游客发表
发帖时间:2025-01-26 00:32:39
C vẫn hoàn C
Tại cuộc họp Sơ kết công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp,ưacóchuyểnbiếntrongkiểmsoátATTPnônglâmthủysảgiải tây ban nha hạng 2 ATTP nông lâm thủy sản 6 tháng đầu năm 2015 do Bộ NN&PTNT tổ chức chiều 24-7, đại diện Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản (Nafiqad) cho biết: Hiện nay, tình trạng giết mổ nhỏ lẻ, vi phạm ATTP còn phổ biến, cùng với đó tình trạng sử dụng kháng sinh, chất cấm trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản vẫn tồn tại.
Nhìn từ kết quả triển khai Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm của 40/63 tỉnh, thành phố, thực tế nổi cộm lên là việc các cơ sở xếp loại C (không đạt) đang chiếm lượng lớn và khi tái kiểm tra thì đa số “C vẫn hoàn C”.
Cụ thể, có 1.260/3.942 cơ sở xếp loại C (chiếm 32%); có 735 cơ sở xếp loại C được tái kiểm tra (chiếm 58,3%) và sau kiểm tra có 711 cơ sở vẫn xếp loại C (96,7%).
Theo bà Nguyễn Thu Thủy, Phó Cục trưởng Cục Thú y, Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT có quy định nếu các cơ sở xếp loại C mà tái kiểm tra vẫn không đạt thì kiên quyết đóng cửa.
Tuy nhiên trên thực tế, việc đóng cửa các cơ sở vi phạm này không hề đơn giản chính là bởi các cấp chính quyền ở cở sở không chịu vào cuộc, xử lý dứt điểm mà hầu hết chỉ là nhắc nhở, khiển trách.
Kháng sinh, chất cấm hoành hành
Sử dụng các chất kháng sinh quá liều hoặc chất cấm trong chăn nuôi gây nguy cơ mất ATTP cao cũng là vấn đề nổi cộm được đề cập tại cuộc họp chiều nay.
Theo ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, hiện nay theo quy định có 28 loại kháng sinh được phép sử dụng trong thức ăn chăn nuôi. Các nước cũng cho phép dùng như Trung Quốc có 24 sản phẩm, Mỹ 49 sản phẩm. Liều kích sinh trưởng trong các loại kháng sinh này là liều thấp nhất. Tuy nhiên, điều đáng nói là trong quá trình sử dụng người chăn nuôi thường lạm dụng, cho vào liều cao hơn.
Đề cập tới vấn đề có thể nghiêm cấm việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi hay không, ông Dương cho rằng, việc bỏ sử dụng kháng sinh cần có lộ trình thích hợp vì ngay cả nước phát triển như Mỹ dự kiến đến năm 2018 mới bỏ, Trung Quốc thì chưa đưa ra lộ trình.
“Hiện nay, mới có 11 nước trên thế giới không dùng kháng sinh trong chăn nuôi. Việt Nam không thể nhanh hơn các nước phát triển vì điều kiện chăn nuôi của chúng ta về chuồng trại, vệ sinh chăn nuôi chưa đạt yêu cầu, nếu bỏ ngay bây giờ rất dễ nảy sinh nhiều dịch bệnh”, ông Dương nhấn mạnh.
Không hài lòng với giải thích này, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát yêu cầu, nếu chưa thể cấm sử dụng được tất cả các loại kháng sinh thì cần cấm dần từng nhóm, nhất là nhóm kháng sinh đang cho phép sử dụng trong chăn nuôi.
Liên quan tới việc sử dụng chất cấm, trong các văn bản pháp quy đều có quy định cấm sử dụng, tuy nhiên trong chăn nuôi, buôn bán vẫn phát hiện ra việc sử dụng chất cấm.
Để ngăn chặn tình trạng này, ông Nguyễn Xuân Dương cho rằng cần đẩy mạnh lấy mẫu thịt, nước tiểu ở các lò mổ để kiểm tra, giám sát, nếu phát hiện thì ngăn chặn không cho bán ra thị trường, đồng thời khuyến cáo người dân không ăn thịt có chứa chất cấm.
Ở lĩnh vực thủy sản, ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản đề xuất: Xử lý các vi phạm trong lĩnh vực thủy sản nhất là chất cấm phải tổ chức thanh tra đột xuất, còn báo trước thì khi thanh tra không tìm thấy dấu hiệu vi phạm, khi phát hiện vi phạm thì xử phạt nặng. Ngoài ra, cần quản lý từ gốc không cho nhập khẩu các loại chất cấm, kháng sinh không có trong danh mục.
Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định, trong những tháng cuối năm, Bộ NN&PTNT sẽ tập trung đẩy mạnh xử lý những cơ sở xếp loại C sau tái kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở sử dụng chất cấm, kháng sinh trong chăn nuôi và thủy sản; đẩy mạnh áp dụng Quy trình sản xuất Thực hành nông nghiệp tốt trong chăn nuôi và thủy sản…
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接