您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【soi kèo real sociedad vs cadiz】Sát cánh cùng các tổ chức tín dụng, bảo vệ quyền lợi người gửi tiền 正文

【soi kèo real sociedad vs cadiz】Sát cánh cùng các tổ chức tín dụng, bảo vệ quyền lợi người gửi tiền

时间:2025-01-11 20:56:14 来源:网络整理 编辑:Cúp C2

核心提示

Bảo hiểm tiền gửi bảo vệ quyền lợi người gửi tiền.Nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập Bảo hiểm tiền gử soi kèo real sociedad vs cadiz

t

Bảo hiểm tiền gửi bảo vệ quyền lợi người gửi tiền.

Nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (9/11/1999 – 9/11/2019),átcánhcùngcáctổchứctíndụngbảovệquyềnlợingườigửitiềsoi kèo real sociedad vs cadiz phóng viên TBTCVN đã ghi lại nhiều ý kiến tâm huyết, những mong muốn, kỳ vọng về chính sách BHTG cũng như việc thực thi chính sách nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ người gửi tiền, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD). Dưới đây là ý kiến của các chuyên gia, các tổ chức tín dụng nói về chính sách BHTG.

Củng cố niềm tin của người gửi tiền, gìn giữ an toàn hệ thống các TCTD

TS. Võ Trí Thành(Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia
Nguyên Phó Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương):
Bảo hiểm tiền gửi(BHTG) có ý nghĩa hết sức quan trọng. Hệ thống ngân hàng hoạt động không thể thiếu tiền gửi của cá nhân, tổ chức. Tiền gửi chính là yếu tố quan trọng đảm bảo sự hoạt động an toàn, lành mạnh và hiệu quả của hoạt động ngân hàng. Do đó, việc đảm bảo cho tiền gửi là nhằm tạo thêm lòng tin cho người gửi tiền vào hệ thống ngân hàng.

TS. Cấn Văn Lực(Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia
Chuyên gia Kinh tế trưởng – Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV):
BHTG là một trong những mắt xích trọng yếu của mạng an toàn tài chính quốc gia, gồm bốn thành tố chính: các chính sách, quy trình; Ngân hàng Trung ương với vai trò là người cho vay cuối cùng; tiến trình tái cơ cấu có sự hậu thuẫn của Nhà nước; và cuối cùng là chính sách BHTG, đặc biệt trong trường hợp tổ chức tín dụng mất khả năng thanh toán.
Ngoài ra, BHTGVN còn có vai trò nữa là tham gia quá trình giám sát đối với các TCTD, qua đó cảnh báo rủi ro.

Ông Nguyễn Tuấn Dũng - Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh An Giang:Tôi đánh giá cao hiệu quả của chính sách BHTG trong việc nâng cao niềm tin của người dân vùng nông thôn đối với hoạt động ngân hàng, đặc biệt là hoạt động của QTDND, từ đó thu hút nguồn vốn nhàn rỗi tại chỗ cho tín dụng phát triển kinh tế nông thôn.
Chính sách BHTG có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ người gửi tiền và góp phần đảm bảo an toàn hoạt động của các TCTD, đặc biệt là đối với QTDND - loại hình tín dụng hợp tác có quy mô và tiềm lực nhỏ luôn chịu nhiều rủi ro, thách thức.

Ông Lê Công Thành – Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh Bến Tre:Chính sách BHTG có vai trò rất quan trọng đối với sự ổn định và phát triển an toàn của các QTDND nói riêng và hệ thống các TCTD nói chung. Đối với Bến Tre cũng như các địa phương khác, chính sách BHTG góp phần gia tăng uy tín của QTDND, giúp bà con yên tâm gửi tiền vào QTDND thông qua Chứng nhận tham gia BHTG - thể hiện cam kết bảo vệ người gửi tiền của Chính phủ, NHNN, BHTGVN.

Ông Nguyễn Đức Thuận, Chủ tịch HĐQT QTDND Thanh Xuân (TP. Hà Nội):Việc tuyên truyền chính sách BHTG tới người gửi tiền giúp củng cố niềm tin của công chúng, thúc đẩy sự phát triển các QTDND, góp phần khơi thông dòng vốn phát triển kinh tế địa phương, đóng góp quan trọng trong thực hiện chính sách nông nghiệp, nông thôn.

Ông Nguyễn Hữu Cường, Chủ tịch HĐQT QTDND Phú Thứ (Kinh Môn, Hải Dương:BHTGVN ra đời có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của hệ thống QTDND nói chung và QTDND Phú Thứ nói riêng. Chính sách BHTG giúp người dân giảm bớt tâm lý e ngại khi gửi những khoản tiết kiệm mồ hôi công sức của mình vào QTDND vì đã có BHTGVN bảo vệ cũng như sẵn sàng chi trả tiền bảo hiểm nếu có đổ vỡ; đồng thời tránh xa nguy cơ tham gia tín dụng “đen” tại địa phương.

