当前位置:首页 > Cúp C1 > 【kết quả đá banh hôm nay】Diễn văn của Thủ tướng kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Thủ tướng Võ Văn Kiệt

【kết quả đá banh hôm nay】Diễn văn của Thủ tướng kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Thủ tướng Võ Văn Kiệt

2025-01-11 05:07:00 [Thể thao] 来源:Empire777

Kính thưa các đồng chí lãnh đạo,ễnvăncủaThủtướngkỷniệmnămNgàysinhThủtướngVõVănKiệkết quả đá banh hôm nay nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam!

Kính thưa các đồng chí lão thành cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động!

Thưa các quý vị đại biểu khách quý, thưa đồng chí, đồng bào!

Hôm nay trên quê hương Vĩnh Long - vùng đất địa linh, nhân kiệt, giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, chúng ta long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Võ Văn Kiệt - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; nguyên Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Đại biểu Quốc hội các khóa VI, VIII và IX; Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta, người chiến sĩ cách mạng kiên trung, suốt đời phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của Nhân dân; người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Đồng chí Võ Văn Kiệt - Người chiến sĩ cách mạng kiên trung, nhà lãnh đạo xuất sắc, trọn đời vì nước, vì dân - Ảnh 1.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tôi nhiệt liệt chào mừng và gửi tới các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đồng chí lão thành cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động, các vị đại biểu khách quý, gia đình đồng chí Võ Văn Kiệt cùng toàn thể đồng bào, đồng chí cả nước những tình cảm chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất.

Kính thưa đồng chí, đồng bào!

Đồng chí Võ Văn Kiệt tên khai sinh là Phan Văn Hòa (bí danh Sáu Dân) sinh ngày 23/11/1922 trong một gia đình nông dân nghèo ở ấp Bình Phụng, xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước bị ngoại xâm, thấu hiểu nỗi thống khổ của các tầng lớp Nhân dân dưới ách nô dịch, bóc lột nặng nề của chế độ thực dân, phong kiến, Đồng chí sớm có tinh thần yêu nước và giác ngộ cách mạng. Năm 1938, khi mới 16 tuổi, Đồng chí tham gia tổ chức Thanh niên phản đế; tháng 11/1939, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.

Tháng 11/1940, Khởi nghĩa Nam Kỳ bùng nổ, trên cương vị Bí thư Chi bộ xã Trung Hiệp, Huyện ủy viên huyện Vũng Liêm, Đồng chí đã lãnh đạo Nhân dân giành chính quyền ở huyện Vũng Liêm và một số địa phương ở tỉnh Vĩnh Long. 

Sau khi khởi nghĩa Nam Kỳ bị thực dân Pháp đàn áp, khủng bố trắng, hàng ngàn cán bộ, đảng viên và người yêu nước bị địch giam cầm, sát hại; không hề nao núng trước sự khủng bố khốc liệt của kẻ thù, theo sự phân công của Đảng, Đồng chí đến hoạt động tại vùng U Minh, tỉnh Rạch Giá (Kiên Giang). 

Trong những năm 1941 - 1945, trên cương vị Ủy viên Tỉnh ủy lâm thời tỉnh Rạch Giá, trực tiếp phụ trách công tác bảo vệ căn cứ địa U Minh, Đồng chí đã tập trung huấn luyện cán bộ, xây dựng lực lượng du kích, sản xuất vũ khí, mở rộng và phát triển căn cứ địa, góp phần xây dựng căn cứ U Minh trở thành đầu não của phong trào cách mạng ở miền Tây. 

Mặc dù đây là địa bàn thường xuyên bị kẻ địch càn quét, khủng bố ác liệt, nhưng với tác phong gần gũi, sâu sát, gắn bó với Nhân dân, Đồng chí đã được Nhân dân tin yêu, hết lòng che chở, nên đã vận động được các lực lượng tôn giáo, đảng phái theo Đảng, theo cách mạng; góp phần quan trọng vào thắng lợi của Cách mạng tháng 8/1945 ở các tỉnh Tây Nam Bộ.

