Kiểm soát chặt chẽ,ảnlýnợcôngtheohướngchủđộngcảicáchvàđónđầkq bd dan mach giảm dần chỉ tiêu nợ công
Báo cáo tại hội nghị cho thấy, năm 2019 là năm đầu tiên Cục QLN&TCĐN thực hiện chức năng và nhiệm vụ theo cơ cấu tổ chức mới. Đây là bước thay đổi lớn trong cơ chế vận hành của đơn vị nhằm tối ưu và hoàn thiện hơn vai trò của cơ quan giúp Bộ trong việc quản lý nguồn vốn vay, vốn viện trợ và tài chính đối ngoại.
Theo ông Hoàng Hải – Phó Cục trưởng Cục QLN&TCĐN, đơn vị đã cụ thể hóa các định hướng nhiệm vụ trọng tâm thành nhiệm vụ cụ thể, từ đó ban hành chương trình công tác năm 2019 với 402 đầu việc trên toàn bộ các mặt công tác, gắn với từng đơn vị, cá nhân với tiến độ và kết quả hoàn thành cụ thể.
Năm 2019 cũng là năm các cải cách lớn của Cục QLN&TCĐN được thực hiện, bao gồm: chương trình cải cách với Ngân hàng Thế giới (WB), chủ động xây dựng chương trình đào tạo với các đối tác như IMF, WB, ADB, cải cách mạnh mẽ về ứng dụng công nghệ thông tin,...
Trong năm 2019, Cục QLN&TCĐN tiếp tục tổ chức triển khai Luật Quản lý nợ công năm 2017 đi vào cuộc sống, như hoàn thiện khuôn khổ pháp lý hướng dẫn luật; triển khai công tác kế toán nợ nước ngoài của Chính phủ; thực hiện tốt vai trò quản lý tài chính đối với các khoản vay; tiếp tục công tác bàn giao chức năng nhiệm vụ từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước; xây dựng giáo trình và cẩm nang về quản lý nợ công...
Tại hội nghị, ông Hoàng Hải cũng cho biết, ngay từ đầu năm 2019, lãnh đạo Cục QLN&TCĐN đã coi việc xây dựng các công cụ quản lý nợ chủ động có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng, qua đó cải thiện công tác quản lý nợ theo hướng chủ động cải cách và đón đầu.
Cũng trong năm 2019, Cục QLN&TCĐN đã chủ trì đàm phán 35 hiệp định khung và hiêp định vay cụ thể, thực hiện ký kết 10 hiệp định (trong đó 2 hiệp định khung, 8 hiệp định vay) với tổng trị giá là 653,8 triệu USD.
Ông Hoàng Hải thông tin, lũy kế từ đầu năm đến ngày 20/11/2019, giải ngân nguồn vốn vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài khoảng 1,669 tỷ USD, tương đương khoảng 38.641 tỷ đồng (trong đó cấp phát khoảng 1,160 tỷ USD, vốn vay về cho vay lại khoảng 509 triệu USD).
Công tác trả nợ nước ngoài được Cục QLN&TCĐN thực hiện kịp thời, đầy đủ và trong phạm vi dự toán được duyệt. Lũy kế đến thời điểm báo cáo (đến ngày 10/12/2019), trả nợ nước ngoài của Chính phủ khoảng 49.179 tỷ đồng (trong đó nghĩa vụ trả nợ cấp phát khoảng 29.103 tỷ đồng, cho vay lại khoảng 20.076 tỷ đồng) đạt khoảng 94,5% kế hoạch trả nợ trong năm 2019.
Cục đã chỉ đạo thực hiện tốt việc tập trung nguồn thu của Quỹ Tích lũy trả nợ bảo đảm thực hiện trả nợ nước ngoài đối với các khoản vay về cho vay lại và trả thay các dự án được Chính phủ bảo lãnh gặp khó khăn trong trả nợ. Các khoản chi từ Quỹ Tích lũy trả nợ để hoàn trả ngân sách nhà nước (NSNN), ứng vốn trả nợ thay luôn được thực hiện một cách chặt chẽ, đúng quy định hiện hành, vừa đảm bảo kịp thời hỗ trợ cho người được bảo lãnh, đồng thời không làm ảnh hưởng đến uy tín của Chính phủ Việt Nam với các nhà tài trợ. Việc quản lý, sử dụng Quỹ Tích lũy trả nợ được thực hiện công khai, minh bạch, công tác kế toán, lập báo cáo quỹ, các nghiệp vụ phát sinh của quỹ đã được phản ánh đầy đủ, kịp thời và lập báo cáo đầy đủ theo quy định.
Công tác bảo lãnh được tiếp tục siết chặt theo đúng chủ trương của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 07-NQ/TW là “hạn chế tối đa cấp bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay mới”. Dự kiến đến 31/12/2019, dư nợ các khoản bảo lãnh vay vốn trong nước là 17.897 tỷ đồng (không bao gồm SBIC và các ngân hàng chính sách). Trong năm 2019 không phát sinh hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh mới. Tổng rút vốn dự kiến trong năm 2019 là 67 tỷ đồng, trả gốc là 6.610,69 tỷ đồng và trả lãi là 2.074 tỷ đồng.
