Trong hai năm 2012 - 2013 do ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới và những yếu kém nội tại của kinh tế trong nước đã và đang làm cho suy giảm tổng cầu,ângtrầnbộichiđểhỗtrợtổngcầsoi keo bong đá hôm nay hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn. Để hỗ trợ tăng trưởng nhưng vẫn kiểm soát được lạm phát, Chính phủ đã thực hiện nhiều giải pháp về tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN(, trong đó có điều chỉnh chính sách thuế, chi tiêu công, vay nợ... Tác động của nâng trần bội chi Năm 2012, mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng dưới sự điều hành linh hoạt của Chính phủ, bội chi NSNN ở mức 4,8% GDP theo đúng chỉ tiêu đã được Quốc hội thông qua. Tuy nhiên, sang năm 2013, mặc dù ngay từ đầu năm, Chính phủ đã chủ động có những giải pháp nhằm tháo gỡ các khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, thúc đẩy cầu tiêu dùng nhưng kinh tế thế giới và trong nước phục hồi chậm, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tuy đã được cải thiện nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp, tạm ngừng hoạt động,… đã ảnh hưởng tới việc thực hiện nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2013. Đó là tiến độ thu NSNN chậm hơn so với yêu cầu dự toán, có khả năng hụt thu lớn, trong khi thu NSNN giảm nhiều nhưng nhu cầu chi ngân sách lại gia tăng. Trước những diễn biến của việc thực hiện nhiệm vụ thu, chi NSNN năm 2013 cũng như kế hoạch tài chính - NSNN năm 2014, Chính phủ đã kiến nghị Quốc hội nâng trần bội chi NSNN năm 2013 từ 4,8% GDP (GDP kế hoạch năm 2013 là 3.376 nghìn tỷ đồng, theo giá thực tế) lên 5,3% GDP (GDP năm 2013 ước thực tế thực hiện là 3.649 nghìn tỷ đồng), tương đương mức bội chi là 195.000 tỷ đồng, tăng 33.500 tỷ đồng so với dự toán 2013. | Việc nâng trần bội chi NSNN trong năm 2013 - 2014 là một giải pháp đúng đắn, kịp thời để hỗ trợ tổng cầu trong nền kinh tế, và từ năm 2015 sẽ điều chỉnh để giảm dần tỷ lệ bội chi. TS. Vũ Nhữ Thăng |
Với mức bội chi này thì dư nợ công tính tới cuối năm 2013 ước 56,2% GDP, dư nợ Chính phủ là 42,6% GDP, dư nợ nước ngoài của quốc gia là 39,5% GDP. Bội chi NSNN năm 2014 là 224.000 tỷ đồng, tương đương 5,3% GDP, theo đó dự kiến dư nợ công đến hết năm 2014 khoảng 59,8% GDP, dư nợ Chính phủ khoảng 46,2% GDP và dư nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 42,4% GDP. Trong thời gian gần đây, đã có nhiều diễn đàn trao đổi và cũng có ý kiến quan ngại về việc nâng trần bội chi NSNN trong năm 2013 - 2014 có khả năng tác động đến tính bền vững của tài khóa và an ninh tài chính quốc gia. Cụ thể, tăng bội chi NSNN trong điều kiện bội chi NSNN kéo dài nhiều năm qua sẽ làm tăng nghĩa vụ trả nợ, tăng mức dư nợ công mà hiện nay đã tiệm cận ngưỡng. Trong khi đó, chính sách thu NSNN theo hướng giảm dần tỷ lệ động viên và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp được ban hành trong 2 năm qua theo hướng giảm thuế suất, mở rộng ưu đãi… đã dẫn tới giảm thu. Cùng với việc tăng bội chi NSNN, các khoản huy động và sử dụng từ nguồn trái phiếu chính phủ (TPCP) không được tính vào bội chi NSNN mà chỉ quản lý qua NSNN, nên nếu cộng cả nguồn TPCP vào cân đối NSNN thì tỷ lệ này sẽ lớn hơn 5,3% GDP. Ngoài ra, tăng bội chi NSNN để tăng chi đầu tư và chi trả nợ cần phải gắn liền với nâng cao hiệu quả chi NSNN cho đầu tư phát triển, cũng như không lấn át đầu tư tư nhân. Xem xét tính hợp lý Những vấn đề nêu trên liên quan mật thiết đến an ninh tài chính quốc gia cũng như sự phát triển bền vững nền kinh tế, và cũng có nhiều tài liệu nghiên cứu cho thấy khía cạnh hợp lý của những quan ngại này. