【soi kèo strasbourg】Có sự chia sẻ của địa phương lớn, đất nước sẽ tăng trưởng bền vững
Điều chỉnh tỷ lệ điều tiết,ósựchiasẻcủađịaphươnglớnđấtnướcsẽtăngtrưởngbềnvữsoi kèo strasbourg cân đối sau mỗi thời kỳ ổn định
Theo Bộ trưởng, Luật Ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2015, ngân sách trung ương (NSTƯ) và ngân sách địa phương (NSĐP) được phân cấp các nguồn thu, gồm nguồn thu hưởng 100% của NSTƯ và NSĐP, và phân chia một số nguồn thu nhất định... Đồng thời, NSTƯ đảm bảo cho địa phương có nguồn lực đủ để thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội trên cơ sở định mức, tiêu chí, nguyên tắc phân bổ do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) quyết định. Căn cứ vào khả năng thu và nhu cầu chi NSĐP, theo định mức phân bổ do UBTVQH quyết định, địa phương có thể nhận bổ sung cân đối, tức là được NSTƯ bổ sung thêm cho NSĐP hoặc điều tiết một phần nguồn thu về NSTƯ. Tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia và số bổ sung cân đối cơ bản được giữ ổn định trong thời kỳ ổn định ngân sách (NS), như thời kỳ ổn định NS vừa qua là 2011 – 2016, giai đoạn tới là 2017 – 2020, Bộ trưởng Bộ Tài chính giải thích.
Luật NSNN qua các thời kỳ đều có quy định :”Sau mỗi thời kỳ ổn định NS, các địa phương phải tăng khả năng tự cân đối, phát triển NSĐP, thực hiện giảm dần tỷ lệ bổ sung cân đối từ NS cấp trên so với tổng chi NSĐP, hoặc tăng tỷ lệ % nộp về NS cấp trên đối với các khoản thu phân chia giữa các cấp NS, để tăng nguồn lực cho NS cấp trên thực hiện nhiệm vụ chi quốc gia và phát triển đồng đều giữa các địa phương.”
Với năm 2017, đây là năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, dự toán chi cân đối NSĐP được xác định theo nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi do UBTVQH quyết định mới đây, cũng là dịp để phân bổ, điều tiết lại nguồn lực, giải quyết những bất hợp lý phát sinh trong thời kỳ ổn định NS vừa qua.
Khoảng cách giữa địa phương trọng điểm và vùng “phên dậu” ngày càng tăng
Bộ trưởng cho biết, đất nước ta gồm 63 tỉnh thành phố có diện tích, dân số, đặc điểm địa lý, cơ sở hạ tầng khác nhau, nhất là khác biệt về khả năng phát triển kinh tế, kéo theo đó khả năng thu NS khác nhau. Thu NS của riêng Hà Nội và TP.HCM chiếm gần 50% tổng số thu cả nước. Nếu tính chung cả 16 địa phương trọng điểm thu thì số thu chiếm tới 80% tổng số thu NS cả nước. Trong khi đó, có những địa phương như Bắc Kạn, thu NS cả năm chưa được 600 tỷ đồng, chưa bằng bình quân số thu 1 ngày của TP.HCM.
Các địa phương trọng điểm kinh tế cũng là các địa phương có tốc độ tăng thu hàng năm khá cao, kết hợp việc ổn định tỷ lệ điều tiết trong 6 năm qua, nên số thu cân đối của NS các địa phương này cũng tăng tương ứng.
“Ví dụ như TP.HCM, năm 2011 thu cân đối, chi cân đối của địa phương là 29.500 tỷ, năm 2017 tăng gấp đôi lên tới 60.000 tỷ đồng. Quy mô thu cân đối NSĐP của một số địa phương trọng điểm năm 2016 gấp từ 1,6 đến 2 lần năm 2011, thậm chí gấp trên 3 lần như Bắc Ninh, Quảng Nam. Vì tỷ lệ ổn định nên số thu tăng lên thì phần ĐP được hưởng tăng lên”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nêu ví dụ.