Khi thực dân Pháp tái chiếm Nam Bộ, trên cương vị Ủy viên chính trị dân quân cách mạng Liên tỉnh Tây Nam Bộ, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy Rạch Giá, rồi Phó Bí thư Tỉnh ủy Rạch Giá, Đồng chí tham gia lãnh đạo công cuộc kháng chiến của quân và dân các tỉnh miền Tây, lập được nhiều chiến công vang dội, làm thất bại âm mưu "đánh nhanh, thắng nhanh" của địch, góp phần cùng Nhân dân cả nước đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi hoàn toàn.

Sau khi Hiệp định Genève được ký kết (7/1954), trên cương vị Ủy viên Xứ ủy Nam Bộ, Phó Bí thư Liên Tỉnh ủy Hậu Giang, đồng chí Võ Văn Kiệt được Đảng phân công bí mật ở lại miền Nam. Trong tình thế cách mạng vô cùng khó khăn, ác liệt; chính quyền Ngô Đình Diệm được sự hậu thuẫn của đế quốc Mỹ, liên tục tiến hành các chiến dịch "Tố Cộng", "Diệt Cộng", bắt bớ, giam cầm và giết hại dã man hàng chục ngàn cán bộ, đảng viên và những người yêu nước, đồng chí Võ Văn Kiệt đã sát cánh bên cạnh đồng chí Lê Duẩn, góp phần xây dựng bản Đề cương cách mạng miền Nam- một tài liệu quan trọng được Đảng ta nghiên cứu, hoàn thiện, hình thành Nghị quyết 15 (1/1959) về cách mạng miền Nam; thổi bùng lên phong trào "Đồng khởi" (1960), tạo nên bước ngoặt quan trọng cho cách mạng miền Nam: "Từ thế giữ gìn lực lượng, chuyển sang thế tấn công kẻ thù".

Năm 1959, đồng chí Võ Văn Kiệt được Đảng phân công về làm Bí thư Khu ủy T4 (Sài Gòn - Gia Định), đây là một địa bàn trọng yếu - trung tâm đầu não của chính quyền Mỹ - ngụy ở miền Nam. Năm 1960, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, Đồng chí được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng; là Ủy viên Trung ương Cục miền Nam, tiếp tục làm Bí thư Khu ủy T4. 

Trong thời gian 10 năm (1959 - 1969), dưới sự lãnh đạo của Khu ủy T4, đứng đầu là Bí thư Võ Văn Kiệt, quân và dân Sài Gòn - Gia Định đã anh dũng chiến đấu, khẳng định quyết tâm đánh Mỹ, thắng Mỹ của Nhân dân ta. Những chiến công lừng lẫy của lực lượng "Biệt động Sài Gòn" và những trận đánh kiên cường trên "vành đai diệt Mỹ - đất thép địa đạo Củ Chi", đã làm nức lòng Nhân dân cả nước. 

Đặc biệt, trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định đã tổ chức hàng loạt trận đánh vào các mục tiêu đầu não của kẻ thù: Tòa Đại sứ Mỹ, Dinh Độc lập... Đó là những dấu son trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân ta, góp phần làm thay đổi cục diện chiến lược giữa ta và địch trên chiến trường miền Nam; buộc đế quốc Mỹ phải chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán tại Hội nghị Paris (tháng 5/1968), mở ra giai đoạn phát triển mới cho cách mạng miền Nam.

Cuối năm 1969, do yêu cầu nhiệm vụ mới, Đồng chí được điều động về làm Bí thư Khu ủy Khu 9 (T3 - Tây Nam Bộ), đầu năm 1970, kiêm Bí thư Quân khu ủy Khu 9. Trong bối cảnh chiến trường Khu 9 gặp rất nhiều khó khăn, chính quyền Sài Gòn liên tục triển khai các chiến dịch càn quét, dồn dân lập ấp chiến lược... hòng xóa sổ phong trào cách mạng, đồng chí Võ Văn Kiệt đã trực tiếp đi nghiên cứu, khảo sát, nắm tình hình tại các tỉnh thuộc địa bàn Khu 9. 

