Vị chuyên gia này cho rằng thay đổi vai trò của Nhà nước cho phù hợp với nền kinh tế thị trường là tiền đề để tái cơ cấu đầu tư công và ngược lại,ânbổđầutưcôngchưadựavàohiệuquảdựábxh thuỵ sĩ tái cơ cấu đầu tư công cũng góp phần tích cực thúc đẩy thay đổi vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế.
Còn TS Nguyễn Tú Anh, Trưởng Ban Chính sách kinh tế vĩ mô (CIEM) cho rằng: Nếu căn cứ vào hệ số ICOR, việc sử dụng nguồn lực của Việt Nam đang hiệu quả hơn. Từ năm 2012 trở lại đây, hệ số ICOR (hệ số hiệu quả vốn đầu tư phát triển toàn xã hội cả nước hàng quý đã giảm dần. Quý IV-2014 chỉ khoảng 4,5 so với mức cao nhất của quý IV-2011 là xấp xỉ 12. Hệ số ICOR không chỉ thấp hơn mà còn duy trì ở mức ổn định trong suốt các quý.
“Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa hồi phục lại tốc độ tăng trước khi nền kinh tế rơi vào khó khăn, nhưng để đạt được 1% tăng trưởng chúng ta đã phải sử dụng mức vốn đầu tư ít hơn” – TS Nguyễn Tú Anh nói.
Tuy nhiên nhìn chung thì việc phân bổ vốn đầu tư công vẫn đang thực hiện theo các quyết định chính trị hơn là dựa vào hiệu quả của dự án mang lại. Tái cơ cấu đầu tư công mới chỉ dừng lại ở siết chặt kỷ luật đầu tư công chứ chưa tập trung vào các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư, tránh lãng phí đầu tư.
TS Huỳnh Thế Du, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đánh giá: Một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất hiện nay ở Việt Nam là “Cơ chế ngân sách tôm hùm” – hầu như địa phương hay đơn vị nào nào cũng muốn có được những công trình quy mô được hỗ trợ từ ngân sách trung ương mà không quan tâm đến hiệu quả và sự hữu dụng của chúng.
Một trong những giải pháp được ông Huỳnh Thế Du đề cập để cải thiện đầu tư công, là thiết lập nguyên lý “Ai ăn bánh người đó trả tiền” thay vì người này ăn người khác trả tiền hay chia đều như cấu trúc ngân sách “tôm hùm” hiện nay.
“Việc phân bổ ngân sách nên được thiết kế sao cho mỗi đầu mối nhận ngân sách có thể biết được các nguồn cũng như nhu cầu chi tiêu trong dài hạn, giảm thiểu các khoản cần phải quyết định phân chia” – ông Huỳnh Thế Du chia sẻ.