【bxh vdqg nga】Thông tư “làm khó” doanh nghiệp

Cúp C1 2025-01-10 14:27:20 72636

thong tu lam kho doanh nghiep

Một số quy định tại Thông tư 55 đang làm khó DN (ảnh minh họa)

Chưa bao quát hết tình huống

Từ khi Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT có hiệu lực,ôngtưlàmkhódoanhnghiệbxh vdqg nga nhiều DN thủy sản đã lên tiếng kiến nghị về những vướng mắc đi kèm khi thực hiện XK thủy sản. Trường hợp của Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại An Khôi (trụ sở tại TP.HCM) là một ví dụ. DN này đang gặp khó khăn do “tình huống” của DN không có trong Thông tư 55.

Theo phản ánh của bà Đỗ Thị Thu Hằng, Phó Giám đốc Công ty An Khôi, hiện DN không làm được thủ tục hải quan để XK mặt hàng thủy sản tươi sống. Nguyên nhân là do DN không có tên trong Danh sách các cơ sở được công nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) theo quy định của Việt Nam hoặc Danh sách các cơ sở được phép chế biến thủy sản XK vào thị trường tương ứng có yêu cầu kiểm tra chứng nhận chất lượng, ATTP thủy sản bởi NAFIQAD (quy định tại Khoản 1 Điều 41 Luật ATTP và Khoản 1 Điều 22 Thông tư 55).

Bà Hằng cho biết, cơ sở chế biến, đóng gói mà DN đặt gia công chỉ đáp ứng đủ một trong hai điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 41 Luật ATTP và Khoản 1 Điều 22 Thông tư 55.

Với những khó khăn đặt ra từ quy định mới tại Thông tư 55, Công ty An Khôi đã có văn bản gửi Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và Cục Hải quan TP.HCM. Ngày 11-11, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản có công văn 2153/QLCL-CL1 gửi Cục Hải quan TP.HCM về việc phối hợp kiểm soát thủy sản XK thì chỉ giải tỏa cho lô hàng nào mua của cơ sở chế biến.

Theo Công văn 2153, lô hàng thủy sản XK phải được sản xuất từ cơ sở có tên trong Danh sách các cơ sở được công nhận đủ điều kiện đảm bảo ATTP theo quy định của Việt Nam. Để đảm bảo rằng lô hàng thủy sản XK được sản xuất từ các cơ sở sản xuất có tên trong danh sách nêu trên, cơ quan Hải quan căn cứ theo: Hợp đồng hoặc văn bản về XK ủy thác hoặc hợp đồng mua bán giữa DN XK và cơ sở sản xuất lô hàng thủy sản.

Tuy nhiên, theo phản ánh của bà Hằng, trong quá trình hoạt động của DN, giữa DN và cơ sở sản xuất chỉ có hợp đồng gia công. Do đó, bà Hằng kiến nghị Công văn 2153 cần bổ sung thêm hợp đồng gia công nhằm xác định lô hàng thủy sản XK sản xuất từ các cơ sở sản xuất đáp ứng các yêu cầu ATTP.

Không chỉ DN An Khôi vướng ở việc quy định “thiếu” hợp đồng gia công mà số lượng DN XK thủy sản có thực tiễn hoạt động tương tự như An Khôi khá nhiều, hiện cũng đang gặp những khó khăn.

Tăng chi phí

Ngày 17-11, DN tư nhân Hồng Ngọc (Phú Yên) có công văn số 36/HN-11 gửi Tổng cục Hải quan phản ánh về Thông tư 55 yêu cầu DN phải xuất trình được hợp đồng mua với các cơ sở có trong danh sách đủ điều kiện bảo đảm ATTP theo quy định Việt Nam. Tuy nhiên, những cơ sở có tên trong danh sách lại không đáp ứng các yêu cầu XK của Hồng Ngọc. DN Hồng Ngọc XK cá ngừ theo đơn đặt hàng của DN tại Nhật, Mỹ.

Ngoài tình huống như của DN An Khôi, nhiều DN XK còn gặp những khó khăn khác về yêu cầu lấy mẫu kiểm tra kháng sinh cho lô hàng XK hay việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm…

Theo bà Nguyễn Phi Anh, Phó Giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản và Thương mại Thuận Phước (Đà Nẵng), cùng với quy định lấy mẫu kiểm tra kháng sinh cho lô hàng XK được quy định tại Thông tư 55, theo Quyết định số 2654/QĐ-BNN-QLCL ngày 31-10-2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kể từ ngày 31-10-2011, các lô hàng tôm nuôi, cá tra, basa và các sản phẩm chế biến từ các loại thủy sản này XK vào Canada và Nhật Bản buộc phải lấy mẫu kiểm nghiệm về chỉ tiêu Enrofloxacin và Ciprofloxacin.

Như vậy, theo Thông tư 55 và Quyết định 2654, sản phẩm tôm sushi và vụn kizami nếu xếp chung một container sẽ phải lấy đến bốn mẫu kiểm tra chỉ tiêu Trifluralin, tám mẫu kiểm tra chỉ tiêu Enrofloxacin và Ciprofloxacin. Việc này làm tăng đáng kể chi phí cho DN.

Ngoài ra, Điều 27 Thông tư 55 quy định, mỗi lô hàng XK đăng ký kiểm tra có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, cơ quan kiểm tra thực hiện một lần cấp giấy chứng nhận, chứng thư. Giấy chứng nhận, chứng thư chỉ có giá trị đối với lô hàng được vận chuyển, bảo quản trong điều kiện không làm thay đổi nội dung đã được kiểm tra, chứng nhận về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Với quy định này, DN băn khoăn, không biết chi phí kiểm tra của DN sẽ bị “đội” lên bao nhiều nữa.

Với những thực tế phát sinh sau khi Thông tư 55 có hiệu lực, các DN kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần sửa đổi, bổ sung để Thông tư thực sự đi vào cuộc sống.

Để làm được thủ tục XK cho lô hàng của DN, Công ty An Khôi đã phải bán hàng cho cơ sở chế biến để họ đứng tên XK cho khách hàng. Như vậy về lâu dài thì có thể DN sẽ mất dần khách hàng. Trong khi đó, An Khôi đã được Cục Quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) sang trực tiếp kiểm tra về xuất xứ nguồn gốc, môi trường sống của cua biển và chấp nhận cho DN XK cua biển sống vào thị trường Mỹ.

Huệ Linh

本文地址:http://game.marimbapop.com/news/564a297092.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Siêu máy tính dự đoán Brisbane Roar vs Newcastle Jets, 16h00 ngày 7/1

Thủ tướng hoan nghênh Tập đoàn Equinor đầu tư điện gió ngoài khơi ở Việt Nam

Đã ban hành quyết định giải quyết tố cáo

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chuỗi sự kiện dầu khí và điện gió ngoài khơi

Bí thư Lào Cai chỉ đạo khắc phục vụ vỡ cống tràn xả thải

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt, tặng quà đối tượng chính sách tại Đồng Tháp

Lãnh 7 tháng tù vì ghi số đề

Đại biểu Quốc hội đề nghị xử phạt đơn vị sử dụng nếu không đóng đủ bảo hiểm cho người lao động

友情链接