1. Đặt vấn đề
Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế,ệmthúcđẩypháttriểnkinhtếxanhtrênthếgiớivàbàihọcthamkhảochoViệkinh nghiệm chơi baccarat nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt và suy thoái môi trường đã trở thành những thách thức nghiêm trọng đối với sự phát triển bền vững của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Thời gian qua, Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường. Bên cạnh thiên tai, biến đổi khí hậu thì tình hình dịch bệnh (cúm gia cầm, Covid-19…) đã tác động rất lớn đến kinh tế - xã hội của đất nước. Do đó, để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, chỉ có phát triển xanh, tăng trưởng xanh mới là lựa chọn đúng đắn và lâu dài. (Hoàng Anh và Nam Thắng 2015)
Nhận thức được tầm quan trọng của tăng trưởng xanh tới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Việt Nam đã và đang triển khai, cụ thể hóa tăng trưởng xanh thông qua "Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2050". Thực tiễn cho thấy, việc triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2011 - 2020 đã đạt được những kết quả tích cực nhất định.
Tuy nhiên, Chiến lược quốc gia về nội dung này đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế cần phải giải quyết và điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp bối cảnh mới. Do đó, để có những góc nhìn đa chiều và tổng quát, việc nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới về xây dựng chiến lược dài hạn về tăng trưởng xanh sẽ mang nhiều ý nghĩa quan trọng trong việc học hỏi, áp dụng vào tình hình đặc điểm của nền kinh tế - xã hội Việt Nam một cách linh hoạt, hiệu quả, từ đó thực hiện tốt Chiến lược tăng trưởng xanh ở Việt Nam trong giai đoạn 2025 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2021)
2. Khái niệm cơ bản về kinh tế xanh và tăng trưởng xanh
Khái niệm kinh tế xanh lần đầu tiên được giới thiệu bởi Pearce et al., (1989) để đáp ứng với việc đánh giá thấp chi phí môi trường và xã hội trong hệ thống giá hiện tại. Kể từ đó, khái niệm này đã được mở rộng. Kinh tế xanh đã được UNEP (2011a) định nghĩa là một nền kinh tế dẫn đến cải thiện "hạnh phúc và công bằng xã hội, đồng thời giảm đáng kể rủi ro môi trường và khan hiếm sinh thái". Nền kinh tế xanh có thể được định nghĩa đơn giản là carbon thấp, hiệu quả tài nguyên và hòa nhập xã hội.
UNEP nhấn mạnh việc bảo tồn vốn tự nhiên, bao gồm các hệ sinh thái và tài nguyên thiên nhiên (EEA, 2014). Trong 10 năm qua, khái niệm về một nền kinh tế xanh cũng ngày càng trở nên hấp dẫn đối với các nhà hoạch định chính sách. Phát triển xanh bao gồm nhiều khái niệm khác nhau. Một nền kinh tế xanh có thể được coi là một nền kinh tế có lượng phát thải carbon thấp, sử dụng tài nguyên hiệu quả và bao trùm xã hội” (UNEP, 2011). Ý nghĩa cốt lõi của kinh tế xanh là tăng trưởng kinh tế đảm bảo đồng thời 2 mục tiêu là bảo vệ môi trường sống trong sạch và bền vững.
Hiện nay, kinh tế xanh được hiểu là sự kết hợp giữa 3 yếu tố: kinh tế (xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng, phát triển năng lượng sạch, đáp ứng nhu cầu việc làm của người dân và thúc đẩy tăng trưởng...), môi trường (đảm bảo sản xuất và tiêu dùng bền vững, bảo tồn tài nguyên biển, bảo vệ, tái tạo và khuyến khích sử dụng bền vững các hệ sinh thái trên cạn...) và xã hội (nâng cao chất lượng giáo dục, thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng giới và giảm thiểu bất bình đẳng xã hội...). Kinh tế xanh có tính chất bền vững, có nghĩa là những hoạt động trong nền kinh tế tạo ra lợi nhuận hoặc giá trị có ích lợi, hướng đến phát triển cuộc sống của cộng đồng xã hội con người; đồng thời, những hoạt động này thân thiện với môi trường. 3 yếu tố này được cân bằng sẽ thỏa mãn tính bền vững. Theo Nguyễn Thế Chinh (2011), kinh tế xanh là một nền kinh tế cần thiết bởi tạo ra việc làm, bảo đảm tăng trưởng kinh tế bền vững và ngăn chặn ô nhiễm môi trường, nóng lên toàn cầu, cạn kiệt nguồn tài nguyên và suy thoái môi trường.