Giáo viên không phải thi khi chuyển ngạch,ởGiáodụcvàĐàotạosẽkiểmtraràsoáttừngtrườnghợpcụthểsoi keo bong đa hom nay thăng hạng viên chức (Trong ảnh: Một tiết học tại Trường dân tộc nội trú Nam Đông) Đã gần 8 năm trôi qua (kể từ năm 2011 đến nay), tại Thừa Thiên Huế không có bất kỳ giáo viên nào được chuyển ngạch, thăng hạng viên chức vì vướng các quy định, tiêu chuẩn của các văn bản hiện hành. Tồn đọng về nhu cầu thăng hạng giáo viên trong tỉnh rất lớn, bởi nguyện vọng tăng lương theo đúng bằng cấp, trình độ là chính đáng. Xét tuyển thăng hạng Năm 2017, Bộ GD & ĐT đã ban hành các thông tư quy định tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung và hình thức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập. Theo đó, giáo viên không phải dự thi thăng hạng mà chỉ cần nộp hồ sơ xét thăng hạng. Để chuẩn bị cho năm học mới 2018-2019, Sở GD&ĐT đã ban hành các văn bản rà soát, hướng dẫn giáo viên đăng ký dự xét tuyển, thăng hạng viên chức. Đối tượng dự xét thăng hạng là cán bộ quản lý, giáo viên đang giảng dạy tại các đơn vị trực thuộc sở, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên các huyện, thị xã và thành phố Huế đã được bổ nhiệm chức danh giáo viên THPT hạng III. Bộ GD&ĐT đã đưa ra hai phương án thi và xét tuyển. Tỉnh Thừa Thiên Huế đã chọn phương án hai là xét tuyển. Đây là năm đầu tiên ngành giáo dục tỉnh thực hiện việc này, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên có cơ hội được xét chuyển ngạch, thăng hạng viên chức theo nguyện vọng và đúng quy định hiện hành. Theo quy định, những giáo viên phải được cấp có thẩm quyền đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian công tác 3 năm liên tục gần nhất (từ năm 2015, 2016, 2017); có phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp; không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc trong thời gian đang bị cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét xử lý kỷ luật. Viên chức thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT từ hạng III lên hạng II phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng III hoặc tương đương từ đủ 6 năm trở lên, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng III tối thiểu từ đủ 1 năm trở lên. Để đảm bảo hồ sơ dự thi xét tuyển, giáo viên phải đảm bảo các tiêu chuẩn mà một trong số đó là các loại văn bằng, chứng chỉ. Cán bộ, giáo viên tính đến ngày 31/12/2018 có tuổi đời từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nam và từ đủ 50 tuổi trở lên đối với nữ thì được miễn xét trình độ ngoại ngữ, tin học theo quy định của hạng chức danh nghề nghiệp. Tuy nhiên, việc xét tuyển tại các trường gặp không ít hạn chế trong quá trình tổng hợp hồ sơ. Trường nào có giáo viên làm tốt công tác quản lý hồ sơ thì có nhiều người đăng ký. Nhiều người thiếu hồ sơ, các chứng chỉ nên không đăng ký tham gia. Theo Phòng Tổ chức cán bộ - Sở Giáo dục và Đào tạo, toàn tỉnh có 477 hồ sơ từ cơ sở gửi lên tỉnh để hội đồng xét thăng hạng viên chức. Sẽ cử đoàn kiểm tra đến các trường Sở GD & ĐT đã chỉ đạo các trường triển khai dân chủ, công khai và minh bạch. Giám đốc Sở GD & ĐT Phạm Văn Hùng cho biết: Chúng tôi đã thành lập hội đồng liên ngành gồm Sở GD&ĐT, Sở Nội vụ, Thanh tra tỉnh… Sở GD&ĐT có hệ thống văn bản đẩy đủ hướng dẫn các đơn vị trực thuộc sở cho giáo viên đăng ký cụ thể. Hội đồng đã bám sát các văn bản chỉ đạo của bộ, ngành, trung ương; lưu ý các trường công khai minh bạch, giám định hồ sơ, xem xét kiểm tra lẫn nhau. Mỗi hồ sơ của giáo viên phải đầy đủ 4 lời khai, đánh giá của cá nhân giáo viên đó, của tổ trưởng chuyên môn, công đoàn và hiệu trưởng. Nếu không có đủ chữ ký thì không được công nhận. Tổng cộng, chúng tôi có đến 26 đầu việc kéo dài thời gian trong 8 tháng. Trong thông tư của Bộ vẫn có những điều khoản chưa cụ thể nên hội đồng đã hướng dẫn sát với tình hình thực tế của địa phương. Tuy nhiên, sau khi công bố kết quả, một số giáo viên cho rằng, trường trung bình khá lại có số người được thăng hạng từ mức III lên mức II “áp đảo” nhóm trường tốp đầu. Tiêu chí xét điểm thăng hạng giáo viên của từng trường cũng khác nhau, nghĩa là mỗi trường làm mỗi cách. Một số trường đặt ra tiêu chí để giáo viên được xét hồ sơ thăng hạng là phải kinh qua chức vụ tổ trưởng trở lên, hoặc có làm ban giám khảo các hội thi… Từ sự việc này, các giáo viên băn khoăn, trong cùng một tỉnh, cùng đợt xét hồ sơ, nhưng tại sao mỗi nơi hiệu trưởng nhà trường lại tự đưa ra các tiêu chí khác nhau, dẫn đến số lượng giáo viên thăng hạng giữa các trường chênh lệch bất thường. Theo Giám đốc Sở GD & ĐT Phạm Văn Hùng, hiện sở đã đưa ra kết quả chấm điểm danh sách giáo viên xét thăng hạng. Tuy nhiên, đây không phải là kết quả cuối cùng. Ông Hùng cho rằng, chiếu theo quy định, kết quả điểm chấm cho các hồ sơ xét thăng hạng phải được thông báo để giáo viên liên quan có ý kiến và xin phúc khảo (nếu thấy cần). Sau cuộc họp bàn triển khai ở các trường, Sở GD & ĐT sẽ cử các đoàn kiểm tra đến các trường để trực tiếp kiểm tra, rà soát xác minh cụ thể từng trường hợp đảm bảo đúng quy định và công bằng cho giáo viên. Bài, ảnh: Thu Huế |