Nhận rõ yêu cầu, nhiệm vụ và những vấn đề cấp bách đặt ra, Đồng chí chỉ đạo Khu ủy và Quân khu ủy tập trung kiện toàn công tác cán bộ; củng cố hệ thống tổ chức Đảng từ Khu ủy xuống đến cơ sở; tăng cường xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang của quần chúng; đồng thời, thành lập các đội vũ trang "diệt ác, phá kềm", hỗ trợ cho các địa phương mở rộng vùng giải phóng. 

Nhờ có chủ trương chỉ đạo đúng đắn, hành động kịp thời, đến cuối năm 1971, phong trào cách mạng Khu 9 cơ bản hồi phục và lớn mạnh. Năm 1972, Đồng chí được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Trong các năm 1971-1972, dưới sự lãnh đạo của Quân khu ủy và đồng chí Võ Văn Kiệt, lực lượng vũ trang Quân khu phối hợp cùng quân và dân các địa phương, chủ động tấn công vào hệ thống căn cứ của địch; bẻ gãy hàng loạt chiến dịch "càn quét và bình định" của chúng, đẩy quân địch vào thế chống đỡ, lúng túng; góp phần cùng quân dân cả nước làm phá sản chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" của Mỹ - Ngụy; buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (tháng 1/1973), tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước đi đến thắng lợi hoàn toàn.

Từ năm 1973 - 1975, đồng chí Võ Văn Kiệt được điều về công tác ở Trung ương Cục miền Nam, với cương vị là Ủy viên Thường vụ Trung ương Cục. Trong chiến dịch giải phóng Sài Gòn, được phân công làm Ủy viên Ban cán sự Đảng ủy đặc biệt trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, Đồng chí đã cùng Bộ Tư lệnh chiến dịch chỉ huy các cánh quân thần tốc tiến vào giải phóng thành phố Sài Gòn, phối hợp với sự nổi dậy của Nhân dân, buộc chính quyền Việt Nam Cộng hòa phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, hoàn thành sự nghiệp giải phóng hoàn toàn miền Nam, thu non sông về một mối.

Đánh giá về những cống hiến to lớn của đồng chí Võ Văn Kiệt trong sự nghiệp kháng chiến chống xâm lược và thống nhất đất nước, Đảng ta khẳng định: "Trong những năm tháng dân tộc ta tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Đồng chí luôn nêu cao tấm gương sáng về tinh thần chủ động cách mạng tiến công, kiên cường bám dân, bám đất ở những địa bàn xung yếu và ác liệt nhất, gây dựng và phát triển phong trào cách mạng, làm thất bại mọi âm mưu thâm độc của kẻ thù, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta làm nên chiến thắng mùa xuân năm 1975 lịch sử"[1].

Sau ngày đất nước thống nhất, đồng chí Võ Văn Kiệt được Đảng, Nhà nước giao đảm trách chức vụ Bí thư Đảng ủy Ủy ban Quân quản thành phố Sài Gòn - Gia Định, Phó Bí thư Thành uỷ - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cách mạng. Năm 1976, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng, đồng chí Võ Văn Kiệt được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương và được bầu làm Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị và được phân công làm Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh. 

Với tư duy năng động, sáng tạo, tác phong làm việc sâu sát, luôn tìm tòi, đổi mới, Đồng chí đã cùng với Ban lãnh đạo Thành phố đưa ra những chủ trương đúng đắn, những quyết sách chỉ đạo hiệu quả, huy động được các tầng lớp nhân dân tham gia công cuộc khôi phục, phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội; giữ gìn an ninh - trật tự... từng bước tháo gỡ khó khăn, đưa thành phố Hồ Chí Minh dần đi vào ổn định và trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước.

Tháng 3/1982, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng, Đồng chí tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị; tháng 4/1982, được Quốc hội phê chuẩn làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước. 

