Hội đồng Quốc phòng và An ninh quốc gia Ukraine cùng với Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Ukraine. Kiev xem những biện pháp trên là công cụ để chống “xâm lược” từ bên ngoài. Dù luôn đưa ra lời lẽ chống Nga, nhưng cho đến thời điểm này Ukraine vẫn chưa có bất cứ văn bản nào khẳng định Nga là nước “xâm lược”.
Trong khi đó, phía Moscow cho rằng, việc triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình chỉ nên được thực hiện tại Ukraine khi mọi điều khoản trong Thỏa thuận Minsk được tuân thủ, hoàn tất và nhận được sự đồng ý của phe ly khai miền Đông. Hiện tại, cả quân chính phủ Ukraine và phe ly khai miền Đông đã nhiều lần lên tiếng cáo buộc nhau vi phạm thỏa thuận ngừng bắn Minsk.
Theo Moscow, Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE) nên là lực lượng tiên phong trong các sứ mệnh hòa bình tại Ukraine. Trong khi Ukraine khẳng định Liên Hợp Quốc và Liên minh châu Âu (EU) sẽ trở thành lực lượng dẫn đầu trong các sứ mệnh gìn giữ hòa bình.
Chỉ huy NATO: Tổng thống Putin đã “thất bại” tại Ukraine
Theo báo điện tử Một Thế Giới, Mỹ chỉ huy quân sự hàng đầu của NATO tướng Philip Breedlove vào ngày 25/6 đã tuyên bố, Tổng thống Putin đã "thất bại" tại Ukraine khi không thể hoàn tất việc "sử dụng quân đội của ông" tại nước này và NATO sẽ vạch ra kế hoạch hỗ trợ thêm cho Kiev, trong đó có cả việc viện trợ trong việc rà phá bom mìn. Tướng Philip Breedlove cho biết, đường biên giới giữa Nga và Ukraine vẫn đang mở rộng, mà nhờ đó các loại thiết bị quân sự, cũng như nhu yếu phẩm và kể cả lực lượng "chiến binh Nga được trang bị tốt" có thể được chuyển qua mà không có trở ngại gì.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg trước đó đã cảnh báo về việc các vũ khí hạng nặng đã lại được sử dụng ở miền Đông Ukraine và ông nói rằng NATO đang cố tạo ra một nỗ lực để loại bỏ mìn và các thiết bị nổ tại miền Đông Ukraine. Những bước này, theo ông nói sẽ là cần thiết cho việc cứu mạng sống của nhiều người trong cuộc xung đột đã giết chết hơn 6.000 người tại đây.
Một binh sĩ Ukraine tại chiến trường miền Đông Ukraine
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter đã nói rằng Mỹ sẽ thành lập một biệt đội phản ứng nhanh cho NATO tại châu Âu, đề phòng bất cứ động thái nào của Nga trong khu vực. Hiện nay cả Mỹ và NATO đều tuyên bố khó có khả năng xem xét tới tình huống chuyển giao vũ khí sát thương cho Kiev, nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Stepan Poltorak cho biết các bộ trưởng quốc phòng các nước NATO nói với ông rằng họ sẽ sẵn sàng xem xét lại chuyện này nếu các cuộc tấn công chống lại các lực lượng chính phủ của ông ở miền Đông Ukraine leo thang.
Nhưng "không ai hứa với chúng tôi rằng ngày mai họ sẽ cung cấp cho chúng tôi vũ khí gây sát thương", ông nói thêm. "Bên trong Ukraine, nơi các phần tử ly khai thân Nga đang giao tranh với quân chính phủ, chúng tôi nhìn thấy một lực lượng được dẫn dắt bởi chỉ huy Nga và đã sẵn sàng làm bất kì điều gì cần thiết ở vùng Donbass", ông Breedlove mô tả những người trong lực lượng dân quân ly khai ở miền Đông Ukraine là "con rối" của Nga.
Trang Mạc (T/h)
Những tin tức mới nhất về tình hình Ukraine ngày 20/6/2015