Đằng sau bức tranh tăng giá Các biến động thực tế trên thị trường tuần qua đã thể hiện những con số tăng trưởng rất khác biệt giữa các nhóm cổ phiếu. Từ giữa tuần trở đi,ứngkhoántuầnquaBữatiệccủacổphiếunhỏkết quả urawa dường như các cổ phiếu nhỏ đã có sức bật vượt trội, trong khi các cổ phiếu lớn lại không có được sức mạnh đủ tốt. Những cảm giác như vậy hoàn toàn có thể cảm nhận được qua mỗi phiên giao dịch. Các con số thống kê cuối tuần một lần nữa củng cố và xác thực các cảm nhận đó. Hai sàn hiện tại được chia thành các nhóm cổ phiếu trên cơ sở vốn hóa thị trường. Đối với HSX, nhóm vốn hóa lớn nhất được gói vào rổ HSX30, hai nhóm nhỏ hơn là hai rổ Midcap và SmallCap. Tương tự, tại HNX, bên cạnh rổ HNX30 có rổ Mid/Smallcap. Thống kê tỷ suất lợi nhuận trong tuần của các cổ phiếu trong rổ này cho thấy có sự dịch chuyển rõ rệt về dòng tiền. Tại HSX, tuần qua rổ HSX30 chỉ xuất hiện 3 cổ phiếu đạt lợi nhuận lớn hơn 5% là IJC, KDC và PVT. Trong rổ Midcap, con số này là 18 mã và trong rổ Smallcap con số là 32 mã. Tại HNX, rổ HNX30 chỉ đem lại 10 mã đạt mức lợi nhuận tương tự, trong khi rổ Mid/Small có tới 56 mã. Các con số này thể hiện chắc chắn một điều là cơ hội lựa chọn được cổ phiếu đạt lợi nhuận ngắn hạn đủ tốt trong nhóm vốn hóa vừa và nhỏ lớn hơn nhóm blue-chips. Cổ phiếu vốn hóa càng nhỏ càng có sức bật giá tốt hơn. Quy mô giao dịch vốn ở các nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ cũng có sự tăng trưởng khá tốt. Chẳng hạn giá trị khớp lệnh phiên cuối tuần tại rổ HNXMid/Small tăng 30% so với ngày thứ 5. Mức tăng tương tự tại rổ HSXSmallcap là 27%, ở HSXMidcap là 13%. Tính hiệu quả của dòng vốn trên thị trường được hiểu là dòng vốn sẽ tìm đến những nơi sinh lời tốt nhất. Điều đó đã được chứng thực từ các thống kê số liệu. Tuy nhiên đằng sau bức tranh tăng giá tốt này cũng còn nhiều vấn đề. Mặc dù dòng vốn có tăng lên ở các cổ phiếu nhỏ, cũng như giá tăng tốt, nhưng không phải tất cả các cổ phiếu đều nhận được sự quan tâm như nhau. Thanh khoản là một yếu tố quan trọng thể hiện mức độ quan tâm và chất lượng của biến động tăng giá. | Nhà đầu tư bắt đầu thấy khó đạt lợi nhuận tốt ở các blue-chips, bắt đầu quay sang các cổ phiếu nhỏ. |
Tại rổ HNXMid/Small, tuy có 56 cổ phiếu đạt mức tăng giá từ 5% trở lên, nhưng nếu giới hạn thanh khoản trung bình trên 50.000 cổ phiếu/phiên trong tuần, số lượng thu hẹp lại chỉ còn 20 mã. Đa số các cổ phiếu trong nhóm này có giá giao dịch dưới 10.000 đồng, nghĩa là lượng vốn mà nhà đầu tư bỏ ra giao dịch hàng ngày chưa tới 500 triệu đồng. Đây là con số quá nhỏ, hoặc là do chỉ có các nhà đầu tư nhỏ tham gia, hoặc các nhà đầu tư nói chung chỉ bỏ ra một phần nhỏ lượng tiền của mình. Hãy tưởng tượng rằng hàng trăm khách hàng ăn uống ở một quán ăn vỉa hè với giá trị món ăn vài chục ngàn đồng không thể hiện được độ giàu có của những khách hàng đó. Các cổ phiếu nhỏ cũng vậy, giao dịch ồn ã, giá tăng mạnh nhưng không thể đại diện cho dòng vốn trên thị trường và cũng chỉ bộc lộ được một xu hướng nhỏ của một bộ phận nhỏ nhà đầu tư. Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua | Ngày | Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng) | Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng) | Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng) | 28.7.2014 | 2.220,4 | 98,8 | 57,6 | 29.7.2014 | 1.282,7 | 93,5 | 39,2 | 30.7.2014 | 1.454,4 | 103,1 | 96,8 | 31.7.2014 | 1.398,9 | 110,5 | 132,5 | 1.8.2014 | 1.417,4 | 84,9 | 66,6 | 4.8.2014 | 1.515,9 | 147,1 | 117,2 | 5.8.2014 | 2.126,9 | 158,8 | 231,3 | 6.8.2014 | 2.149,3 | 153,4 | 270,0 | 7.8.2014 | 1.930,5 | 105,6 | 239,6 | 8.8.2014 | 2.365,5 | 128,0 | 277,0 |
Blue-chips vẫn điều khiển xu thế Việc dòng tiền nóng đổ mạnh hơn vào các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ, tạo sóng lớn ở những mã này có thể là hệ quả của việc các cổ phiếu lớn thể hiện một sức mạnh đáng thất vọng. Từ lâu thị trường đã có một thông lệ được chấp nhận rộng rãi, là cuối các con sóng, thường xuất hiện nhịp tăng mạnh của các cổ phiếu nhỏ. Điều này không hàm ý rằng mỗi khi có sóng cổ phiếu nhỏ tức là xu thế tăng chấm dứt, nhưng có một logic hợp lý trong thông lệ này. Các blue-chips luôn là nền tảng của một xu thế tăng mạnh. Điều này đã được chứng minh trong nhịp tăng 3 tháng qua kể từ sự kiện biển Đông. Sau khi các blue-chips đã tăng một biên độ lớn, giá sẽ gặp nhiều khó khăn hơn để tăng tiếp, chủ yếu là do nhà đầu tư đã bắt đầu lo ngại mức giá không còn phù hợp, đồng thời dòng tiền không tăng thêm được nữa để đẩy giá lên tiếp do giá đã trở nên cao hơn nhiều so với lúc đầu sóng. Kiếm ăn khó khăn ở các blue-chips khiến dòng vốn có xu hướng quay sang các cổ phiếu chưa tăng nhiều hoặc bị bỏ rơi trong nhịp tăng đầu tiên của các blue-chips. Đó có thể là biểu hiện đang xảy ra trên thị trường tuần này. Tuy nhiên như đã chứng minh ở trên, dòng vốn nóng xoay chuyển chiến lược đầu tư không phải là đại diện cho dòng vốn nói chung trên thị trường. Các blue-chips với mức ảnh hưởng vốn hóa, cũng như độ tập trung vốn lớn nhất trên thị trường vẫn là động lực điều khiển xu thế thị trường. Điều này lại dẫn đến một hệ quả không tốt, khi mà tuần qua các blue-chips lại khá yếu. VN-Index tuần này tăng 1,9% và đang nằm đúng trong vùng đỉnh cũ hồi tháng 3. Không một nhà phân tích nào có thể chắc chắn tuyệt đối về khả năng vượt đỉnh vì cho đến cuối tuần, chỉ số lại đang có một phiên giảm. Mặt khác, trong tuần, hai phiên chỉ số có lúc tăng tới mức 610 điểm nhưng đều thất bại trong việc duy trì ngưỡng cao đó. Việc các blue-chips suy yếu đúng thời điểm quan trọng nhất không phải là thay đổi tốt cho thị trường. Blue-chips không tăng, VN-Index khó có thể tăng cao được ngay cả khi các cổ phiếu nhỏ trần hàng loạt. Mặt khác, thay đổi quan trọng nhất trong tuần chính là việc nhà đầu tư nước ngoài bán ròng ồ ạt ở các cổ phiếu blue-chips. Không phải áp lực bán này tạo nên hiện tượng suy yếu ở các blue-chips. Chẳng hạn rổ HSX30 bị rút vốn ròng khoảng 542,5 tỷ đồng trong các giao dịch khớp lệnh tuần này. Mức vốn rút ròng chiếm chỉ hơn 12% tổng giá trị khớp lệnh của rổ, nghĩa là không nhiều. Giá suy yếu còn là do các nhà đầu tư trong nước tăng cường bán ra, bên cạnh việc nhà đầu tư nước ngoài bán. Khi nói đến xu thế của thị trường, tức là ám chỉ việc VN-Index có tăng hay không. VN-Index đang phụ thuộc nhiều vào các blue-chips, trong khi động lực tăng lại không nằm ở các cổ phiếu này trong tuần. Các cổ phiếu nhỏ chắc chắn sẽ tiếp tục thu hút được dòng vốn nóng vào mạnh hơn nữa trong tuần tới, nhưng nếu các blue-chips không còn đủ mạnh để duy trì trạng thái ổn định của thị trường, dòng vốn này sẽ thoát ra rất nhanh. Do vậy, ngay cả khi dòng vốn nóng vẫn đang vận động mạnh mẽ, xu thế thị trường vẫn là yếu tố quyết định. 10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 8/8 | Giá đóng cửa ngày 1/8 | Mức giảm (%) | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 8/8 | Giá đóng cửa ngày 1/8 | Mức tăng (%) | MPC | 54 | 60,5 | -10,74 | PNC | 8,8 | 7,2 | 22,22 | LGC | 35 | 39 | -10,26 | RIC | 9,5 | 8 | 18,75 | EVE | 26 | 28,8 | -9,72 | FMC | 22 | 18,8 | 17,02 | RDP | 12 | 13,2 | -9,09 | VIP | 11,8 | 10,1 | 16,83 | ASP | 7,2 | 7,8 | -7,69 | SHI | 6,6 | 5,7 | 15,79 | DCT | 2,6 | 2,8 | -7,14 | VTO | 7,9 | 7 | 12,86 | CTI | 12,1 | 13 | -6,92 | HAP | 9,1 | 8,1 | 12,35 | VSI | 7,5 | 8 | -6,25 | SJD | 27,3 | 24,4 | 11,89 | VLF | 5,2 | 5,5 | -5,45 | ITD | 7,6 | 6,8 | 11,76 | BCI | 18,2 | 19,2 | -5,21 | PAN | 53 | 47,5 | 11,58 |
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 8/8 | Giá đóng cửa ngày 1/8 | Mức giảm (%) | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 8/8 | Giá đóng cửa ngày 1/8 | Mức tăng (%) | SDC | 10,5 | 12,3 | -14,63 | TAG | 27,7 | 20,1 | 37,81 | BBS | 17,1 | 19,7 | -13,2 | VCS | 19,7 | 15,1 | 30,46 | VXB | 10,6 | 11,9 | -10,92 | VTS | 12,3 | 9,8 | 25,51 | MIM | 5,4 | 6 | -10 | HMH | 26,3 | 21,5 | 22,33 | SJC | 10,2 | 11,3 | -9,73 | PLC | 23,8 | 19,7 | 20,81 | L14 | 8,8 | 9,7 | -9,28 | VIX | 26,5 | 22 | 20,45 | NHA | 4,1 | 4,5 | -8,89 | CCM | 17,2 | 14,3 | 20,28 | SFN | 14,6 | 16 | -8,75 | PSD | 59,9 | 50 | 19,8 | API | 10,5 | 11,5 | -8,7 | GMX | 12,4 | 10,4 | 19,23 | HHG | 4,2 | 4,6 | -8,7 | VTV | 18,1 | 15,2 | 19,08 |
Trọng Nghĩa |