Đây là chia sẻ của ông Nguyễn Minh Cường,úcđẩythịtrườngtráiphiếuđểgópphầnpháttriểnthịtrườngtàichíburnley – blackburn Chuyên gia Kinh tế trưởng, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam tại Hội thảo công bố Báo cáo thị trường trái phiếu châu Á do ADB phối hợp cùng Sở GDCK Hà Nội (HNX) tổ chức. Thị trường trái phiếu chính phủ tăng trưởng thuộc top đầu châu Á Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Như Quỳnh, Phó Tổng giám đốc phụ trách Ban điều hành HNX cho biết, tại Việt Nam, thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP) trong hơn 10 năm qua đã đạt được những dấu ấn quan trọng trong quá trình phát triển, với hệ thống pháp lý tương đối đầy đủ, tính thanh khoản, cơ sở hạ tầng và sản phẩm không ngừng cải thiện. Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường TPCP đứng ở top đầu châu Á về tốc độ tăng trưởng. Cụ thể, thị trường sơ cấp đã đạt tăng trưởng bình quân năm lên đến 54,8%/năm. Trong khi đó, trên thị trường thứ cấp, từ quy mô niêm yết chiếm chưa đến 9% GDP năm 2009 đã vươn lên mức 27% GDP năm 2018. Với sự tăng trưởng ấn tượng, thị trường TPCP đã trở thành một kênh dẫn vốn quan trọng cho toàn nền kinh tế nói chung và thu hút vốn cho ngân sách nhà nước phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế.
Ông Phạm Văn Hiếu, Phó Phòng Thị trường Tài chính, Vụ Tài chính ngân hàng và các tổ chức tín dụng, Bộ Tài chính cũng cho biết thêm, đến cuối tháng 5/2019, dư nợ thị trường trái phiếu đạt trên 40%/GDP năm 2018. Thanh khoản thị trường trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính phủ bảo lãnh tăng khoảng 22 lần. Tỷ lệ nhà đầu tư phi ngân hàng tăng từ 31,8% năm 2011 đến 2018 và tiếp tục cải thiện trong 5 tháng đầu năm 2019. Ông Nguyễn Minh Cường, Chuyên gia Kinh tế trưởng, ADB Việt Nam cũng cho rằng, đối với Việt Nam, việc phát triển hơn nữa thị trường trái phiếu nội tệ sẽ là một yếu tố hết sức quan trọng để phát triển thị trường tài chính. Điều này sẽ có tác động để kinh tế Việt Nam duy trì tốc độ phát triển bền vững. Sẽ thí điểm phát hành các mã trái phiếu chuẩn Ông Nguyễn Minh Cường cho hay, dữ liệu của ADB cho thấy, thị trường TPCP của Việt Nam đã tăng rất nhanh chóng trong vòng một vài năm trở lại đây. Tuy nhiên, quy mô của thị trường Việt Nam còn nhỏ so với các quốc gia khác trong khu vực. Như vậy, “Việt Nam còn rất nhiều việc cần phải triển khai để tăng hơn nữa cả về bên cung và bên cầu cho thị trường trái phiếu”, ông Cường nói. Bên cạnh đó, chuyên gia của ABD còn khuyến nghị, Việt Nam cải thiện việc thu thập thông tin, công bố thông tin và truyền thông cũng rất quan trọng, song cũng cần chú ý ưu tiên cải tiến thủ tục quy trình trong niêm yết trái phiếu, phát triển các cơ quan xếp hạng tín nhiệm trong nước, cũng như tăng cường phát triển các nhà đầu tư định chế. Ngoài ra, Việt Nam cần phải và có thể thu hút được mạnh hơn nữa sự tham gia của các nhà đầu tư quốc tế. Chia sẻ về định hướng và kế hoạch phát triển thị trường TPCP trong thời gian tới, ông Phạm Văn Hiếu cho biết, bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý cho thị trường, cơ quan quản lý sẽ phát hành TPCP đều đặn các kỳ hạn chuẩn, tập trung vào các kỳ hạn trên 5 năm để tăng tính bền vững của danh mục nợ TPCP. Đồng thời, triển khai hệ thống nhà tạo lập thị trường TPCP với đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ trên thị trường sơ cấp và thứ cấp. Cùng với đó, trên thị trường TPCP sẽ thí điểm phát hành các mã trái phiếu chuẩn để nhà tạo lập thị trường chào giá cam kết chắc chắn; nghiên cứu triển khai các sản phẩm mới vào thời điểm thích hợp./. Duy Thái |