Tại kỳ họp 37 vừa qua,ãnhđạoviphạmnguyêntắctậptrungdânchủkq league 1 Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kết luận về công tác kiểm tra những dấu hiệu vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong các nhiệm kỳ 2011 - 2016 và 2016 - 2021. Một trong những vấn đề được nêu lên hàng đầu là Ban cán sự đảng và một số cá nhân lãnh đạo bộ này đã vi phạm nguyên tắc “tập trung dân chủ”, gây ảnh hưởng đến thực hiện chính sách cũng như uy tín chính trị của cơ quan Nhà nước.
Nếu rà soát lại các thông báo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương trong thời gian gần đây, cụm từ “vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ” xuất hiện với tần suất cao, gắn với những hậu quả nghiêm trọng.
Trước đó không lâu, tại kỳ họp 36 vào tháng 1/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng kết luận Ban cán sự đảng UBND tỉnh Bắc Ninh đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc và nhiều vi phạm khác trong thực hiện một số dự án/gói thầu do Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) và các công ty trong hệ sinh thái AIC thực hiện. Đi cùng với các kết luận này là hàng loạt các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo của tỉnh này bị kỷ luật.
Tương tự, tại kỳ họp 34 vào cuối năm 2023, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng chỉ rõ, Ban cán sự đảng Bộ Công Thương đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc. Sau đó, một loạt lãnh đạo và cán bộ của bộ này bị kỷ luật...
Xu hướng áp đặt ý chí của người đứng đầu rất đáng lo ngại
Một câu hỏi đặt ra: Thế nào là “tập trung dân chủ” và vì sao vi phạm nguyên tắc này lại có vẻ phổ biến đến vậy?
Những nội dung của nguyên tắc “tập trung dân chủ” được quy định tại Điều 9, Điều lệ Đảng, được thông qua tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11.
Theo đó, 6 yêu cầu của nguyên tắc “tập trung dân chủ” đã nêu rõ cấu trúc tổ chức quyền lực của Đảng, mô hình lãnh đạo, các mối quan hệ giữa đảng viên và tổ chức đảng, cấp dưới và cấp trên, thiểu số và đa số, tổ chức đảng và Đại hội Đảng, nguyên tắc ban hành quyết định lãnh đạo, trách nhiệm thực hiện Nghị quyết của đảng viên cũng như tổ chức đảng, và các quyền dân chủ của đảng viên...
Phân tích 6 nội dung của nguyên tắc “tập trung dân chủ” có thể thấy khía cạnh “tập trung” thể hiện qua hệ thống quyền lực trong đảng được tổ chức theo trật tự thứ bậc, với thiết chế quyền lực cao nhất là Đại hội Đảng toàn quốc, giữa hai kỳ đại hội là Ban Chấp hành Trung ương.
Tổ chức đảng cấp dưới phải chấp hành các quyết định của tổ chức đảng cấp trên, tổ chức đảng cấp trên có thể xem xét, thay đổi quyết định của tổ chức đảng cấp dưới. Cùng với đó, cá nhân phải phục tùng tổ chức, đảng viên và tổ chức đảng phải chấp hành Điều lệ Đảng, Nghị quyết.
Khía cạnh “dân chủ” thể hiện qua biện pháp bầu cử được sử dụng để chọn ra thành viên ban lãnh đạo các cấp, mô hình tập thể lãnh đạo chứ không phải cá nhân lãnh đạo. Các quyết định lãnh đạo được ban hành theo nguyên tắc đa số (đạt trên 50% số phiếu ủng hộ).
Thiểu số phải phục tùng đa số, cá nhân đảng viên không chỉ được quyền phát biểu, thảo luận, mà còn được bảo lưu ý kiến khác với quan điểm, ý kiến của đa số và báo cáo lên cơ quan đảng cấp trên.
Với những yêu cầu và đặc điểm nêu trên, nguy cơ vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ sẽ xảy ra khi cá nhân đứng đầu hoặc nhóm thiểu số có thể thường xuyên lấn át, áp đặt ý chí đối với tập thể thành viên ban lãnh đạo.
Khả năng thứ hai là việc thảo luận các vấn đề lãnh đạo được thực hiện qua loa, hình thức, để rồi biểu quyết theo ý định có sẵn.