Trên những trọng trách mới, Đồng chí luôn trăn trở, nghiên cứu, tìm tòi các giải pháp, bước đi phù hợp với điều kiện thực tiễn nhằm tháo gỡ khó khăn, phục vụ mục tiêu ổn định và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, từng bước nâng cao đời sống nhân dân. Đồng chí đã chỉ đạo Ủy ban Kế hoạch nhà nước khi xây dựng kế hoạch phải tính đến khả năng chủ động và mạnh dạn giao quyền tự chủ cho các ngành, địa phương. Đối với cán bộ làm kế hoạch, Đồng chí yêu cầu phải bỏ lối làm việc ôm đồm, cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp; lối làm việc sự vụ, tắc trách, nhiễu nhương.

Từ kinh nghiệm lãnh đạo khôi phục, phát triển kinh tế ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng chí đã trực tiếp đến nhiều địa phương, nhiều nhà máy và những công trình lớn của đất nước để tìm hiểu, nghiên cứu và có ý kiến chỉ đạo kịp thời, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn của đất nước như: chỉ đạo từng bước xóa bỏ "cơ chế quản lý kế hoạch hóa, quan liêu, bao cấp, chuyển sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa", đồng thời phải nhanh chóng xây dựng kế hoạch tổng thể và cụ thể về phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; tập trung xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế vĩ mô, kinh tế vùng miền và Kế hoạch này được trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra Chỉ thị số 212-CT, ngày 04/8/1983 về lậpTổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất của Việt Nam thời kỳ 1986 - 2000.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986), đồng chí Võ Văn Kiệt tiếp tục được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị. Với kiến thức, kinh nghiệm chỉ đạo thực tiễn, nhiều ý tưởng, đề xuất của Đồng chí về đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, thực hiện cơ chế khoán hộ nhằm giải quyết vấn đề lương thực; khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất hàng hóa và khai thác mọi nguồn hàng phục vụ tiêu dùng, cải thiện đời sống nhân dân và phục vụ xuất khẩu... được đưa vào Văn kiện Đại hội, góp phần hình thành đường lối đổi mới toàn diện của Đảng, mở ra thời kỳ phát triển ổn định và đi lên mạnh mẽ của đất nước. 

Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VIII, Đồng chí được bầu lại làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước. Tại Đại hội lần thứ VII của Đảng (6/1991), đồng chí Võ Văn Kiệt được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, tiếp tục lãnh đạo Chính phủ trên cương vị Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng.

Tại kỳ họp thứ chín Quốc hội khóa VIII (tháng 8/1991), Đồng chí được bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng; kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa IX (tháng 10/1992), đồng chí Võ Văn Kiệt được bầu làm Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 

Trên cương vị người đứng đầu Chính phủ, Đồng chí đã cùng với tập thể Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương chỉ đạo Chính phủ thực hiện hiệu quả đường lối đổi mới của Đảng. Dưới sự lãnh đạo kiên quyết, táo bạo, trên tinh thần "đổi mới toàn diện" của Chính phủ, đất nước ta đã có bước phát triển to lớn về kinh tế - xã hội. Nhiều công trình trọng điểm của đất nước mang đậm "dấu ấn Võ Văn Kiệt" được xây dựng trong thời kỳ này như: Đường dây tải điện 500 KV Bắc - Nam; Đường Hồ Chí Minh; Đường Bắc Thăng Long - Nội Bài; Công trình Thủy điện Trị An; Chương trình khai phá Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên; Nhà máy lọc dầu Dung Quất; xây dựng khu công nghệ cao Hòa Lạc, Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam… đã phát huy hiệu quả, góp phần tạo nên những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới đất nước. 

Trên lĩnh vực đối ngoại, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã trực tiếp tham gia thúc đẩy tiến trình bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc (1991); với Hoa Kỳ (1995); gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN (1995); chỉ đạo thiết lập sự liên kết kinh tế với các nước trong khu vực và các tổ chức kinh tế quốc tế, nhằm khơi dậy và phát huy các nguồn lực bên trong và bên ngoài, từng bước đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, phá vỡ thế bao vây cấm vận, đưa nước ta bước vào kỷ nguyên hội nhập, phát triển. "Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử" đạt được trong công cuộc đổi mới đất nước, là công sức, trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta; là công lao đóng góp của nhiều thế hệ lãnh đạo, trong đó có đồng chí Võ Văn Kiệt. Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta ghi nhận: "Đồng chí đã cùng tập thể các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân tiến hành công cuộc đổi mới đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cải thiện đời sống nhân dân, tăng cường xây dựng hệ thống chính trị, giữ vững quốc phòng - an ninh, không ngừng mở rộng quan hệ đối ngoại và nâng cao vị thế của đất nước ta trên trường quốc tế"[2].

