Ông Phan Đức Hiếu đánh giá: Thời gian gần đây,ọngnhấtlàhànhđộbảng điểm cúp c2 Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp cùng nhiều văn bản thúc đẩy việc hỗ trợ DN, trong đó, đáng chú ý nhất là Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển DN đến năm 2020 với những tác động cộng hưởng đến toàn bộ môi trường kinh doanh. Điều này đã tạo ra nhiều kết quả tích cực trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, giúp đơn giản hóa, tạo thuận lợi cho DN trong việc giải quyết các thủ tục hành chính. Bằng chứng là, con số DN đăng ký thành lập mới gia tăng kỷ lục, thu hút đầu tư nước ngoài đạt kết quả cao, cảm nhận của các DN về cải cách thủ tục hành chính có thuận lợi dễ dàng hơn trước. Mặc dù đạt được kết quả, tác động tích cực là như vậy, nhưng tôi cho rằng vẫn còn khoảng cách chưa đạt được so với kỳ vọng của cộng đồng DN, so với mục tiêu phát triển nền kinh tế đất nước, đặc biệt là khi đặt ngang hàng với các nước trong khu vực, độ thuận lợi của môi trường kinh doanh của nước ta đang ở mức trung bình của thế giới. Thậm chí, ở một số khía cạnh, một số lĩnh vực, chất lượng còn ở mức kém hoặc rất xấu so với nhiều nước trên thế giới. Môi trường kinh doanh vẫn còn khiếm khuyết có nghĩa rằng khi hội nhập kinh tế quốc tế, khi cạnh tranh với DN các nước khác, DN Việt Nam đang ở vị trí bất lợi hơn. Vì chất lượng môi trường kinh doanh chưa tốt thì chi phí kinh doanh, chi phí tạo ra sản phẩm dịch vụ đắt đỏ hơn. Vậy những điểm hạn chế nổi bật cần được cải thiện nhất hiện nay là gì, thưa ông? Theo tôi, điểm hạn chế nhất hiện nay là vẫn còn nhiều yếu tố rủi ro pháp luật, tạo ra tác động tiêu cực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Ví dụ như sự thay đổi về pháp luật của điều kiện kinh doanh, có thể dẫn đến DN bị phá sản, DN mất một khoản đầu tư mà theo tôi, nó không thực sự ý nghĩa cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiêu biểu là gần đây, cộng đồng DN đưa ra tranh luận nhiều về Nghị định 19/2016/NĐ-CP về kinh doanh khí của Chính phủ. Trước đây, chúng ta sửa và ban hành Nghị định đó với nhiều điều kiện kinh doanh chặt chẽ hơn, với những yêu cầu cao hơn về cơ sở sản xuất. Điều này dẫn đến một bộ phận DN không đáp ứng được yêu cầu và buộc phải rút lui khỏi thị trường, một số DN buộc phải đầu tư thêm để tồn tại và kinh doanh. Trước những kiến nghị của DN, sau đó chúng ta đã sửa Nghị định này, giảm các điều kiện kinh doanh xuống, có nghĩa là tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc cạnh tranh và gia nhập thị trường. Nhưng sự thay đổi này cũng tạo rủi ro rất lớn là trước đây đã có một số DN phải rút khỏi thị trường, nay nếu họ muốn tham gia lại thì phải bắt đầu từ đầu; thứ hai là một số DN đã thực sự đầu tư để tuân thủ pháp luật thì ở chừng mực nào đó là lãng phí, không thực sự phục vụ cho mục tiêu kinh doanh mà chủ yếu phục vụ cho việc tuân thủ pháp luật. Bên cạnh đó, tôi cho rằng cơ quan quản lý nhà nước cần cải thiện việc bảo vệ lợi ích hợp pháp cho DN. Theo đó, việc xét xử tranh chấp phải nhanh, chính xác, thực sự bảo vệ lợi ích của các bên liên quan, khi thực tế hiện nay, để xét xử tranh chấp phải mất tới một năm, nhiều DN vì ngại thủ tục mà họ không chọn giải quyết tranh chấp theo con đường chính thống mà giải quyết theo con đường phi chính thống, còn gọi là giải quyết ngầm. Điều này gây ra nhiều lãng phí và rất nhiều rủi ro cho DN. Trước những hạn chế nêu trên, ông có kiến nghị gì với Chính phủ trong việc đưa ra các giải pháp khắc phục? Thông điệp của Chính phủ là đồng hành cùng DN, điều này thể hiện sự quyết tâm lớn của Chính phủ, tạo động lực và niềm tin rất lớn cho DN. Tuy vậy, trong thời gian tới, Chính phủ phải nỗ lực cải cách nhiều hơn trước, đồng thời, áp dụng cơ chế thị trường trong việc phân bổ nguồn lực hỗ trợ DN. Tôi cho rằng, đồng hành và hỗ trợ là đúng rồi, nhưng cái đích cuối cùng mà thông điệp cần hướng tới là chuyển dần từ hỗ trợ, đồng hành sang bảo vệ DN. DN cần được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ nhiều hơn, chỉ khi đó thì họ mới đầu tư hơn nữa vào sản xuất kinh doanh, để Việt Nam đạt mục tiêu phát triển kinh tế. Hiện vấn đề quan trọng nhất là hành động. Cần cải cách sâu rộng, giảm bớt sự can thiệp của Nhà nước vào thị trường, để thị trường được phát triển tự do. Chúng ta nên học tập việc cải cách môi trường kinh doanh của Hàn Quốc, họ cải cách quy chế một cách thực chất, rà soát toàn hệ thống các quy định pháp luật, bãi bỏ những quy định không cần thiết; họ thành lập và giao cho một nhóm chuyên gia tư vấn, trợ giúp Chính phủ trong việc này. Ngoài ra cũng cần lưu ý, tinh thần của Nghị quyết 35 có 2 đối tượng bị tác động là Nhà nước và DN. Nếu DN không tự đổi mới sáng tạo mà chỉ dựa vào hỗ trợ của Nhà nước sẽ không tạo ra được thị trường. Do đó, bản thân DN phải tự chủ động sáng tạo và thay đổi. Xin cảm ơn ông! |