Cụ Viễn Đệ (giữa) và các thân hữu,gặptỉ số arsenal hôm nay bên trái cụ là họa sĩ Tôn Thất Đào (ảnh chụp lại từ sách 700 năm Thuận Hóa -Phú Xuân- Huế của Nguyễn Đắc Xuân)
Băn khoăn khuynh diệp - dầu tràm?
Năm nay chuẩn bị làm báo tết, Tổng biên tập ra đề bài: sản phẩm "made in Hue". Đem đề bài sếp ra đi đặt, ai cũng lắc đầu kêu khó. Khó chẳng phải là vì Huế không có sản phẩm, mà bởi hầu hết sản phẩm của Huế đều đã "trình làng" trên mặt báo. Quá trình điểm mặt sản phẩm ''made in Hue'', dầu tràm là cái tên được nhắc sớm nhất nhưng cũng... bị loại sớm nhất. Đơn giản là bởi với dầu tràm, gần như... không còn gì để viết. Báo chí đã "chăm sóc" sản phẩm này quá kỹ rồi.
"Bị loại" sớm, nhưng câu nói của một anh bạn khi đề cập đến sản phẩm truyền thống đặc trưng của quê nhà khiến tôi cứ băn khoăn mãi. Anh bảo, ngày trước, bà nội của anh mỗi lần cần dầu tràm vẫn sai anh: "Đi mua cho mệ chai dầu khuynh diệp". Tôi nghe hơi lạ, bởi tôi sinh ra và lớn lên ở Huế, tuy chưa già nhưng tuế nguyệt cũng đã ngoại ngũ tuần, và trong đầu từ trước đến giờ cứ mặc định dầu tràm là dầu tràm, còn dầu khuynh diệp- mà lúc còn con nít tôi cũng từng được người lớn sai đi mua, được thoa xức một khi nhức đầu xổ mũi, đau bụng đau dạ, bầm tay bầm chân...- là loại dầu đóng chai nhỏ xíu, hình thức và hương vị thì gần như dầu phật linh bây giờ. Nay nghe bạn nói, tôi cứ "lấn bấn" mãi trong lòng, không biết đúng sai nguyên bổn thế nào. Sản vật đặc trưng của Huế, người Huế cũng rất nên tìm hiểu thử xem.
Hỏi ''anh chàng'' google thì nhận được câu trả lời dầu khuynh diệp và dầu tràm là 2 loại khác nhau. Dầu khuynh diệp được chiết xuất từ cây bạch đàn phổ thông, trong đó có chất 1.8 Cineol chiếm đến 90% thành phần. Trong lúc dầu tràm thì được chiết xuất từ cây tràm gió (tràm mọc hoang, dạng cây bụi thấp), thành phần chứa từ 40%-60% chất 1.8 Cineol và 5%-12% chất α-Terpineol. Chất 1.8 Cineol có tính năng kháng khuẩn, kháng nấm, chống viêm và chống xung huyết tự nhiên, và vì đều có hàm lượng lớn nên cả dầu khuynh diệp hay dầu tràm đều có thể phát huy tác dụng tốt trong hỗ trợ điều trị một số bệnh về hô hấp. Song, hoạt chất α- Terpineol có tính sát trùng (diệt khuẩn, nấm và siêu vi) tốt, là nguyên liệu quý trong bào chế nhiều loại thuốc thì chỉ riêng có ở dầu tràm, vì thế dầu tràm mới giá trị. Vậy thì cơn cớ gì lại...''hạ cấp'' gọi dầu tràm là dầu khuynh diệp?
