【kết quả trận blackburn】10 năm mang mùa Xuân đến với đồng bào nghèo biên giới
Đến với người cần mình
Hành trình “Xuân biên giới” diễn ra từ ngày 11 đến 13/1 vừa qua tại tỉnh Bình Định là một hành trình đặc biệt. Bởi đây chính là chuyến công tác đánh dấu mốc 10 năm kể từ ngày chương trình “Xuân biên giới” được tổ chức lần đầu tiên tại tỉnh Long An vào năm 2010.
Tặng quà cho đồng bào dân tộc Hrê tại huyện An Lão,ămmangmùaXuânđếnvớiđồngbàonghèobiêngiớkết quả trận blackburn Bình Định (tháng 1/2019) |
Trong ba ngày, đoàn công tác chương trình Xuân biên giới Tết Kỷ Hợi đã trao 200 phần quà tại 4 điểm thuộc 4 huyện khác nhau của tỉnh Bình Định. Từ những đồng bào dân tộc Hrê tại huyện miền núi An Lão đến những bệnh nhân tâm thần tại Trung tâm nuôi dưỡng người tâm thần huyện Hoài Nhơn; những người già neo đơn, người khuyết tật, trẻ mồ côi ở Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Bình Định (tại Huyện An Nhơn) và cả những hộ gia đình nghèo khó ở huyện Vân Canh – một trong 62 huyện nghèo nhất cả nước.
Bên cạnh giá trị về vật chất, mỗi phần quà còn mang giá trị tinh thần to lớn, là lời động viên sâu sắc tới những người còn nhiều khó khăn trong cuộc sống |
Trong đó, Trung tâm nuôi dưỡng người tâm thần huyện Hoài Nhơn hiện đang nuôi dưỡng hơn 500 đối tượng tâm thần. Dù Đảng và Nhà nước đã quan tâm cấp kinh phí hàng năm, nhưng trong điều kiện số lượng bệnh nhân ngày càng tăng, việc chăm lo cho các bệnh nhân tại trung tâm cũng ngày một khó khăn. Đặc biệt là nhiều bệnh nhân tâm thần còn mắc những căn bệnh hiểm nghèo khác như ung thư phổi, lao phổi, viêm gan, tim mạch, huyết áp… và nhiều đối tượng sức khỏe sa sút, không tự ăn uống được.
Đại diện Chi đoàn Văn phòng Hải quan phía Nam tặng quà cho người già khuyết tật tại Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Bình Định |
Hay như Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Bình Định cũng đang nuôi dưỡng hàng trăm đối tượng bảo trợ xã hội, gồm người già neo đơn, người già khuyết tật, trẻ mồ côi. Trong đó có nhiều người già bệnh nặng, nằm một chỗ, nhiều trẻ em bị bại liệt, bại não... phải chăm sóc đặc biệt.
Ông Phạm Đình Diệp, Phó Giám đốc Trung tâm cho biết, dù nguồn kinh phí còn nhiều hạn hẹp, nhưng trung tâm luôn cố gắng mang lại điều kiện chăm sóc tốt nhất cho các đối tượng. Theo đó, ngoài những người già, người khuyết tật, trẻ em bị bại não..., các em đang trong độ tuổi đi học đều được trung tâm tổ chức dạy chữ, dạy nghề... với mong muốn giúp các em có một tương lai tươi sáng. Đặc biệt, hiện trung tâm đang hỗ trợ cho 2 em theo học tại Đại học Quy Nhơn. Nhiều em nhỏ khác cũng đã trưởng thành từ mái nhà của trung tâm và hiện đều có công ăn việc làm, cuộc sống ổn định.
Trong khi đó, người dân ở hai huyện miền núi An Lão và Vân Canh thường xuyên phải đối mặt với thiên tai, kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, trong khi điều kiện tự nhiên lại không ưu đãi, đất đai bạc màu. Do đó, cuộc sống người dân nơi đây luôn trong cảnh nghèo đói, khó khăn.
Những phần quà mà chương trình mang đến dù không thấm tháp vào đâu so với những khó khăn mà những mảnh đời nơi đây đang phải đối mặt, song đó cũng là sự động viên tinh thần vô cùng lớn lao, giúp với đi phần nào những thiếu thốn khi ngày Tết đã cận kề. Niềm vui, nụ người trên gương mặt những con người nghèo khó chính là minh chứng cụ thể cho ý nghĩa đẹp đẽ của chương trình.
Đường xa không mỏi
Tính đến nay, chương trình Xuân biên giới đã đặt chân đến 11 địa phương khác nhau, từ dải đất miền Trung nghèo khó, liên tiếp thiên tai, cho đến mảnh đất Tây Nguyên tuy trù phú nhưng ẩn chứa đầy khắc nghiệt, hay đất mũi Cà Mau xa xôi đầy thương nhớ… Tại mỗi nơi đi qua, đoàn đều gieo lại đó những hạt mầm yêu thương, giúp vơi đi phần nào nỗi nhọc nhằn của những phận đời cơ cực
Duy trì được chương trình trong suốt chừng ấy năm là một nỗ lực rất lớn của Đoàn Thanh niên văn phòng Hải quan phía Nam trong việc vận động, quyên góp tài trợ. Trong đó không thể không nhắc đến vai trò đóng góp rất lớn đoàn viên của Cục Hải quan các tỉnh phía Nam, miền Trung, Tây Nguyên và đặc biệt là các Mạnh thường quân. Có nhiều cái tên đã trở nên quen thuộc, đồng hành trong hầu như tất cả chương trình như: BGĐ và Công đoàn Công ty CP Nam Hải, Đoàn viên thanh niên Hải quan các địa phương như: Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Bà Rịa- Vũng Tàu, Gia Lai – Kon Tum; Đắk Lắk, Long An, An Giang, Kiên Giang, Chi cục Kiểm tra sau thông quan miền Nam… và nhiều DN, Mạnh thường quân...
