【bảng xếp hạng man utd gặp bournemouth】Bảo hiểm nhân thọ: Đầu tư trở lại nền kinh tế hơn 100 nghìn tỷ đồng
Tăng đầu tư trở lại cho nền kinh tế 17,9%/năm
Mặc dù tình hình vĩ mô chưa thuận lợi cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tuy nhiên nhờ nỗ lực của cơ quan quản lý và của chính doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH), thị trường bảo hiểm nhân thọ giai đoạn 2011-2014 đã đạt mức tăng trưởng cao.
Cụ thể, trong giai đoạn từ 2011-2014, tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ tăng trưởng bình quân 21%/năm (tăng từ 15.993 tỷ đồng lên 28.400 tỷ đồng), cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của nước ta giai đoạn 2011-2014 (là 5,7%/năm).
Hoạt động khai thác mới đạt kết quả khả quan cả về số lượng và chất lượng, tốc độ tăng trưởng số lượng hợp đồng khai thác mới bình quân giai đoạn 2011-2014 đạt 11,4%/năm; tốc độ tăng trưởng doanh thu khai thác mới bình quân giai đoạn này đạt 24,8%/năm.
Thị trường bảo hiểm nhân thọ đã góp phần bổ sung nguồn vốn đầu tư dài hạn, ổn định cho nền kinh tế. Cụ thể, tổng số tiền đầu tư trở lại cho nền kinh tế tăng trưởng bình quân 17,9%/năm. Tính đến cuối năm 2014, tổng số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế của các DNBH nhân thọ là 103.679 tỷ đồng, trong đó hơn 64.000 tỷ đồng được đầu tư vào trái phiếu chính phủ.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn này thị trường bảo hiểm nhân thọ đã đóng góp 2.233 tỷ đồng tiền thuế thu nhập DN vào ngân sách nhà nước, góp phần ổn định các kế hoạch huy động nguồn thu, hỗ trợ đảm bảo cân đối ngân sách nhà nước; giải quyết nhu cầu việc làm cho hơn 300.000 lao động, có thu nhập ổn định; góp phần chăm sóc sức khỏe người dân thông qua việc triển khai các sản phẩm bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn; hỗ trợ thu nhập, đảm bảo cuộc sống cho người lao động khi về già thông qua các chương trình bảo hiểm hưu trí...
Phấn đấu 10% dân số được bảo hiểm
Để hoàn thành nhiệm vụ phát triển thị trường bảo hiểm 5 năm lần thứ nhất (2011-2015), trên cơ sở kết quả đạt được trong giai đoạn 2011-2014, một loạt các mục tiêu đã được cơ quan quản lý về bảo hiểm đề ra như: Tăng tỷ lệ tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ tương đương GDP ở mức 1% đến 1,1%; tổng nguồn vốn đầu tư trở lại nền kinh tế của thị trường nhân thọ tính đến hết năm 2015 tăng 2,1 lần so với năm 2010...
Tính chuyên nghiệp trong hoạt động khai thác bảo hiểm được nâng cao; phát triển nhiều kênh phân phối mới, tăng tỷ trọng khai thác từ các kênh phân phối khác từ 2% năm 2013 lên 10% năm 2015; phát triển các sản phẩm bảo hiểm mới mang tính đột phá, đáp ứng linh hoạt nhu cầu của người tham gia bảo hiểm; tăng từ 6% dân số được bảo hiểm lên 10% dân số được bảo hiểm (tương ứng với 9 triệu người được bảo hiểm)...
Để hoàn thành mục tiêu đề ra, lãnh đạo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính cho biết, Cục sẽ tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện khung pháp lý đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Theo đó, tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản phẩm bảo hiểm mới, kênh phân phối mới, khuyến khích DN đầu tư phát triển hệ thống công nghệ hiện đại để tiếp cận rộng hơn tới người dân; nắm sát tình hình hoạt động của DN, kịp thời hỗ trợ DN trong quá trình hoạt động, bảo đảm sự phát triển bền vững của thị trường...
Cục sẽ tăng cường hợp tác với các bộ, ngành có liên quan, hỗ trợ DN trong hoạt động phòng chống trục lợi bảo hiểm, đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá về ý nghĩa, vai trò của bảo hiểm, nâng cao ý thức tham gia bảo hiểm, bảo vệ tài chính cho cá nhân, gia đình.
Để hoàn thành mục tiêu đề ra, về phía các DNBH, Cục khuyến cáo, DNBH cần phát triển sản phẩm bảo hiểm theo hướng linh hoạt, đa dạng, phù hợp với mọi đối tượng, trên mọi địa bàn; nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ đại lý; đẩy mạnh công tác chăm sóc khách hàng, phát triển mở rộng mạng lưới kinh doanh tại các tỉnh thành phố trên cả nước...
Hợp tác với cơ quan quản lý, Hiệp hội Bảo hiểm và các DN khác trong việc quảng bá, nâng cao ý nghĩa, vai trò của bảo hiểm nhân thọ, chia sẻ thông tin về trục lợi bảo hiểm, tránh lôi kéo đại lý, khách hàng của DN khác, bảo đảm môi trường kinh doanh lành mạnh, hiệu quả..., nhằm hoàn thành mục tiêu đề ra./.
Bài và ảnh: Hồng Chi