Trong khi đó, phần lớn các địa phương nhận hỗ trợ từ NSTƯ là ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, và cũng phần lớn là các địa phương chịu trách nhiệm quản lý “phên dậu” của cả nước. Do điều kiện tự nhiên, tác động của biến đổi khí hậu, giá nông sản giảm, cộng với việc điều chỉnh chính sách thu như miễn giảm thuế với sản phẩm nông nghiệp nên số thu tăng chậm, thậm chí có địa phương ở một số khu vực Tây Nguyên như Đắc Lắc, Gia Lai, Tây Nam như An Giang, Cà Mau, số thu cân đối NSĐP được hưởng hầu như không tăng trong 6 năm vừa qua. Hay như tỉnh Bắc Kạn, dù số thu 6 năm tăng 1,7 lần, nhưng tính ra số tuyệt đối chỉ tăng 165 tỷ đồng. Tính chung cả nước, có 10 địa phương tương tự Bắc Kạn, số tăng thu trong 6 năm khoảng trên dưới 600 tỷ đồng, bình quân chỉ tăng 100 tỷ đồng/năm, nếu loại trừ 50% chi tạo nguồn cải cách tiền lương thì các địa phương này tăng chi rất nhỏ là 50 tỷ đồng /năm.
Do đó, dù coi việc khuyến khích phát triển các trọng điểm kinh tế như “nuôi con gà đẻ trứng vàng”, nhưng Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho rằng chúng ta phải có trách nhiệm với các địa phương khó khăn, không để khoảng cách phát triển giữa các địa phương doãng cách quá lớn, và thực tế khoảng cách này đang ngày càng tăng. Điều này sẽ được thực hiện thông qua cơ chế phân phối lại nguồn lực NSNN, tính lại tỷ lệ điều tiết, số bổ sung cân đối cho các địa phương.
“Hơn ai hết, chúng tôi hiểu rõ vấn đề này quan trọng thế nào với các địa phương nói chung, kể cả các địa phương nhận bổ sung và các địa phương có điều tiết về NSTƯ. Vì vậy, trong xây dựng dự toán, chúng tôi đã cố gắng xử lý tối đa vấn đề này, xây dựng phương án để tạo sự công bằng nhất với các địa phương”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Nhiều chính sách ưu tiên cho những "con gà đẻ trứng vàng"
Cụ thể, đối với định mức phân bổ chi thường xuyên, đã ưu tiên cao nhất như định mức phân bổ chi theo tiêu chí dân số tăng từ 30% đến 70% so với các địa phương khác. Ngoài ra, riêng Hà Nội và TP.HCM, là đô thị đặc biệt còn được phân bổ tăng thêm 70% định mức chi hoạt động kinh tế để xử lý các vấn đề về môi trường, đô thị…
Để tránh ảnh hưởng đến nguồn lực đảm bảo các nhiệm vụ kinh tế xã hội của các địa phương này, nên dù nguồn lực có hạn nhưng trong dự toán 2017, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, trình Quốc hội dành một khoản 14.450 tỷ đồng để xử lý hỗ trợ thêm cho các địa phương này.
“Trong quá trình xây dựng dự toán, cũng có ý kiến đề nghị cắt toàn bộ hoặc khoảng ½ số kinh phí này để tăng chi đầu tư của NSTƯ, nhưng chúng tôi kiên quyết bảo vệ số kinh phí này để hỗ trợ xử lý điều tiết”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết thêm.
Sau khi hỗ trợ từ khoản chi này, giai đoạn 2017 - 2020, có 16 địa phương điều tiết về NSTƯ, tăng 3 địa phương so với giai đoạn 2011 – 2016. (là Hải Dương 98%, Hưng Yên 93% và Quảng Nam 90%).
Đối với TP.HCM, dự toán thu nội địa trên địa bàn TP.HCM năm 2017 trình Quốc hội, không kể tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết và lợi nhuận còn lại, thì tăng khoảng 20% so ước thực hiện năm 2016. Đây là mức tăng rất tích cực, nhưng có cơ sở, khả thi bởi các lý do như ước thực hiện thu năm 2016 của TP tăng khoảng 18,6% so với năm 2015, dự kiến tăng trưởng kinh tế năm 2017 cũng khả quan hơn.
Với dự toán thu như vậy, và dự kiến nhu cầu chi NSĐP tính trên cơ sở hệ thống định mức phân bổ chi ĐTPT, chi thường xuyên đã được quyết định, thì tỷ lệ điều tiết của TP. HCM năm 2017 là 17%, giảm 6% so với thời kỳ ổn định 2011 - 2016.
