Theácsĩkhuyếncáonhữnglầmtưởngnguyhiểmvềhậket qua bong da dortmundo BS Trương Hữu Khanh, Cố vấn chuyên môn Khoa Nhiễm Khuẩn - thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM, xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi, khó thở, đau đầu…sau khi khỏi Covid-19, không phải đều là do hậu Covid-19. Chỉ một số người thực sự mắc di chứng sau khi khỏi bệnh, còn lại là dấu hiệu của các bệnh lý khác nhưng bị nhầm lẫn thành bất thường hậu Covid-19.
“Một số dấu hiệu không phải hậu Covid-19 mà là bệnh khác. Ví dụ có trường hợp trẻ sốt, người nhà đinh ninh là hậu Covid nhưng thực ra lại là sốt xuất huyết.
Người khó thở cũng bị suy luận là hậu Covid nhưng thực chất lại là hen suyễn. Có trường hợp ho nhiều, họ tưởng nhầm là di chứng của Covid nhưng đi khám mới phát hiện ra bị bệnh lao. Vì vậy chúng ta phải lưu ý, phòng trường hợp chỉ chăm chăm lo hậu Covid, bỏ sót các bệnh khác, làm bệnh nặng thêm”, bác sĩ Khanh nhấn mạnh.
F0 điều trị tại bệnh viện ở Hà Nội |
Theo bác sĩ Khanh, sau khi khỏi Covid-19, nếu xuất hiện các triệu chứng, người bệnh nên đi khám để có kết luận chính xác, phòng việc bị nhầm lẫn triệu chứng giữa các bệnh.
Ngoài ra, có trường hợp bệnh nhân quá lo lắng, đọc nhiều thông tin tiêu cực về hậu Covid dẫn đến những ảnh hưởng về tâm lý. Bác sĩ Khanh thông tin, nhiều người quá hoảng sợ bị tổn thương xơ phổi sau Covid nên dù không gặp vấn đề khó thở hay các dấu hiệu bất thường khác vẫn đua nhau đi chụp chụp X-quang phổi. Trong khi bản thân sức khỏe bình thường, không có các dấu hiệu tức ngực, khó thở… kéo dài.
Theo bác sĩ, các F0 bị xơ phổi sau Covid đều thuộc nhóm bệnh nhân nặng bị tổn thương phổi, phải thở oxy dòng cao, thở máy trong giai đoạn cấp tính điều trị Covid-19, số ít bệnh nhân nhẹ gặp di chứng Covid-19 kéo dài.
Bác sĩ Khanh cũng khuyến cáo, nhóm cần phải đi khám hậu Covid-19 sớm là những người mắc bệnh nặng từng phải điều trị trong phòng hồi sức, người đã âm tính với SARS-CoV-2 nhưng phải chuyển sang khu phục hồi chức năng điều trị tiếp. Đây là những trường hợp hậu nhiễm trùng nặng, người thở máy nhiều dẫn tới chi cứng, teo cơ phải tập thở, tập phục hồi chức năng.
“Các di chứng hậu Covid đa phần xảy ra với F0 nặng phải nằm ICU, người có bệnh nền mạn tính như suy thận, tăng huyết áp, tiểu đường. Họ dễ mắc các di chứng kéo dài sau khỏi Covid-19. Các di chứng ở nhóm này nặng và kéo dài, ảnh hưởng đồng loạt nhiều bộ phận cơ thể”, bác sĩ nhấn mạnh.
Cũng theo bác sĩ Khanh, hậu Covid có thể phòng ngừa được. Theo đó với trường hợp F0 đã khỏi bệnh. Khi tái khám các bác sĩ sẽ xét nghiệm chẩn đoán thêm tình trạng tăng đông máu để có biện pháp xử trí kịp thời hoặc lên phương án phòng ngừa. Nếu có nguy cơ, dấu hiệu tăng đông, bác sĩ sẽ kê thuốc chống đông 5-10 ngày, về nhà người bệnh uống thuốc trong một tháng.
“Tất cả những triệu chứng khác không thể ngừa được, chỉ có thể tiêm vắc xin Covid-19 để phòng ngừa nhiễm bệnh”, bác sĩ nhấn mạnh.
Với người không có triệu chứng hoặc vẫn sinh hoạt, làm việc bình thường sau khỏi bệnh không cần đi khám hậu Covid. Theo bác sĩ, sau một trận ốm hoặc hậu sinh đẻ thì xuất hiện tình trạng mệt mỏi kéo dài, ho, sốt, đau nhức người, rụng tóc... rất thường gặp, không nghiêm trọng.
Đối với các triệu chứng nặng thở, đau nhức tay chân, nặng tim, hồi hộp đánh trống ngực, BS Khanh cho rằng chỉ có thể tập vật lý trị liệu và tập thở. Những người bị xơ phổi nhẹ cũng tương tự. Những người bị rụng tóc có thể bổ sung kẽm, vitamin nhóm B. Với triệu chứng bị mất khứu giác sau Covid, người bệnh có thể tập luyện bằng cách luyện tập, ngửi các mùi đặc trưng như vỏ chanh, cam, tinh dầu… nhằm lấy lại khứu giác. Tuy nhiên việc lấy lại khứu giác của mỗi người là khác nhau vì vậy cần kiên trì, không nóng vội.
Với người bệnh nếu thở nặng nhọc, đau nhức tay chân, rụng tóc, hồi hộp, đánh trống ngực... có thể tự điều trị bằng các bài tập vật lý trị liệu và tập thở tại nhà. Đồng thời, dinh dưỡng cũng là vấn đề cần chú trọng để hồi phục sức khỏe sau khi mắc Covid.
Bác sĩ đưa ra lời khuyên người dân hãy đi khám hậu Covid-19 khi đã khỏi bệnh và phải có triệu chứng. Người dân cũng nên khám sức khỏe tổng quát định kỳ 6 tháng/lần dù không bị hậu Covid-19.
Ngọc Trang
Khi trẻ mắc Covid-19, gia đình cần báo với y tế địa phương, kết nối với bác sĩ hỗ trợ F0. Phụ huynh cũng chuẩn bị phòng, người chăm sóc trẻ, thuốc và các vật dụng.