Tháng 6/1996, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, đồng chí Võ Văn Kiệt tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị và được cử làm Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị. Tháng 8/1997, sau khi rời cương vị Thủ tướng Chính phủ, với vai trò Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Đồng chí vẫn dành nhiều tâm huyết, trí tuệ cống hiến cho Đảng, cho đất nước. Nhiều kiến nghị cụ thể, thẳng thắn về vấn đề cán bộ; về chủ trương hòa hợp, thực hiện tư tưởng đoàn kết dân tộc; về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng..., được Đồng chí đóng góp trong các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc và trong nhiều sinh hoạt quan trọng của Đảng, đã góp phần thiết thực vào công cuộc đổi mới và công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đáp ứng niềm tin của Nhân dân. 

Ghi nhận những cống hiến to lớn của đồng chí Võ Văn Kiệt, Đảng, Nhà nước ta đã trao tặng Đồng chí Huân chương Sao vàng, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác.

Kính thưa đồng chí, đồng bào!

Cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của đồng chí Võ Văn Kiệt là hiện thân tiêu biểu của người chiến sĩ cách mạng kiên trung, nhà lãnh đạo xuất sắc, trọn đời vì nước, vì dân. Với phong cách làm việc dân chủ, sâu sát, lý luận gắn liền với thực tiễn, nói đi đôi với làm; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, Đồng chí đã góp phần quan trọng vào việc động viên các tầng lớp Nhân dân tích cực thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Đối với Đồng chí, đổi mới là sáng tạo, là biết khai thác, phát huy thế mạnh của đất nước, dân tộc, lịch sử, văn hóa và con người Việt Nam; là vượt qua những tư duy cũ kỹ, lạc hậu và phong cách lãnh đạo quan liêu, để hoàn thành thắng lợi mục tiêu cách mạng.

Xuất phát từ tấm lòng yêu nước, thương dân, lòng tự hào dân tộc, đồng chí Võ Văn Kiệt chủ động đến với cách mạng, đến với Nhân dân, học hỏi, bàn bạc với dân tìm ra cách làm hiệu quả nhất. Đồng chí luôn tâm niệm, để được Nhân dân ủng hộ, bất kỳ công việc gì, phải thực hành dân chủ "lấy dân làm gốc", phải dựa vào dân, phát huy trí tuệ và sức mạnh của Nhân dân mới có thể giành thắng lợi. Trước khi đưa ra bất cứ một quyết định quan trọng nào, đặc biệt là những quyết định có tác động, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội đất nước và đời sống nhân dân, Đồng chí đều tham khảo ý kiến của các chuyên gia và tự mình bỏ nhiều công sức nghiên cứu, lắng nghe ý kiến của Nhân dân. 

Đồng chí luôn chân thành, cởi mở với mọi người, đặc biệt quan tâm tới thế hệ trẻ, khuyến khích phát huy tài năng của thanh niên, tiếp thu chọn lọc ý kiến của giới trí thức và chuyên gia. Đồng chí cho rằng, điều kiện tiên quyết của người lãnh đạo chân chính là phải biết nghe những ý kiến nói thẳng, nói thật và có tinh thần xây dựng. Chỉ có như vậy, những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước khi vận dụng vào thực tiễn, sẽ nhận được sự đồng thuận của Nhân dân, bởi khi đó "ý Đảng hợp với lòng Dân". 

Những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời, vẫn là công việc liên quan tới Tổ quốc và Nhân dân, đồng chí Võ Văn Kiệt vẫn lặn lội đi khảo sát vùng đồng bằng sông Cửu Long, có kế hoạch sang Hà Lan học hỏi kinh nghiệm chống nước biển dâng khi khí hậu trái đất nóng lên để áp dụng vào thực tiễn nước nhà, nhưng tiếc thay, quy luật của tạo hóa đã không cho Đồng chí thực hiện kế hoạch của mình. Tấm gương cống hiến và hy sinh hết mình cho đất nước, cho Nhân dân của đồng chí Võ Văn Kiệt mãi được ghi nhớ trong tâm khảm đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước.