Bà Nguyễn Thị Hải Vân, Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh Hải Dương:BHTGVN tham gia vào tất cả các khâu trong quá trình hoạt động của các TCTD thông qua các nghiệp vụ, qua đó góp phần bảo vệ tốt quyền lợi người gửi tiền và duy trì an toàn, lành mạnh hoạt động ngân hàng.
Tại Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 12/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giải pháp nhằm đảm bảo an toàn hoạt động, củng cố vững chắc hệ thống QTDND, vai trò của BHTGVN ngày càng được khẳng định trong giám sát, kiểm tra và tham gia xử lý TCTD yếu kém.

Những kỳ vọng đối với chính sách BHTG

TS. Nguyễn Thị Mùi(Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia):Vị trí của BHTGVN trong mạng an toàn tài chính quốc gia rất cần đặt đúng tầm để phát huy tối đa vai trò, qua đó đóng góp cho hệ thống ngân hàng phát triển an toàn, lành mạnh.
Nhân dịp BHTGVN kỷ niệm 20 năm thành lập, tôi mong BHTGVN trong thời gian tới sẽ phát huy tốt hơn nữa vai trò, khẳng định hơn nữa vị thế, hỗ trợ tích cực cho các TCTD, tạo niềm tin và uy tín của người dân đối với hệ thống các TCTD bởi luôn luôn có BHTGVN gián tiếp và trực tiếp đứng ra bảo vệ cho khoản tiền gửi của dân.

TS. Võ Trí Thành(Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia
Nguyên Phó Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương):
Tôi cho rằng, trong thời gian tới, BHTGVN nên quan tâm tiếp tục đẩy mạnh truyền thông, xây dựng và phát triển lòng tin của người gửi tiền.
Năng lực của BHTGVN cũng rất quan trọng, bao gồm cả năng lực về con người và năng lực về tài chính. BHTGVN cần không ngừng phát triển năng lực của mình để có thể đáp ứng tốt hơn nữa những vai trò, nhiệm vụ của tổ chức trong tương lai.

TS. Cấn Văn Lực(Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia
Chuyên gia Kinh tế trưởng – Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV): Tôi cho rằng, hạn mức BHTG hiện tại còn thấp so với thông lệ quốc tế. Đã đến lúc chúng ta cần cân nhắc nâng hạn mức này lên ở một chừng mực nhất định.
Trong thời gian tới, tôi đề nghị cần sớm hoàn thiện, nâng cao thể chế hoạt động đối với hệ thống ngân hàng nói chung, trong đó có BHTG. Bên cạnh đó, cần nâng cao vị thế của BHTGVN như một mắt xích quan trọng trong mạng lưới an toàn tài chính quốc gia. Cuối cùng, cần gia tăng năng lực của bản thân BHTGVN về tài chính, về nguồn nhân lực và công nghệ thông tin.

Ông Hồ Chu Vân - Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận:Trong thời gian tới tiếp tục có sự phối hợp chặt chẽ giữa BHTGVN nói chung và Chi nhánh BHTGVN nói riêng với Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận, sự đồng hành của BHTGVN với các TCTD, đặc biệt là vai trò quan trọng trong việc ổn định tâm lý người gửi tiền và nâng cao niềm tin công chúng vào hệ thống ngân hàng.

Ông Lê Công Thành – Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh Bến Tre:Hạn mức BHTG theo quy định hiện hành là 75 triệu đồng đã bảo vệ được đa số người gửi tiền. Tuy nhiên, cần nghiên cứu để có lộ trình tăng hạn mức BHTG phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, thu nhập bình quân của người dân cũng như tốc độ tăng của quy mô tiền gửi tiết kiệm.

Ông Nguyễn Tuấn Dũng - Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh An Giang:Đề nghị BHTGVN tiếp tục tăng cường phổ biến kiến thức về BHTG đến bà con vùng nông thôn, tạo thuận lợi cho hoạt động huy động vốn; hỗ trợ các QTDND nâng cao kỹ năng quản lý điều hành, chuyên môn nghiệp vụ và hiện đại hóa công nghệ thông qua việc tổ chức tập huấn, đào tạo, hội nghị, hội thảo; đồng thời làm cầu nối tổ chức các sự kiện giao lưu trao đổi thông tin, kinh nghiệm giữa các QTDND trên địa bàn và trong khu vực.

Ông Nguyễn Đức Hiến - Chủ tịch HĐQT QTDND Sao Đỏ (Chí Linh, Hải Dương):QTDND hoạt động vì mục tiêu tương trợ cộng đồng, ngoài thuế thu nhập doanh nghiệp, QTDND còn phải nộp thêm nhiều loại phí khác. Do đó, đề nghị BHTGVN xem xét đề xuất với cơ quan chức năng áp dụng cách tính phí BHTG theo mức độ rủi ro, quỹ nào hoạt động an toàn được áp dụng phí BHTG thấp và ngược lại.
Về hạn mức trả tiền bảo hiểm, theo tôi, cần có lộ trình tăng hạn mức BHTG hoặc bảo hiểm 100% số tiền gửi (nếu xảy ra rủi ro)./.

PV