Về nhà mở tủ, tẩn mẩn tìm trong số sách vở mà mình sở đắc xem có thông tin gì khác hơn. May quá, nó đây rồi. Hóa ra cách đây gần cả trăm năm, đúng là cái tên "khuynh diệp" đã từng gắn mác cho dầu tràm thật. Chuyện gắn với cái tên Viễn Đệ, một doanh nhân nổi tiếng của Huế ở những thập kỷ giữa thế kỷ XX
Chân dung cụ Viễn Đệ (ảnh từ trang gia phả họ Cao- họ vợ của cụ Viễn Đệ)
Thú vị, bất ngờ với tuổi tên Viễn Đệ
Mục Danh nhân trong sách 700 năm Thuận Hóa-Phú Xuân-Huế của Nguyễn Đắc Xuân (NXB Trẻ- 2009) giới thiệu, cụ Viễn Đệ sinh năm 1901, từng làm giám đốc nhà máy vôi Long Thọ, làm Báo Phụ nữ Việt Nam (1948), Kim Lai tạp chí (1948) nhưng "nổi danh nhất với công trình chiết xuất lá tràm (chổi) lấy tinh dầu làm khuynh diệp "chữa bá bịnh" cho trăm họ". Điều đặc biệt là từ thời ấy, cụ đã quan tâm đến việc quảng cáo, tiếp thị sản phẩm với hình thức mới mẻ mà cho đến bây giờ nhiều doanh nghiệp vẫn còn áp dụng, đó là thuê các bác tài đạp xích lô ăn vận hóa trang thành hình chai "dầu khuynh diệp" chạy khắp phố phường, giới thiệu cho bất kỳ ai quan tâm về sự thần diệu của "dầu khuynh diệp". Giá rẻ, lại được quảng cáo, tiếp thị tốt nên sản phẩm "dầu khuynh diệp" của cụ Viễn Đệ bán rất chạy, thị trường mở rộng ra cả nước và mang về cho ông những món lợi không hề nhỏ. Cũng theo sách 700 năm Thuận Hóa-Phú Xuân - Huế của Nguyễn Đắc Xuân, sau này, một người bà con của nhà thơ Bùi Giáng là bác sĩ Bùi Kiện Tín đã thương lượng với cụ Viễn Đệ mua lại bản quyền và lấy thương hiệu mới là Dầu khuynh diệp bác sĩ Tín. Sản phẩm này cũng đã giúp bác sĩ Tín trở nên một người giàu có trước 1975.
Sách cho biết như vậy chứ thật lòng, tôi không tin lắm việc cụ Viễn Đệ là người đã làm ra dầu tràm, bởi tra cứu rất nhiều tài liệu, tôi vẫn chưa tìm thấy ở đâu khẳng định "ông/bà thủy tổ" thứ tinh dầu nổi tiếng này. Chỉ thấy nói chung chung đại ý đây là sản phẩm truyền thống có từ lâu của Huế. Theo tôi trộm nghĩ, việc dùng các loại lá có tinh dầu để xông khuây mỗi khi ốm đau cảm mạo đã được dân ta áp dụng lâu đời. Rẻo đất dọc Thừa Thiên Huế cây tràm mọc nhiều, chắc hẳn thứ lá thơm tho của loài cây này đã không thể... thoát khỏi nồi nước xông của người dân sở tại. Lại nữa, dân ta từ xa xưa cũng đã biết cách nấu rượu để dùng, biết đâu trong quá trình xông khuây lại chẳng có người nghĩ ra sáng kiến sử dụng nguyên lý nấu rượu để chưng cất dầu tràm mà dùng cho tiện dụng mỗi khi cần kíp? Và như vậy, dầu tràm hẳn phải có mặt trước "phát minh" của cụ Viễn Đệ mới hợp lý.
Tuy nhiên, cần phải khẳng định công lao rất lớn của cụ Viễn Đệ là người đã nâng sản phẩm truyền thống của quê hương thành sản phẩm hàng hóa, quảng bá và mở rộng thị trường, đưa dầu tràm thoát khỏi lũy tre làng thành một thương hiệu hàng hóa được tin dùng rộng rãi cho đến tận bây giờ. Chỉ tiếc là không hiểu tại sao cụ lại dùng tên "khuynh diệp" để thay cho dầu tràm? Có lẽ là do thời ấy chưa có điều kiện để phân tích nên cụ không biết về cái chất α- Terpineol quý giá và riêng có trong dầu tràm (?). Nhưng đó là chuyện đã qua, còn giờ đây, mà không, chính xác hơn là từ lâu lắm rồi, tôi đã không còn nghe ai gọi dầu tràm là dầu khuynh diệp. Dầu tràm đã trở lại với cái tên mộc mạc giản đơn vốn có là dầu tràm và thương hiệu cũng đã bay xa không hề thua kém. Bây giờ không chỉ có người Việt Nam, mà cả du khách quốc tế, nhất là khách Thái Lan, hễ đến Huế là nhiều người phải gắng mua cho được dầu tràm để mang về dùng và làm quà. Dầu tràm đã và đang mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho một bộ phận cư dân địa phương. Vấn đề còn lại là làm sao giữ cho được uy tín của sản phẩm; triệt để nói không với hàng trộn, hàng dổm là câu chuyện căn cơ và quan trọng lúc này.
