您现在的位置是:Nhà cái uy tín >>正文

【mu trận gần nhất】“Nối dài” ước mơ

Nhà cái uy tín2731人已围观

简介Phận nghèo và khát vọngTôi vẫn thích gọi về nơi tá túc của học sinh nghèo là “ký túc xá” thu nhỏ. Bở ...

Phận nghèo và khát vọng

Tôi vẫn thích gọi về nơi tá túc của học sinh nghèo là “ký túc xá” thu nhỏ. Bởi,ốidàiướcmơmu trận gần nhất rất ấn tượng là những chiếc giường tầng ngăn nắp trong những căn phòng khép kín của dãy nhà hai tầng. Tiếng trao đổi bài, tiếng chào nhau mỗi khi có em đi học về khiến ngôi nhà càng thêm rộn ràng. 12 năm qua, trên 130 em đến với Nhà bảo trợ học sinh nghèo, nhưng có đến ¼ em trong số đó đành bỏ cuộc. Tiêu chí mà những nhà hảo tâm chọn là các em phải thực sự khó khăn, có học lực khá, giỏi và hơn thế, phải kiên trì, đeo đuổi chuyện học đến cùng. Khó ở chỗ là, nhiều em nghị lực không đủ lớn để theo đuổi ước mơ…

Kèm cặp các em lớp nhỏ ở Nhà bảo trợ học sinh nghèo

Trong muôn vàn mảnh đời khó khăn ấy, ước mơ cháy bỏng nhất của những ông bố, bà mẹ nghèo không phải kiếm được nhiều tiền mà họ muốn con có tương lai tươi sáng khi học hành đến nơi, đến chốn. Khát khao con thoát khỏi cảnh nghèo đói bằng con chữ nên có nhiều bà mẹ không đành lòng giữ con bên mình. Cô bé H., học lớp 8 kể lại rằng, có lúc em đã oán trách mẹ khi bà cứ một hai đưa em đến nhà bảo trợ. Giờ thì em mới hiểu nỗi lòng của mẹ. Nếu ở nhà, em phải nghỉ học giữa chừng, rồi lớn lên lại tiếp tục cảnh lấy chồng sớm và rơi vào cảnh nghèo khó như các chị.

Đằng sau khuôn mặt trăng rằm của những cô, cậu bé ở tuổi mới lớn là những câu chuyện buồn. Mỗi em đến đây đều có một số phận, nhưng chung quy vẫn là gia cảnh quá nghèo, mồ côi bố hoặc mẹ, sống với nội ngoại già yếu… có nguy cơ bỏ học giữa chừng để kiếm sống. Câu chuyện của em Nguyễn Thị T., học lớp 9, thật xót xa. Em là người lành lặn duy nhất trong gia đình có đến 7 người bị khiếm thính. Em mê học và học rất giỏi nên gia đình động viên đến Nhà bảo trợ học sinh nghèo vừa thực hiện ước mơ và học luôn phần cho những người anh, người chị chưa một lần đến lớp.

Em Lê Văn Cường ở Quảng An (Quảng Điền) được chính thầy Hiệu trưởng Trường tiểu học Quảng An đưa đến nhà bảo trợ do người thầy tận tâm không đành lòng để em nghỉ học. Hai người anh của Cường học rất giỏi, nhưng mới lớp 5 đành phải ở nhà phụ với ba mẹ kiếm sống. Sợ Cường cũng phải bỏ học giữa chừng, bởi cơm áo gạo tiền khi bố mẹ đau ốm, cầm lòng không đậu, thầy tìm mọi cách gửi các em đến nhà bảo trợ để chuyên tâm đèn sách. “Em đến Nhà bảo trợ học sinh nghèo khi học lớp 6. Những ngày tháng ở đây, em đã có điều kiện học tập hơn và đã đoạt hơn 10 giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Nhờ có sự bảo bọc kịp thời của nhà hảo tâm mà em đã trở thành sinh viên của Trường ĐH Y dược Huế”, Cường trải lòng.

Quả ngọt từ sự nỗ lực

Cô Tôn Nữ Quỳnh Dương hiểu từng hoàn cảnh, tính cách của mỗi em. Mỗi ngày, cô phải chia ra 2 buổi, kiểm tra bài cho các em trước lúc đi học. Cô Dương là người tâm huyết, liên hệ chặt chẽ với giáo viên của các em trong suốt những năm học. Tùy theo nguyện vọng của các em để có sự đầu tư hợp lý khi đi chọn thầy giỏi cho các em. Đôi khi học phí khá cao khi học theo kiểu kèm cặp, nhưng thấy các em vừa thông minh, chịu khó lại có hoàn cảnh khó khăn nên nhiều giáo viên đã miễn giảm. Điều đáng quý là các em tự học, em lớn dạy bảo em nhỏ hơn để cùng nhau tiến bộ.

Vẫn không quên cậu học trò nhỏ nhắn Đỗ Như Thuần (thị trấn A Lưới), là một trong 5 đồng thủ khoa của Đại học Huế khi dự thi vào Khoa Y đa khoa của Trường ĐH Y dược Huế năm 2014 với điểm số 28,5 điểm. Mẹ mắc bệnh ung thư tuyến giáp nên khi em xuất sắc thi đậu vào Trường THCS Nguyễn Tri Phương thì gia đình rất khó khăn. Xa ba mẹ, tiền nhà chỉ vừa đủ ăn ở, có lúc Thuần phải nhịn đói đi học buổi sáng để dồn mua sách tham khảo. Sang năm lớp 9, may mắn em được vào ở Nhà bảo trợ học sinh nghèo và em đã đậu vào lớp 10 chuyên hóa Trường THPT chuyên Quốc Học, từ đó, ước mơ trở thành bác sĩ để chữa bệnh cho đồng bào của Thuần được rút ngắn dần.

Trong vòng 12 năm, có trên 100 học trò nghèo, học giỏi ở các miền quê được bao bọc, giúp các em thực hiện ước mơ kéo dài con chữ. Trong đó, có đến trên 70 em đã đậu vào các trường đại học ở Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh; 18 em có việc làm ổn định. Thành tích của các em còn được tô điểm khi có 23 em đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp tỉnh.

Vẫn còn nhiều gia đình có nguyện vọng, song Nhà bảo trợ học sinh nghèo chỉ có khả năng tiếp nhận khoảng 30 em học từ lớp 6 đến lớp 12. Nơi đây được hình thành từ sự đóng góp của gia đình GS-TS. Nguyễn Đình Thông, cựu học sinh Quốc Học, sinh sống tại Úc. Đã 12 năm nay, gia đình GS. Thông đều đặn đóng góp bình quân mỗi năm 24.000 USD và cùng với nguồn đóng góp thường xuyên của câu lạc bộ cựu nữ sinh Đồng Khánh, một số nhà hảo tâm góp phần bảo đảm cho hoạt động của Nhà bảo trợ. Các thành viên tự nguyện đóng góp tiền của cá nhân, vận động bạn bè thành đạt ở phương xa để thuê đất và nhà, hiện là khu nhà của các em đang sinh sống. Sau khi GS. Thông mất, từ tháng 9/2018, Nhà bảo trợ học sinh nghèo được chuyển sang do Hội Từ thiện Pháp quản lý và hỗ trợ.

Bài, ảnh: Huế Thu

Tags:

相关文章