游客发表
发帖时间:2025-01-12 08:41:53
Ta cũng như Tây đều có hiện tượng đổ xô đi mua đồ dự trữ theo phương châm thừa còn hơn thiếu.
Dân ta mấy ngày này thường dự trữ gạo,ạichuyệnTâyTachốngdịchbệkêt qua bong da truc tuyen mỳ, bánh, đồ hộp, giấy vệ sinh. Người Đức thì mua dự trữ nhiều đồ tẩy rửa và giấy vệ sinh. Người Hà Lan cũng tích giấy vệ sinh. Để trấn an dân chúng, Thủ tướng Hà Lan phải thốt lên: Thưa bà con, nước ta có đủ giấy vệ sinh cho các vị dùng 10 năm nữa!
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte thị sát tình hình tại một siêu thị ở The Hague ngày 19/3 |
Người Pháp trữ gì thì trữ, nhưng nhất định phải có vang đỏ và bao cao su.
Còn người Mỹ thì sao? Rất nhiều người ào ào đi mua thêm, mua mới lần đầu súng đạn trong thời buổi đại dịch. Cứ phòng xa, tự bảo vệ mình đi là vừa.
Đeo khẩu trang
Dễ nhận ra là người châu Á cơ bản là nghiêm túc trong đeo khẩu trang.
Hồi chưa có dịch Covid-19 đã có nhiều người đeo khẩu trang khi ra đường vì lo ngại không khí quá bẩn. Con người ta quen với chuyện này.
Giờ có dịch đeo khẩu trang là quá cần thiết. Ai cũng thấy bình thường. Người Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore cũng thường xuyên mang khẩu trang khi ra đường.
Người dân New York mặc kín mít tại khu Harlem. Ảnh: New York Post |
Ra đường mới thấy dân ta nghiêm túc trong đeo khẩu trang. Không mang khẩu trang thì không thể vào các siêu thị mua sắm. Họp hành, hội nghị cũng đeo khẩu trang. Rất may chưa thấy nhà nào nêu gương đeo khẩu trang tại gia!
Nhưng người bên Tây lại không thấy như vậy. Cho nên cũng lác đác đã có những phiền toái giữa người đeo và người không đeo.
Hy vọng với thời gian, với sự hoành hành của đại dịch, con người ở mọi nơi quen dần với việc đeo khẩu trang.
Hạn chế tụ tập đông người và giữ khoảng cách
Đây cũng là một biện pháp tốt chống dịch. Thụy Sỹ mới ban hành quy định không tụ tập quá 5 người và khoảng cách giữa 2 người với nhau tối thiểu là 2m. Người trên 65 tuổi thì được khuyến cáo ở trong nhà, không nên đi ra ngoài.
Chính quyền Berlin, Đức khuyến cáo người dân giữ khoảng cách tối thiểu 1,5m. Thành phố Cologne và Essen quy định dự tang lễ chỉ là người thân hàng thứ nhất, tức vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ và con cái, có nghĩa là anh chị em ruột, cháu không được phép có mặt vì sợ quá đông người.
Có địa phương ở Đức còn quy định luôn không quá 10 người trong một đám tang.
Người dân Nhật Bản xếp hàng xem đuốc Olympic hôm 21/3. Ảnh: Reuters |
Thậm chí thị trấn Dormagen còn ra quy định hà khắc hơn: Cấm lễ hạ huyệt tro cốt đã hỏa táng trừ trường hợp gia đình chấp nhận làm lễ mà không có ai được dự. Chính quyền thành phố Juechen đã phải can thiệp một tang lễ 40 người vì vượt quá quy định tối đa 10 người.
Tại Việt Nam, Chính phủ và Thủ tướng đề nghị người dân tuân thủ hướng dẫn của cơ quan y tế. Người trên 60 tuổi hãy ở nhà, hạn chế tiếp xúc với người khác. Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài và thường xuyên rửa bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Hà Nội yêu cầu chính quyền huyện, quận tuyên truyền đến dân việc hạn chế tụ tập đông người tại các đám tang, đám cưới.
Lãnh đạo ngành y tế TP.HCM khuyến cáo người dân không có việc cần thiết thì không nên ra đường. Quy định của ta về hạn chế tụ tập đông người chủ yếu có tính khuyến cáo, không định rõ thế nào là đông người. Việc giữ khoảng cách tối thiểu hầu như chưa được quan tâm đúng mức cả ở khía cạnh tuyên truyền lẫn thực tế.
