当前位置:首页 > Cúp C2

【tỷ số beijing guoan】Một năm thực thi CPTPP: Xuất khẩu tăng chưa đạt kỳ vọng

Năm 2019 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước thành viên CPTPP đều tăng trưởng.

Năm 2019 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước thành viên CPTPP đều tăng trưởng.

Đây là chia sẻ của bà Nguyễn Thị Thu Trang – Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập,ộtnămthựcthiCPTPPXuấtkhẩutăngchưađạtkỳvọtỷ số beijing guoan Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, với phóng viên TBTCVN.

PV: Thưa bà, CPTPP đã đi vào thực thi được hơn 1 năm, bà đánh giá như thế nào về những kết quả mà Việt Nam đã đạt được từ việc thực hiện hiệp định (HĐ) này?

Bà Nguyễn Thị Thu Trang: Một năm có lẽ là khoảng thời gian còn quá ngắn để có cái nhìn chính xác về việc thực thi một HĐ lớn như CPTPP, kể cả là sơ bộ. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn có những kết quả đầu tiên để có những đánh giá ban đầu, ví dụ kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam với các nước thành viên CPTPP đã phê chuẩn HĐ này (gồm Canada, Mexico, Nhật Bản, Singapore, Australia và New Zealand). So với năm 2018, năm 2019 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước này đều thể hiện sự tăng trưởng, trong đó XK tăng cao hơn nhập khẩu.

Đơn cử, Canada và Mexico, 2 thị trường chưa từng có HĐ thương mại tự do nào trước đó với Việt Nam, có tỷ lệ tăng trưởng kim ngạch XK cao nhất, lần lượt là 28,2% và 26,8% năm 2019. Kết quả này rất ấn tượng so với nhiều thị trường khác, nhưng không hẳn quá lạc quan. Ví dụ với thị trường Canada, tốc độ tăng trưởng XK trung bình giai đoạn 2010 - 2018 (tức là khi chưa có CPTPP) đã tương đối cao, đạt 18%/năm. Trong các năm 2013 - 2014, XK của Việt Nam sang thị trường này thậm chí đạt mức tăng trưởng lần lượt là 32,7% và 35%. Như vậy, tăng trưởng XK năm 2019 vào Canada chưa phải là đột biến và có thể chỉ nhỉnh hơn so với tăng trưởng tự nhiên chút ít.

Bà Nguyễn Thị Thu Trang
Bà Nguyễn Thị Thu Trang


Một ví dụ khác là Nhật Bản. XK của ta vào thị trường này năm 2019 vẫn tăng ở mức xấp xỉ mức tăng trung bình XK đi tất cả các thị trường (khoảng 7,7%). Nhưng tốc độ tăng 7,7% này có nghĩa là XK vào Nhật Bản đang tiếp tục giảm tốc (từ mức 14,9% năm 2017 và 11,7% năm 2018) và thậm chí thấp hơn mức 8,6% của trung bình cả giai đoạn 2011 - 2018 vào thị trường này.

Từ những số liệu trên có thể thấy, lợi ích XK mà CPTPP mang lại cho Việt Nam trong năm đầu tiên là có, nhưng thấp hơn đáng kể so với kỳ vọng.

PV: Theo bà, đâu là nguyên nhân của thực trạng trên?

Bà Nguyễn Thị Thu Trang: Kết quả xuất nhập khẩu của Việt Nam với các thị trường CPTPP bị ảnh hưởng bởi rất nhiều các yếu tố khách quan khác, bên cạnh các cam kết trong CPTPP. Ví dụ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung hay giữa Mỹ với chính các nước CPTPP như Canada, Mexico, Nhật Bản… khiến tình hình kinh tế ở đa số các thị trường CPTPP khó khăn, nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm, trong khi cạnh tranh lại phức tạp do hàng Trung Quốc chuyển hướng. Năm 2019 được đánh giá là giai đoạn khó khăn nhất của kinh tế thế giới kể từ cuộc khủng khoảng tài chính 2008 - 2009. Trong bối cảnh như vậy, nếu không có CPTPP, kết quả xuất nhập khẩu của Việt Nam vào các thị trường liên quan có thể còn ảm đạm hơn nhiều. Trong một chừng mực nhất định, CPTPP có thể đã giúp kéo lại sự suy giảm ở các thị trường liên quan.