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế vĩ mô năm 2012 - 2013 cũng như dự báo năm 2014 - 2015 thì cần xem xét dưới nhiều giác độ, đặc biệt là cơ sở thực tiễn, để minh chứng cho tính hợp lý khi Chính phủ đề xuất nâng trần bội chi NSNN: Một là, hiện nay tổng cầu vẫn đang yếu, đầu tư xã hội giảm, các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn, mức độ cải thiện việc làm chưa đạt mục tiêu… Trong khi đó, Chính phủ đã sử dụng các công cụ thuế và cần có thời gian để phát huy tác dụng (Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế Thu nhập cá nhân có hiệu lực từ 1/7/2013; Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp và thuế GTGT có hiệu lực từ ngày 1/1/2014) thì việc tăng đầu tư trong ngắn hạn thông qua vay nợ cũng là một giải pháp để phục hồi tăng trưởng. Hai là, tăng bội chi NSNN để tăng chi đầu tư từ NSNN, kể cả TPCP cho các dự án trọng điểm sẽ tạo sức lan tỏa lớn tới nền kinh tế, từ đó tạo việc làm, tăng thu nhập, tăng tích lũy và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, quá trình tái cơ cấu đầu tư công theo Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn NSNN và TPCP được triển khai thực hiện trong tất cả các cấp, các ngành và các doanh nghiệp nhà nước đã góp phần đem lại các kết quả bước đầu, đúng định hướng, chú trọng tháo gỡ và giảm tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản. Ba là, bên cạnh việc khôi phục tổng đầu tư xã hội thông qua đầu tư công thì những giải pháp của chính sách tài khóa liên quan đến thuế quan cũng sẽ góp phần thu hút và khuyến khích đầu tư tư nhân trong trung hạn. Hơn nữa, việc rà soát đơn giản hóa các thủ tục hành chính về thuế - hải quan, tháo gỡ khó khăn qua đối thoại chính sách cũng hỗ trợ doanh nghiệp gia nhập thị trường, nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất, mở rộng thị trường. Với việc thực hiện quyết liệt tái cơ cấu hệ thống tín dụng và xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng cũng sẽ góp phần khơi thông dòng chảy tín dụng trong năm 2014 - 2015, qua đó hỗ trợ đầu tư tư nhân và làm tăng tổng đầu tư xã hội. Do đó, việc nâng trần bội chi NSNN trong năm 2013 - 2014 là một giải pháp đúng đắn, kịp thời để hỗ trợ tổng cầu trong nền kinh tế, và từ năm 2015 sẽ điều chỉnh để giảm dần tỷ lệ bội chi. Để giải pháp này phát huy hiệu quả thì cần tiếp tục quan tâm một số nội dung sau: Một là, cơ cấu lại chi NSNN theo hướng đảm bảo chi cho con người, ưu tiên chi an sinh xã hội; bố trí chi đầu tư phát triển gắn với tái cơ cấu đầu tư công, ưu tiên bố trí đảm bảo đủ chi trả nợ nước ngoài (cả gốc lẫn lãi), một phần chi trả nợ trong nước và kết hợp với phát hành đảo nợ để tăng cường bền vững nợ công. Hai là, tăng cường chỉ đạo công tác thu NSNN, chống thất thu, gian lận thuế, giảm các khoản nợ đọng thuế, qua đó tạo điều kiện tăng thu NSNN, và nguồn tăng thu sẽ ưu tiên xử lý giảm bội chi NSNN theo đúng Luật NSNN (2002). Ba là, tiếp tục rà soát hệ thống các chính sách, chế độ, định mức kinh tế - kỹ thuật nhằm tăng cường hiệu lực quản lý chi tiêu NSNN chặt chẽ, tiết kiệm và hiệu quả; đồng thời hạn chế thành lập các quỹ ngoài ngân sách mà nguồn kinh phí hoạt động chủ yếu là NSNN. Bốn là, xác định lộ trình và thứ tự ưu tiên hợp lý để xử ký nợ đọng XDCB theo Chỉ thị số 27/CT-TTg và Chỉ thị 14/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; tăng cường quản lý đầu tư từ NSNN, trái phiếu chính phủ và tín dụng đầu tư nhà nước nhằm ưu tiên nguồn lực cho các dự án quan trọng, cấp bách, những dự án có thể hoàn thành sớm. Năm là, phối hợp tốt trong điều hành chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô nhưng vẫn huy động nguồn lực cho đầu tư công và thúc đầy đầu tư tư nhân./. Trước những diễn biến của việc thực hiện nhiệm vụ thu, chi NSNN năm 2013 cũng như kế hoạch tài chính - NSNN năm 2014, Chính phủ đã kiến nghị Quốc hội nâng trần bội chi NSNN năm 2013 từ 4,8% GDP (GDP kế hoạch năm 2013 là 3.376 nghìn tỷ đồng, theo giá thực tế) lên 5,3% GDP (GDP năm 2013 ước thực tế thực hiện là 3.649 nghìn tỷ đồng ), tương đương mức bội chi là 195.000 tỷ đồng, tăng 33.500 tỷ đồng so với dự toán 2013. |
TS. Vũ Nhữ Thăng (Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính) |