Đóng cửa trường học và các cơ sở kinh doanh, dịch vụ công cộng
Đây là biện pháp hầu hết các nước đang áp dụng nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Các cơ sở bị đóng cửa, dừng hoạt động ví dụ nhà trẻ, trường học, nhà hàng, quán ăn, nhà hát, rạp chiếu phim…
Ở Frankfurt, Đức, dòng chữ “thời đại Corona” vẫn còn in dấu trên bảng đen của một lớp học đầy bàn ghế trống không |
Các hoạt động tôn giáo như đi lễ nhà thờ cũng đã dừng, thay vào đó có câu chuyện làm lễ nhà thờ qua tivi, qua mạng giống như dạy học qua mạng ở khá nhiều nước khi trường học tạm bị đóng cửa.
Cách ly và phong tỏa
Đây là các biện pháp gần như nghiêm khắc nhất trong chống dịch. Trung Quốc, Italy, Tây Ban Nha, Việt Nam và nhiều nước khác quá quen với biện pháp cách ly. Mấy ngày nay, người Việt và người nước ngoài nhập cảnh vào ta khá đông. Theo quy định, số người này buộc phải cách ly 14 ngày để theo dõi. Đây là sự cần thiết và được phần lớn mọi người chấp nhận.
Riêng câu chuyện phong tỏa thì có sự khác biệt đôi chút. Mấy tuần vừa qua, dân ta có dịp theo dõi sự phong tỏa xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, rồi phong tỏa phố Trúc Bạch, Hà Nội…
Nói ngắn gọn thì phong tỏa là người dân tại đó không được phép ra ngoài, mà người dân bên ngoài cũng không được vào khu vực phong tỏa. Trên thực tế có phong tỏa một nhà, nhiều nhà, cả một phố, cả một xã…
Trung Quốc thực hiện phong tỏa cả một tỉnh, một thành phố.
Trẻ em ở phố Trúc Bạch, Hà Nội ăn mừng sau 14 ngày cách ly |
Đấy là ta. Tây thì phong tỏa hơi khác đôi chút. Về nguyên tắc vẫn là nội bất xuất, ngoại bất nhập, nhưng lại có ngoại lệ.
Quy định về phong tỏa của Pháp do Thủ tướng ký ban hành nêu các trường hợp vẫn được rời nhà như: đi chữa bệnh, đi làm, đi mua thuốc, mua đồ ăn. Trong khi quy định của Đức về ngoại lệ thì rộng hơn, như đi khám bệnh, đi mua đồ ăn, đi mua xăng, đến ngân hàng, đi làm, tập thể dục, thể thao, giúp người cần hỗ trợ như mang đồ cho ông bà… Xem ra, các quy định về phong tỏa của ta nghiêm khắc hơn nhiều so với các nước.
Cuối cùng là khía cạnh pháp lý của các biện pháp vừa nêu. Các biện pháp chống dịch ở các nước về cơ bản đều dựa trên các quy định pháp lý. Các nhà làm luật ở đa phần các nước đều đã tính đến những sự cố kiểu đại dịch Covid-10.
Ta có luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007. Đức có luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm ở người năm 2000.
Tuy nhiên, thực tiễn cũng đang đặt ra một vài vấn đề cần có những điều chỉnh pháp lý cho phù hợp. Ví dụ như vấn đề phong tỏa. Cả luật ta lẫn luật nhiều nước đều không sử dụng trực tiếp khái niệm phong tỏa, mặc dù báo chí, người dân khá quen thuộc khái niệm này.
Thành ra phải hiểu vòng vèo các quy định rồi mới suy ra đó là phong tỏa theo đời thường. Hoặc có vấn đề thẩm quyền các cơ quan nhà nước trong chống dịch. Liệu chính quyền có quyền huy động y tá, bác sỹ tư, cơ sở bệnh viện tư vào chống dịch khi cần thiết? Liệu chính quyền có quyền buộc nhà máy, xí nghiệp tư sản xuất ngay trang thiết bị, vật phẩm y tế phục vụ chống dịch khi cần thiết?
Luật của Đức có những hạn chế, nước này đang dự kiến sửa luật theo quy trình nhanh, đáp ứng những đòi hỏi thực tiễn từ đại dịch.
Đinh Hoà,
Thuý Hạnh
Covid-19 đang làm cho con người thay đổi đến chóng mặt. Trong đại dịch, cái thiện và cái ác, cái tốt và cái xấu cứ đan xen, nhưng tình người, cái thiện vẫn trội lên trên hết.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接