Tuy nhiên, ngay cả khi không có các tác nhân bên ngoài, thì vẫn có những nguyên nhân chủ quan khiến kết quả thực thi CPTPP chưa đạt kỳ vọng. Cụ thể, không phải DN nào cũng chủ động tìm hiểu về những cơ hội thị trường trong CPTPP. Hồi đầu năm 2019, khảo sát 8.600 DN của VCCI cho thấy, có tới 70% DN không biết rõ về CPTPP. DN chưa biết về cơ hội tất nhiên không thể tận dụng cơ hội, có chăng chỉ là ăn may.

Cũng có những DN đã chú ý, thực tâm muốn tìm hiểu về các cam kết trong CPTPP, nhưng rất khó để có thể hiểu hết các cam kết. Bởi, cả một HĐ đồ sộ, với những câu chữ phức tạp, nhưng không có những giải thích cụ thể mà đôi khi chỉ người đàm phán mới hiểu rõ, cho nên nhiều DN không thể nào hiểu nổi.

Cũng có không ít trường hợp DN đọc rồi, hiểu rồi, mà không biết khi nào được áp dụng. Bởi có không ít cam kết phải được nội luật hóa trong các văn bản pháp luật cụ thể. Nhưng những văn bản như vậy lại được ban hành rất chậm chạp, khiến những cơ hội làm ăn cứ trôi đi. Ví dụ HĐ có hiệu lực từ đầu năm 2019, nhưng phải tới giữa năm, thậm chí gần cuối năm mới có một số nghị định, thông tư hướng dẫn thực thi CPTPP…

PV: Vậy, theo bà, cần có những giải pháp như thế nào để có thể tận dụng hiệu quả hơn CPTPP?

Bà Nguyễn Thị Thu Trang: Trước hết, về phía Nhà nước, cần phải xem lại công tác phổ biến tuyên truyền các cam kết trong CPTPP cho DN. Bởi số lượng các hội thảo, tập huấn về CPTPP còn quá ít, đặc biệt, không phải nội dung nào cũng được các cơ quan chức năng phổ biến một cách chi tiết theo mong muốn và phù hợp với mối quan tâm của DN.

Song song với đó, công tác ban hành văn bản và tổ chức thực thi các cam kết CPTPP cũng cần phải có những thay đổi, để bảo đảm các yêu cầu về thời hạn theo đúng cam kết. Đồng thời, phải lựa chọn cách quy định hay tổ chức thực hiện hợp lý nhất, để vừa tuân thủ cam kết và vừa có lợi nhất cho DN trong nước. Theo đó, việc tham vấn sâu với DN trong các quá trình này là điều kiện tiên quyết.

Đối với DN, từ khóa chính là “chủ động”. Kinh doanh là chuyện không ai có thể làm thay DN. DN có chủ động tìm hiểu các cơ hội ưu đãi không, có chủ động thay đổi cách thức sản xuất đáp ứng điều kiện hưởng ưu đãi không… sẽ quyết định phần lớn việc DN có được hưởng lợi từ CPTPP và hưởng lợi bao nhiêu. Tất nhiên, ngoài việc DN cần chủ động tìm hiểu, tận dụng CPTPP, nền tảng cơ bản nhất vẫn là DN phải cải thiện năng lực cạnh tranh. Không có nền tảng này, dù CPTPP có bày ra nhiều cơ hội đến đâu cũng chỉ là để ngắm nhìn mà thôi.

PV: Xin cảm ơn bà!

Diệu Thiện (thực hiện)

分享到: