【soi kèo porto vs】Hà Nội: “Rộng cửa” bứt phá

  发布时间:2025-01-12 02:44:27   作者:玩站小弟   我要评论
Hà Nội có nhiều lợi thế để thúc đẩy phát triển kinh tế. Ảnh: S.T. Tăng trưởng 7,3%Nhìn lại “bức tra soi kèo porto vs。

ha noi rong cua but pha

Hà Nội có nhiều lợi thế để thúc đẩy phát triển kinh tế. Ảnh: S.T.

Tăng trưởng 7,àNộiRộngcửabứtphásoi kèo porto vs3%

Nhìn lại “bức tranh” kinh tế, xã hội của Hà Nội năm nay, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Hà Nội Nguyễn Văn Sửu đánh giá, thành phố đã đạt được kết quả khá toàn diện. Đặc biệt, về mặt kinh tế, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 8,5%, đạt kế hoạch đề ra (theo cách tính mới của Trung ương là 7,3%), trong đó các ngành đều phát triển. Cụ thể như, giá trị gia tăng ngành công nghiệp ước tăng 7,3%. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 7%. Các ngành dịch vụ duy trì phát triển khá với tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán ra và doanh thu dịch vụ ước tăng 10,3%. Đáng chú ý, kim ngạch XK trên địa bàn Hà Nội trong năm 2017 ước đạt 11,542 tỷ USD, tăng 8%, trong khi kế hoạch đặt ra chỉ là tăng 4-5%...

Năm 2017, dù thời tiết diễn biến khá bất lợi, song sản xuất nông nghiệp của Hà Nội tiếp tục phát triển. Hiện, Hà Nội đã hình thành được 46 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt 25%.

Nói về kinh tế Thủ đô năm 2017, sẽ là thiếu sót nếu không đề cập tới việc môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện rõ rệt. Theo ông Nguyễn Văn Sửu, năm qua, Hà Nội đã thực hiện đồng bộ các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Một số đơn vị như Cục Thuế, Cục Hải quan, Sở Tư pháp, Sở Kế hoạch và Đầu tư..., UBND các quận, huyện đã tổ chức các hội nghị chuyên đề đối thoại với DN nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Một trong những “trái ngọt” dễ thấy từ việc cải thiện nêu trên chính là số DN tại Hà Nội không ngừng tăng. Trong năm 2017, 25.160 DN được thành lập mới, tăng 11% so với năm trước, nâng tổng số DN trên địa bàn Hà Nội lên con số 231.922 nghìn DN. Bên cạnh đó, thành phố cũng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký kinh doanh, kê khai thuế, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho DN trong lĩnh vực này. Kết quả nổi bật là, tỷ lệ đăng ký kinh doanh qua mạng hiện nay đạt xấp xỉ 100% và tỷ lệ DN kê khai thuế điện tử đạt trên 98%.

Một điểm sáng nữa trong “bức tranh” kinh tế Hà Nội năm 2017 thể hiện ở thu hút nguồn vốn đầu tư. Dự kiến cả năm, Hà Nội chấp thuận 160 dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách với vốn đăng ký khoảng 110.000 tỷ đồng, vốn đầu tư FDI đạt 3,356 tỷ USD, đồng thời đã tiếp nhận 128 dự án đầu tư theo hình thức Hợp tác công tư. Vốn đầu tư xã hội ước thực hiện trong năm 2017 của Hà Nội là 308.500 tỷ đồng, tăng 11% so năm 2016.

“Kết quả phát triển của Hà Nội phù hợp với kết quả phát triển chung, tiếp tục phát huy vai trò là một đầu tầu kinh tế của cả nước. Có được điều này là nhờ sự chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự vào cuộc của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị, xã hội trong công tác tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận, sự cố gắng của DN cũng như toàn thể nhân dân”, ông Sửu nhấn mạnh.

Nhìn nhận về tăng trưởng kinh tế của Hà Nội trong năm nay, một số chuyên gia cho rằng, mấu chốt giúp kinh tế thành phố tăng trưởng cao là nhờ có nhiều lợi thế, điển hình là cơ cấu kinh tế hiện đại với tỷ lệ công nghiệp-dịch vụ chiếm tỷ trọng hơn 90% GDP. Tuy nhiên, thẳng thắn đánh giá, dù kinh tế Hà Nội có bước phát triển toàn diện, song chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, nhất là phát triển kinh tế tri thức cũng như ứng dụng công nghệ cao. Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế đạt được chưa thực sự ổn định, bền vững khi chất lượng tăng trưởng, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh còn thấp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội ngành còn chậm so với yêu cầu.