Cây tràm - nguyên liệu để làm dầu tràm Huế
Trở lại với doanh nhân Viễn Đệ, lâu nay nghĩ đến người Huế, người ta thường "mặc định" đó là tạng người chỉ thích hợp với..."nghiên cứu sưu tầm", nói chung là làm học thuật, văn hóa văn nghệ, chứ ít ai nghĩ người Huế giỏi kinh doanh. Vậy mà duyên do từ chuyện dầu tràm đã cho tôi được gặp những cái tên doanh nhân tiếng tăm một thời của Huế như Nguyễn Văn Yến, Bửu Bang, Thái Lợi, Hồ Diễn, Thiên Tường, Bảo Trác... Riêng với cụ Viễn Đệ, tài liệu để lại cho thấy cụ là một người đa tài, đa năng, đa... lĩnh vực. Nội cái chuyện sau "dầu khuynh diệp", cụ nhảy sang lĩnh vực in ấn, và mời được cả cụ Ưng Bình Thúc Giạ Thị viết quảng cáo cho nhà in của mình "Ai cũng biết Nhà in Viễn Đệ/Dậy tiếng khen đất Huế đã từ lâu/ Mực với son tươi thắm rõ màu/ Lắm vẻ đẹp, in mau giá rẻ...", thì quả là đáng bái phục.
Cũng cần nói thêm, cụ Viễn Đệ thuộc dòng tộc vua chúa. Vị cao tổ 5 đời của cụ là Định Viễn Quận vương Nguyễn Phúc Bính- Hoàng tử thứ 6 của vua Gia Long cũng là người nức tiếng giàu có nhờ tài làm ăn buôn bán giỏi, đến nỗi hoàng huynh của ông là vua Minh Mạng phải kêu lên "Phú bất như Định Viễn" (Giàu không ai có thể qua mặt được ông hoàng Định Viễn). Song, dù sao thì thời ông hoàng Định Viễn buôn bán làm ăn, cái thế con vua cháu chúa của ông còn ghê gớm lắm. Muốn hay không thì cái lợi thế ấy hẳn đã hỗ trợ ông hoàng rất nhiều trong chuyện "tung hoành ngang dọc'' để thu tìm lợi nhuận. Đến cụ Viễn Đệ thì thời hoàng kim của vương triều Nguyễn đã không còn. Vậy nhưng bằng tư duy và sự năng động của mình, cụ vẫn thành công rạng rỡ trên thương trường là điều càng đáng nể! Tấm gương Viễn Đệ phải chăng là niềm tin, là niềm cổ vũ để giới thương gia Cố đô ngày nay mạnh dạn tiếp bước làm giàu cho bản thân và cho quê hương sông Hương núi Ngự?
Bài, ảnh: DIÊN THỐNG
顶: 9536踩: 2791
【tỉ số arsenal hôm nay】Tìm “gặp”...
人参与 | 时间:2025-01-26 21:55:49
相关文章
- Hội thảo hướng dẫn Luật Đấu thầu và kinh nghiệm mua sắm thuốc, vật tư y tế
- Nữ sinh Quảng trị bị hiếp dâm tập thể: Khởi tố vụ án
- Tin pháp luật số 121: Bắt kẻ nuôi người để bán thận
- Bắt 3 đối tượng nguy hiểm đào tường trốn khỏi trạm giam công an
- Thương hiệu du lịch TP Hồ Chí Minh vươn tầm quốc tế
- Hải quan Bình Dương trả lời phản ánh của doanh nghiệp về phân luồng tờ khai
- Thiếu nữ bị ‘trùm điều đào’ đánh đập vì không chịu tiếp khách
- Thủ tục, phương thức bán cổ phần lần đầu
- Hiệu quả từ mô hình Phân loại rác tại nguồn
- Chồng giết vợ rồi tự cứa cổ ở Nghệ An: Dùng ma túy đá trước khi gây án
评论专区