Thưa đồng chí, đồng bào!

Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, hơn 35 năm qua, đất nước ta đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào. Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định:"Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay". Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục phát triển và hoàn thiện.

Tính đến năm 2022, quy mô nền kinh tế ước đạt gần 400 tỷ USD; thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 4.000 USD; quy mô thương mại khoảng 750 tỷ USD, thuộc nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế. Việt Nam từ một nước không đủ lương thực cho tiêu dùng, trở thành nước xuất khẩu gạo và nhiều mặt hàng nông, lâm nghiệp đứng hàng đầu thế giới. Về đối ngoại, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 190 trong tổng số 193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc; là thành viên tích cực và có trách nhiệm của nhiều tổ chức quốc tế như: hai lần được bầu làm Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc; Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (khóa 77); thành viên Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc, ASEAN, APEC, ASEM, WTO...; Việt Nam đã ký kết 15 Hiệp định thương mại tự do với trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Về văn hóa - xã hội: Xây dựng xã hội văn minh, nhân văn hướng về con người; thực hiện thành công các chương trình mục tiêu quốc gia như chương trình "Xóa đói giảm nghèo"; "Chương trình nước sạch nông thôn", chương trình "Xây dựng nông thôn mới"... Về Giáo dục - Y tế: Chương trình "Xóa nạn mù chữ, phổ cập trình độ tiểu học cho toàn dân" đã hoàn thành trước thời hạn mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế ước đạt 92%, tiến tới mục tiêu 100% người dân được hưởng bảo hiểm. Về quốc phòng - an ninh: Giữ vững chủ quyền quốc gia, biển đảo; bảo vệ vững chắc biên giới lãnh thổ của Tổ quốc; đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Với tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, Việt Nam đã kiểm soát đại dịch COVID- 19, nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Mặc dù còn nhiều khó khăn do tác động của tình hình thế giới như: Xung đột quân sự Nga - Ucraina; khủng khoảng năng lượng và lạm phát toàn cầu, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, gây thiên tai bão lũ ở miền Trung... nhưng Việt Nam vẫn là nước có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất khu vực Đông Nam Á và nằm trong số ít các quốc gia đạt mức tăng trưởng cao trên thế giới (khoảng 8% năm 2022).

Thưa đồng chí, đồng bào!

Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của đồng chí Võ Văn Kiệt, chúng ta thành kính tưởng nhớ và tri ân một người cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta, trọn đời cống hiến, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của Nhân dân. "Cuộc đời Đồng chí là tấm gương sáng để đồng bào, cán bộ, chiến sĩ cả nước yêu quý, kính trọng và mãi mãi noi theo"[3]. Nhớ về đồng chí Võ Văn Kiệt, chúng ta nguyện học tập và làm theo phong cách, đạo đức của Đồng chí, nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo, nói đi đôi với làm, gắn lý luận với thực tiễn cuộc sống, đặt lợi ích của Nhân dân, của Tổ quốc lên trên hết, trước hết; tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, một lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân.

Trong giai đoạn cách mạng mới, toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, hãy ra sức học tập, noi gương đồng chí Võ Văn Kiệt và các vị cách mạng tiền bối; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tinh thần tự lực, tự cường; chủ động, linh hoạt, sáng tạo; huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực; kết hợp hài hòa, hiệu quả giữa nguồn lực bên trong và bên ngoài, giữa Trung ương và địa phương, giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; phấn đấu xây dựng thành công một nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc, hùng cường!

Chúc quý vị đại biểu cùng đồng chí, đồng bào dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành công!

Xin trân trọng cảm ơn!


[1] Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, (Báo Nhân Dân, số ra ngày 15/6/2008).

[2] Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, (Báo Nhân Dân, số ra ngày 15/6/2008).

[3] Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, (Báo Nhân Dân, số ra ngày 15/6/2008).

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

推荐文章
热点阅读