Cần tận dụng tốt lợi thế để bứt phá

Năm 2018, Hà Nội đặt ra các mục tiêu phấn đấu khá thận trọng, cân nhắc kỹ lưỡng. Cụ thể, mục tiêu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 7,3 - 7,8%, tương đương mức tăng trưởng năm 2017. Trong đó, thành phố phấn đấu lĩnh vực dịch vụ tăng 6,9 - 7,1%; công nghiệp - xây dựng tăng 8,2 - 8,6%; nông nghiệp tăng 2 - 2,5%... Tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn là 10,5 - 11% và tốc độ tăng trưởng kim ngạch XK đặt ra là 7,5 - 8%.

Các chuyên gia đánh giá, trong năm 2018, Hà Nội vẫn có khá nhiều lợi thế và cần tận dụng thật tốt các lợi thế này để thúc đẩy phát triển kinh tế nói chung, thậm chí tạo ra sự bứt phá. Theo Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế-xã hội Hà Nội Nguyễn Thanh Bình, thế mạnh của Hà Nội thể hiện ở các lĩnh vực như dịch vụ, du lịch, vận tải, thu hút đầu tư… Ngoài ra, Hà Nội còn là một trong những địa phương có phong trào khởi nghiệp đi đầu, tập trung công nghệ cao.

Xung quanh vấn đề này, chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành bày tỏ quan điểm, lợi thế là điều kiện quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của một địa phương. Trong trường hợp của Hà Nội, điều này thể hiện ở nhiều khía cạnh như, vị trí đầu mối trung chuyển hàng hóa của các tỉnh miền Bắc tạo điều kiện cho phát triển du lịch, thương mại, dịch vụ vận tải.... Bên cạnh đó, Hà Nội có thế mạnh phát triển công nghệ cao, những ngành nghề không sử dụng nhiều đất. Nói tới công nghệ cao, không chỉ là công nghệ tin học hay công nghệ điện tử mà còn nhiều lĩnh vực khác như: Sinh học, năng lượng, vật liệu… Ngoài ra, nguồn nhân lực dồi dào, quy mô lớn, chất lượng cao cũng là một trong những lợi thế đáng kể của Hà Nội cần được tận dụng tốt để bứt phá.

Theo UBND TP. Hà Nội, trong năm 2018, để hiện thực hóa các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế đề ra, thành phố sẽ triển khai nhiều giải pháp đồng bộ.

Cụ thể, TP. Hà Nội sẽ tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, chỉ số PCI, nhất là các chỉ số thành phần còn thấp, trọng tâm là trong các lĩnh vực: Quy hoạch, đầu tư, đất đai, xây dựng, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư; tiếp tục thực hiện tốt Chương trình kết nối ngân hàng -DN, kết nối cung-cầu, hỗ trợ giải quyết vốn cho sản xuất kinh doanh. Đồng thời, thành phố sẽ xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, xóa bỏ rào cản, phát triển mạnh DN theo Nghị quyết 35/NQ-CP của Chính phủ; thực hiện có hiệu quả các chính sách ưu đãi, nhất là về thuế, tín dụng, đất đai, nhân lực để hỗ trợ sản xuất kinh doanh, khuyến khích ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, khuyến nông, sản xuất chế biến tiêu thụ nông sản.

Ngoài ra, TP. Hà Nội sẽ tăng cường xúc tiến đầu tư, thực hiện các giải pháp huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển; rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thời gian và chi phí cho DN; tháo gỡ về thủ tục cho các nhà đầu tư; chú trọng các dự án lớn để tập trung hoàn thành thủ tục đẩy nhanh tiến độ cấp phép và triển khai thực hiện dự án.

TP. Hà Nội cũng định hướng sẽ thực hiện các giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế tri thức, ứng dụng công nghệ cao; chủ động tham gia và tận dụng thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để nâng cao năng suất lao động, phát triển các ngành công nghiệp mới có lợi thế; tiếp tục tái cơ cấu ngành công nghiệp, thúc đẩy đổi mới công nghệ; ưu tiên lựa chọn những công nghệ tiên tiến, hiện đại sử dụng ít quỹ đất nhưng mang lại giá trị cao nhất; thu hút đầu tư hạ tầng và lấp đầy các khu công nghệ cao, khu công nghiệp; phát triển công nghiệp hỗ trợ; khuyến khích cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh; đẩy nhanh thủ tục đầu tư, kêu gọi đầu tư xây dựng hạ tầng và phát triển các cụm công nghiệp có quy mô đủ lớn để giải quyết hiệu quả vấn đề môi trường và phát triển làng nghề...

相关文章

最新评论