Thế nhưng, để có một chương trình thành công, bên cạnh việc vận động được kinh phí, quà cáp còn có công tác tổ chức đoàn đi trao những phần quà tới tận tay người nghèo. Những chuyến xe không chỉ chở quà cáp mà còn chứa đựng đầy những yêu thương, nhân ái đã vượt qua rất nhiều chặng đường xa xôi để đến với người nghèo. Không tính đoạn đường mà các đoàn viên tại các cục hải quan địa phương phải di chuyển về TPHCM để tham gia cùng đoàn thì khoảng cách từ TPHCM đến các tỉnh đều dài hàng trăm cây số.
Như trong chương trình “Xuân biên giới” được tổ chức tại Bờ Y năm 2013, cả đoàn đã phải mất 20 tiếng liên tục “ăn ngủ” trên xe để vượt qua chặng đường hơn 700 cây số đến với cửa khẩu Bờ Y. Bởi tuyến đường quốc lộ 14 thời điểm đó, đoạn thì hư hỏng, xuống cấp, đoạn lại đang thi công, sửa chữa. Khi đến điểm phát quà, dù trời đã về chiều nhưng hàng trăm cụ già lưng còng, tóc bạc vẫn kiên nhẫn ngồi chờ. Nhìn những đôi chân chai sạn không có nổi đôi dép lành lặn để mang, những tấm áo mỏng manh, sờn rách trong gió lạnh núi rừng, mọi mỏi mệt đều tan biến và ai cũng thấy rằng mình đang làm một việc thực sự có ích và ý nghĩa. Cũng trong buổi chiều hôm ấy, tình người ấm áp đã xua tan hết mọi giá lạnh của đất trời Tây Nguyên ngày cuối năm.
Cũng trong năm 2013, chỉ hai tuần sau khi từ Bờ Y trở về, đoàn công tác Xuân biên giới lại tiếp tục đến với huyện Đầm Dơi của tỉnh Cà Mau để tặng quà cho những bà con nghèo của xã Tân Đức. Hay như năm 2018 vừa qua, chương trình cũng vượt qua 500 cây số để chia sẻ khó khăn với những bà con bị thiệt hại trong cơn bão số 12 năm 2017 tại 2 huyện Vạn Ninh và Thị xã Ninh Hòa của tỉnh Khánh Hòa.
Người ta thường nói, muốn đi xa, hãy đi cùng nhau. Xa xôi, vất vả là thế, nhưng chính ý nghĩa nhân văn và đẹp đẽ của chương trình đã tạo nên chất keo gắn kết các đoàn viên gắn bó lâu dài với chương trình. Bởi thế nên, cứ sau mỗi chuyến đi dài cùng nhau, “Hẹn gặp lại” chính là điều mà mọi người nói với nhau nhiều nhất mà không mảy may băn khoăn về điểm đến tiếp theo của chương trình là nơi nào. Bởi thâm tâm ai cũng đều tự nhủ rằng “Cứ đi rồi sẽ đến!”
(责任编辑:Thể thao)
- Cảnh sát hóa trang xử lý xe quá tải chạy trên đê ở Hà Nội
- Hoạt động M&A tại Việt Nam đang có vị thế tốt để phục hồi
- TPHCM đảm bảo nhu cầu hàng hóa trong dịp Tết
- Chuyện người đàn bà trong căn nhà ẩn sau 6 ngôi mộ ở Long An
- Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh làm việc với Bắc Kạn về bảo vệ rừng
- Đối mặt với stress công sở
- Hoạt động M&A tại Việt Nam đang có vị thế tốt để phục hồi
- Bắt quả tang bạn đời ngoại tình: Đừng tự làm đau mình thêm nữa
- 200 phần quà tết tặng người dân xã Đồng Nai
- Là phụ nữ, nhất định phải yêu thương và chăm sóc bản thân mình
- Vàng và USD chờ đợi "động lực" để đi lên
- ‘Kungfu’ an toàn tình dục của nữ huấn luyện viên thể hình
- Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi kèm thư 'không tìm gặp lại con nữa'
- Làng trúng số miền Tây: Anh công nhân thành đại gia nhờ trúng 42 tờ độc đắc
- Giá cao su, đường biến động ra sao giai đoạn đầu năm 2025?
- Trầy trật 2020, xuất khẩu thủy sản khởi sắc 2021?
- Xôn xao hình ảnh cô gái khoe ngực trần ở phố cổ Hội An
- Bức ảnh bàn chân ‘mọc’ trên đầu chàng trai đi xe khách khiến nhiều người giật mình
- Từ Công ước Hà Nội đến một không gian mạng lành mạnh
- NHNN: Chính sách tiền tệ của Việt Nam không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh không công bằng