Tuy nhiên, để TP.HCM có thêm nguồn lực, Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ trình Quốc hội phân bổ thêm cho TP 1.823 tỷ đồng, tỷ lệ điều tiết phần NSĐP được hưởng đã nâng lên 18%. Mức chi NS bình quân tính theo đầu dân của TP năm 2017 vẫn cao hơn mức chi bình quân của các địa phương vùng trọng điểm kinh tế Đông Nam Bộ.
Bố trí hỗ trợ vốn đầu tư trong và ngoài nước cho TP.HCM
Thêm vào đó, khi xây dựng cơ chế cũng như trong cân đối NSNN, TP đã được bổ sung thêm các điều kiện đặc thù như tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, ủng hộ và hỗ trợ một phần kinh phí để TP xây dựng khu công nghệ cao, có những cơ chế đặc thù để thu hút các tập đoàn hàng đầu thế giới vào đầu tư và kinh doanh tại đây… TP còn được ưu tiên định mức phân bổ NS cao hơn các địa phương khác, được phép vay tới 60% tổng số thu cân đối NSĐP (trong khi các địa phương khác tối đa là 20-30%). Ngoài ra, trong dự toán và điều hành, đã có cơ chế thưởng vượt thu, đầu tư trở lại riêng cho TP, đồng thời hàng năm hỗ trợ bổ sung có mục tiêu vốn ODA, vốn trái phiếu Chính phủ và bổ sung có mục tiêu cho TP để thực hiện các chương trình, dự án hạ tầng quan trọng của TP
Đơn cử như giai đoạn 2016-2020, NSTƯ cam kết hỗ trợ 10.000 tỷ đồng tiền thu từ cổ phần hóa để xử lý chống ngập cho TP; hỗ trợ 8.800 tỷ đồng để đầu tư 2 bệnh viện. Nếu kể cả khoản bổ sung này, thì tỷ lệ điều tiết của TP.HCM bình quân khoảng 20-21%. Chưa kể, Trung ương còn cam kết hỗ trợ cấp phát cho TP khoảng trên 3 tỷ USD vốn ODA và cho vay lại khoảng 1 tỷ USD để xây dựng các tuyến đường sắt đô thị, xử lý vấn đề vệ sinh môi trường, cấp thoát nước…
Với năm 2017, Chính phủ đang trình Quốc hội bổ sung có mục tiêu từ NSTƯ cho TP là 7.316 tỷ đồng. Vì vậy, điều tiết năm 2017 của TP.HCM xấp xỉ 20%, nếu kể cả khoản bổ sung có mục tiêu vốn ngoài nước, thì tỷ lệ điều tiết năm 2017 của TP xấp xỉ 22%, giảm 1% so giai đoạn 2011 - 2016.
« Chúng tôi tin rằng, đất nước ta, cho dù là địa phương giàu hay địa phương nghèo cũng có mối quan hệ gắn bó máu thịt với nhau, cả về mặt tình cảm, trách nhiệm, về kinh tế, cũng như quy định pháp lý. Kinh tế của các địa phương trọng điểm thu sẽ mạnh hơn, tăng trưởng bền vững hơn khi 47 địa phương khác cũng có đủ nguồn lực để phát triển ổn định và ngược lại. Hy vọng rằng, cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, sẽ ngày càng có thêm nhiều địa phương có điều tiết về NSTƯ, từ đó giảm bớt trách nhiệm điều tiết cho các địa phương trọng điểm thu hiện nay », Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng chia sẻ.
Trước những giãi bày khó khăn của các địa phương, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng bày tỏ. “Không thể có được sự công bằng tuyệt đối, nhưng chúng ta hướng tới sự công bằng tương đối, chia sẻ với nhau, hỗ trợ nhau, trong điều kiện ngân sách trung ương thời gian vừa qua và thời gian tới rất khó khăn, giảm thu lớn, phải cố gắng rất nhiều. Thực tế, đến hết tháng 10, các địa phương đã hoàn thành thu trên 94% dự toán, còn trung ương mới cân đối được 70%. Về lâu dài sẽ phải xem lại các sắc thuế, xem lại phân chia thế nào, bởi nếu cứ xảy ra lâu, Trung ương sẽ mất vai trò chủ đạo, đi ngược với Hiến pháp”. |
H.Y