Tổng trị giá đã thực hiện xác nhận viện trợ 155 triệu USD; trong đó giá trị viện trợ thực hiện hạch toán NSNN là 150 triệu USD. Ngoài viện trợ theo hình thức ghi thu ghi chi, viện trợ hỗ trợ trực tiếp về ngân sách trong kỳ là 1,4 triệu USD từ nguồn Chính phủ Canada.
Toàn cảnh hội nghị tổng kết của Cục QLN&TCĐN diễn ra vào chiều ngày 18/12/2019. Ảnh: Đức Minh Chỉ số nợ công năm 2019 tiếp tục giảm
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thứ trưởng Trần Xuân Hà đã biểu dương kết quả, thành tích của Cục QLN&TCĐN đạt được trong năm 2019, đồng thời mong muốn Cục QLN&TCĐN tiếp tục phát huy tinh thần này cho năm 2020 và những năm tiếp theo.
Theo Thứ trưởng Trần Xuân Hà, năm 2019, Cục QLN&TCĐN đã rất tích cực phối hợp với các bộ, ngành để hoàn thiện cơ chế chính sách về quản lý nợ công, đặc biệt là tham gia với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc sửa đổi, bổ sung các nghị định liên quan tới cơ chế quản lý vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài.
Cục QLN&TCĐN đã sơ kết 1 năm tình hình thực hiện Luật Quản lý nợ công sửa đổi, báo cáo với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 18 về tăng cường quản lý vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài, với những giải pháp, nội dung rất quan trọng. Đây là nền tảng để Bộ Tài chính tham mưu, giúp Chính phủ và cùng các bộ, ngành triển khai công tác quản lý nợ trong thời gian tới cho tốt và hiệu quả, Thứ trưởng biểu dương.
Theo Thứ trưởng Trần Xuân Hà, Cục QLN&TCĐN đã rất tích cực tham mưu cho lãnh đạo Bộ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lý nợ công bền vững theo đúng tinh thần Nghị quyết số 07/NQ-TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 25 của Chính phủ và các chương trình, hành động của Chính phủ, từ chương trình quản lý nợ trung hạn, chương trình vay và trả nợ hàng năm, xây dựng hạn mức bảo lãnh của Chính phủ, vay về cho vay lại,... đồng thời trên cơ sở quyết định của các cấp có thẩm quyền, đơn vị đã bám vào những nội dung và giải pháp đó để thực hiện theo đúng kế hoạch.
"Rất mừng các chỉ tiêu nợ công, nợ chính phủ trong năm 2018 đã giảm một bước, năm 2019 lại giảm một bước nữa, từ đó tạo ra sự bền vững trong hệ thống tài chính. Đây là điểm sáng trong hệ thống tài chính của ngành Tài chính nói riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung trong năm 2019" - Thứ trưởng nhấn mạnh.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Trần Xuân Hà cũng lưu ý Cục QLN&TCĐN về một số vấn đề như: xem xét thủ tục hành chính liên quan tới tỷ lệ giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài; hay đánh giá, rà soát rủi ro tiềm ẩn đối với các nghĩa vụ nợ dự phòng; cần tiếp tục nghiên cứu để xây dựng đề án ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác quản lý nợ thời gian tới.
Thứ trưởng Trần Xuân Hà đồng tình với chương trình công tác năm 2020 do Cục QLN&TCĐN đề ra và nêu một số nhiệm vụ mà đơn vị cần quan tâm thêm: Cần xây dựng chương trình quản lý nợ giai đoạn 2021 - 2026, tầm nhìn tới năm 2030, dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 2 của năm 2020. Đồng thời, tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ quản lý nợ của năm 2020, từ việc đàm phán, ký kết, giải ngân, cấp phát vốn, vay về cho vay lại, bảo lãnh chính phủ, đánh giá rủi ro; xem xét để có giải pháp khắc phục khó khăn, tồn tại của năm 2019 như giải ngân, bố trí nguồn lực nợ Chính phủ để thanh toán nợ trực tiếp, nợ dự phòng.../.
Đức Minh
顶: 7踩: 9
【kq bd dan mach】Quản lý nợ công theo hướng chủ động cải cách và đón đầu
人参与 | 时间:2025-01-25 20:05:46
相关文章
- Ngày 5/1: Giá thép trong nước ổn định, sàn giao dịch giảm
- Samsung muốn làm điện thoại gập siêu mỏng chỉ 7 mm
- Yêu cầu Youtube đảm bảo quyền lợi nội dung số cho doanh nghiệp Việt Nam
- Cách gửi tin nhắn link web kèm trích dẫn trên iPhone
- Người Việt chi gần 6.400 nghìn tỷ đồng cho tiêu dùng trong năm 2024
- Mách bạn cách tắt tự lưu ảnh trên Zalo
- Sự cố 'màn hình xanh' làm khổ vô số nhân sự IT thế nào?
- Điện thoại bộ nhớ trong 128GB chứa được bao nhiêu ảnh và video?
- Tổng biên tập Nhà xuất bản Trẻ Nguyễn Thành Nam qua đời
- Mách bạn cách tắt tự lưu ảnh trên Zalo
评论专区