Khả năng thứ ba là những ý kiến thuộc về thiểu số bị loại bỏ, hoặc ngăn chặn cả quyền phát biểu cũng như quyền báo cáo lên cơ quan lãnh đạo cấp trên.
Khả năng thứ tư là sự hình thành một nhóm đa số bền vững, có thể thường xuyên chi phối các quyết định lãnh đạo, kể cả quyết định sai trái.
Về lý thuyết, nếu được thực hiện nghiêm túc, nguyên tắc “tập trung dân chủ" không chỉ phát huy trí tuệ tập thể, mà quan trọng hơn là có thể giảm thiểu nguy cơ chuyên quyền để ban hành những quyết định duy ý chí, thiếu cân nhắc thấu đáo, bất chấp những nguyên tắc, quy định của tổ chức, dẫn đến sai phạm và hệ lụy tiêu cực.
Ưu điểm thứ hai của nguyên tắc “tập trung dân chủ” là bảo đảm sự quyết đoán của các chủ thể lãnh đạo trước những tình huống nan giải, bất thường.
Ưu điểm thứ ba là duy trì kỷ cương, kỷ luật, sự thống nhất và nhất quán cả về quan điểm và hành động trong đảng, từ trung ương xuống đến các địa phương.
Trên thực tế, có rất nhiều yếu tố có thể dẫn đến vi phạm nguyên tắc “tập trung dân chủ” tại các cơ quan, đơn vị. Đáng chú ý nhất và cũng là điều đáng lo ngại là sự hiểu biết không đầy đủ về nguyên tắc này, xu hướng áp đặt ý chí của người đứng đầu; thói quen chấp hành, e ngại hoặc không đủ năng lực nêu chính kiến của cá nhân đảng viên; sự phụ thuộc người đứng đầu về công việc và cơ hội phát triển của các thành viên ban lãnh đạo; sự hình thành các ê kíp dựa trên lợi ích nhóm hoặc quan hệ cá nhân…
Cần bản lĩnh và trách nhiệm của từng đảng viên
Để giảm thiểu nguy cơ vi phạm nguyên tắc “tập trung dân chủ”, điều kiện đầu tiên là mỗi đảng viên, đặc biệt là các thành viên ban lãnh đạo tại mỗi tổ chức đảng cần nắm vững và thực hiện nghiêm túc 6 yêu cầu của nguyên tắc này.
Điều kiện thứ hai là sự đồng đều giữa các thành viên ban lãnh đạo về trình độ, uy tín và ảnh hưởng của mỗi cá nhân. Bởi lẽ, bất cứ sự chênh lệch thái quá nào trong ban lãnh đạo cũng có thể làm xuất hiện nguy cơ thao túng quyền lực khi ban hành các quyết định của tập thể lãnh đạo.
Điều kiện thứ ba là ý thức trách nhiệm, bản lĩnh của mỗi cá nhân đảng viên trong tổ chức đảng, đặc biệt là thành viên ban lãnh đạo. Đảng viên bản lĩnh và trách nhiệm không chỉ dám nêu chính kiến khi phát hiện sai nguyên tắc, mà còn có thể báo cáo cơ quan đảng cấp trên nếu sai phạm kéo dài.
Về lâu dài, có thể xem xét gia tăng yêu cầu về tỷ lệ số phiếu thuận với các quyết định lãnh đạo. Hiện nay, yêu cầu các quyết định lãnh đạo phải đạt trên 50% số phiếu ủng hộ được cho là khá lỏng lẻo, nhất là trong các đơn vị mà người thủ trưởng có thể chi phối quá nhiều với các thành viên cơ quan.
Nếu yêu cầu số phiếu ủng hộ quyết định lãnh đạo phải đạt trên 75% thì sẽ tạo ra rào cản thể chế, qua đó giảm bớt nguy cơ chuyên quyền của cá nhân, nhóm trong tổ chức đảng.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận sai phạm tại Bộ LĐ-TB&XH
Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận vi phạm tại Ban cán sự đảng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội các nhiệm kỳ 2011-2016, 2016-2021 có trách nhiệm của nhiều cá nhân, trong đó có Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, nguyên Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền.