【kết quả bóng đức】Chính thức điều chỉnh viện phí có tính chi phí tiền lương
Bộ Y tế vừa có văn bản hướng dẫn các địa phương thực hiện giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế bao gồm cả chi phí tiền lương của một số tỉnh, thành phố.
Theo Bộ Y tế, hiện các cơ sở khám, chữa bệnh trên toàn quốc đã thực hiện xong mức giá của bước 1, bao gồm chi phí trực tiếp, phụ cấp đặc thù được thực hiện kể từ ngày 1/3/2016.
Trên cơ sở Nghị quyết của Chính phủ và ý kiến của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục Thống kê, Bộ Y tế thống nhất phương án điều chỉnh viện phí bước 2, chia thành 4 đợt (không điều chỉnh vào tháng 9 là thời điểm năm học mới), khoảng 15-16 tỉnh, thành phố/đợt để việc điều chỉnh giá tác động vào CPI khoảng 0,4- 0,6%/đợt, tương đương khoảng dưới 2% cho cả 04 đợt điều chỉnh.
16 địa phương có tỷ lệ dân số tham gia BHYT trên 85% thực hiện điều chỉnh viện phí bao gồm cả chi phí tiền lương từ 12/8/2016 gồm:
Lào Cai (tỷ lệ bao phủ BHYT năm 2016 là 98,5%); Thái Nguyên (97,5%); Điên Biên (97,5%); Hà Giang (96,6%); Bắc Kạn (93,9%); Sơn La (93,8%); Tuyên Quang (93,5%); Cao Bằng (93,3%); Lai Châu (93,2%); Đà Nẵng (91,9%); Sóc Trăng (89,8%); Hoà Bình (89,8%); Thừa Thiên - Huế (89,0%); Quảng Nam (88,6%); Yên Bái (87,8%); Lạng Sơn (86,3%).
Theo đó, từ ngày 12/8/2016, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (cả trung ương và địa phương) trên địa bàn 16 tỉnh, thành phố có tỷ lệ dân số tham gia BHYT trên 85% thực hiện mức giá bao gồm cả chi phí tiền lương theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT- BYT-BTC.
Các đơn vị, địa phương còn lại (trừ các đơn vị quy định tại khoản 3 Điều 5 của Thông tư 37 và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trung ương và địa phương trên địa bàn 16 tỉnh/thành phố nêu trên), tiếp tục thực hiện mức giá gồm chi phí trực tiếp và phụ cấp đặc thù quy định tại khoản 1 Điều 5 của Thông tư 37 cho đến khi Bộ Y tế có văn bản thông báo thời điểm thực hiện cụ thể đối với các đơn vị, địa phương.
Theo Bộ Y tế, việc thực hiện mức giá bao gồm cả tiền lương về cơ bản không làm ảnh hưởng đến các đối tượng chính sách xã hội, người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng kinh tế xã hội khó khăn, người dân sinh sống ở vùng đặc biệt khó khăn, xã đảo, huyện đảo, người cận nghèo..., vì các đối tượng này đã được nhà nước mua thẻ hoặc hỗ trợ phần lớn để mua BHYT, phần tăng thêm về cơ bản do BHXH thanh toán.
Việc điều chỉnh viện phí có tính chi phí tiền lương cũng tạo điều kiện cho các bệnh viện nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, phục vụ người có thẻ BHYT được tốt hơn, khuyến khích các bệnh viện tuyến dưới phát triển các kỹ thuật y tế, giảm tải tuyến trên. Đồng thời, mức giá có tiền lương chỉ áp dụng cho người có thẻ BHYT nên không ảnh hưởng đến người chưa tham gia BHYT.
Cũng theo hướng dẫn của Bộ Y tế, đối với các đơn vị chưa hoàn thành việc cập nhật mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT bao gồm chi phí trực tiếp, phụ cấp đặc thù và chi phí tiền lương (quy định tại cột Giá áp dụng từ ngày 1/7/2016 tại các phụ lục ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 37) vào phần mềm thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT ngày 12/8/2016 sẽ thực hiện sau khi đã hoàn thành việc cập nhật giá mới vào phần mềm (không thực hiện hồi tố từ ngày 12/8/2016 đến thời điểm cập nhật giá có tiền lương của bệnh viện).
Các cơ sở khám, chữa bệnh có trách nhiệm niêm yết công khai, thông báo rộng rãi việc áp dụng giá mới theo các văn bản Bộ Y tế đã hướng dẫn; đẩy mạnh việc tuyên truyền, giải thích để người dân hiểu và đồng thuận; chịu trách nhiệm giải quyết, xin ý kiến các cơ quan quản lý trong trường hợp vượt thẩm quyền để giải quyết kịp thời các phát sinh trong quá trình thực hiện (nếu có).
Đồng thời, các cơ sở y tế phải thông báo ngay cho cơ quan bảo hiểm xã hội thời điểm thực hiện để phối hợp triển khai. Đối với người bệnh đang có đợt điều trị ngoại trú hoặc nội trú, bắt đầu trước và kết thúc sau ngày thực hiện mức giá mới này: áp dụng mức giá hiện đang thực hiện cho đến khi người bệnh ra viện hoặc kết thúc đợt điều trị.
Đối với các tỉnh chưa thành lập Qũy khám chữa bệnh cho người nghèo, đề nghị Sở Y tế khẩn trương báo cáo UBND tỉnh thành lập, bố trí ngân sách, huy động kinh phí, sử dụng một phần kết dư quỹ khám, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về BHYT để có nguồn hỗ trợ cho các đối tượng theo quy định.
Bộ Y tế cũng đề nghị Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh, thành phố trích một phần chênh lệch thu lớn hơn chi vào Qũy hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Nghị định 85/2012/NĐ-CP. Xây dựng, bổ sung Quy chế hỗ trợ của Qũy trong Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị để hỗ trợ trong trường hợp người bệnh có chi phí điều trị lớn và không có khả năng chi trả.
Ngoài ra, để giảm gánh nặng chi phí khám, chữa bệnh trong trường hợp thiên tai, thảm họa: đề nghị Sở Y tế báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định để thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh trong các trường hợp thiên tai, thảm họa theo quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 20 Nghị định 85/2012/NĐ-CP.
Trước đó theo Bộ Tài chính, giá dịch vụ khám bệnh chữa bệnh đối với đối tượng có thẻ BHYT đã thực hiện bước 1 thành công, không gây ra tác động lớn đến kinh tế, đời sống và CPI chung cả nước.
Trong đó, CPI tháng 3/2016 tăng 0,57% so với tháng 2 (trong đó nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất với mức tăng 24,34%) và CPI tháng 4/2016 tăng 0,33% so với tháng 3 (trong đó nhóm Thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,45%); người bệnh chỉ phải trả thêm phần chi phí đồng chi trả của phần giá tăng thêm (cao nhất là 20% của phần giá tăng thêm); quỹ bảo hiểm y tế vẫn bảo đảm cân đối./.
Hoàng Lâm
相关推荐
- Cần ngăn chặn tình trạng "đục nước béo cò" trong dịch Covid
- VPBank hoàn tất thương vụ bán 15% cổ phần cho SMBC
- Hamas tung video mới về con tin, Thủ tướng Israel lên án 'tuyên truyền tàn ác'
- Israel bao vây thành phố lớn nhất ở Dải Gaza
- Nhận định, soi kèo Ittihad Kalba vs Ajman Club, 22h45 ngày 5/1: Khó thắng
- Nhiều ưu tiên tiếp cận tài chính cho doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ
- Không thực hiện 9 quyết định ấn định thuế, một doanh nghiệp gia công bị cưỡng chế
- Theo dấu chân các F…