当前位置: 当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【thanh hoá vs hagl】Có nên cố định 3 môn thi vào lớp 10? 正文

【thanh hoá vs hagl】Có nên cố định 3 môn thi vào lớp 10?

2025-01-27 02:20:59 来源:Empire777 作者:Ngoại Hạng Anh 点击:406次
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2024 tại Hà Nội. Ảnh: Ngọc Tú
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2024 tại Hà Nội. Ảnh: Ngọc Tú

Vẫn yêu cầu môn thi thứ 3 phải “có sự thay đổi qua các năm”

Trước đó vào đầu tháng 10, Bộ GD&ĐT đề xuất bốc thăm môn thi thứ 3 trong thi tuyển sinh lớp 10 đã tạo ra nhiều dư luận trái chiều, không đồng tình. Theo dự thảo Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT có 3 phương thức tuyển sinh lớp 10 THPT gồm: thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển. Việc lựa chọn phương thức tuyển sinh thuộc thẩm quyền của địa phương. Sở GD&ĐT tham mưu cho UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương phê duyệt và lựa chọn phương thức.

Đối với việc tổ chức thi tuyển, thực hiện 3 môn thi gồm toán, ngữ văn và một môn thi thứ 3 hoặc bài thi tổ hợp do sở GD&ĐT, cơ sở giáo dục đại học có trường THPT lựa chọn và được công bố trước ngày 31/3 hằng năm. Môn thi thứ 3 được lựa chọn trong số các môn học có đánh giá bằng điểm số trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS. Tuy nhiên, dự thảo của Bộ GD&ĐT vẫn yêu cầu môn thi thứ 3 phải “có sự thay đổi qua các năm nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện trong giai đoạn giáo dục cơ bản” hoặc dùng bài thi tổ hợp thay thế.

Về thời gian thi, môn ngữ văn là 120 phút, toán là 90 phút hoặc 120 phút, môn thi thứ 3 là 60 phút hoặc 90 phút, bài thi tổ hợp là 90 phút hoặc 120 phút. Nội dung thi tuyển sinh lớp 10 THPT nằm trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, chủ yếu là chương trình lớp 9.

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tính đến ngày 7/10, có 60/63 sở GD&ĐT đồng ý phương án 3 môn thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT và cho rằng điều này phù hợp thực tế và giảm áp lực. Năm học 2024-2025 là năm khép kín chu kỳ thực hiện Chương trình giáo dục 2018 từ lớp 1 đến lớp 12. Theo đó, năm học này thi tuyển sinh lớp 10 THPT và thi tốt nghiệp THPT sẽ thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Để các địa phương có căn cứ triển khai chuẩn bị cho các kỳ thi, Bộ GD&ĐT đã dự thảo và bắt đầu lấy ý kiến rộng rãi xã hội về dự thảo Quy chế thi tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT. Theo kế hoạch, việc ban hành Quy chế thi tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT sẽ sớm hơn 3 tháng so với những năm trước. Dự kiến Thông tư sẽ được hoàn thiện và ban hành trước 31/12 năm nay.

Giáo dục cần phải rõ ràng và ổn định

Nhiều giáo viên ở Hà Nội chia sẻ, dự thảo không còn cụm từ “bốc thăm môn thứ 3” nữa nhưng Bộ lại bắt môn thi thứ 3 phải thay đổi hằng năm thì các sở GD&ĐT khó có cách nào khác ngoài bốc thăm để chọn môn thi thứ 3. Nếu chọn theo chủ quan của lãnh đạo sở thì sẽ nảy sinh rất nhiều vấn đề như: thông tin “lộ lọt”, học sinh và phụ huynh có thể đoán bằng phương pháp loại trừ (môn này năm trước thi rồi năm sau không thi nữa)…

Do vậy, nhiều giáo viên cho rằng, tốt nhất là Bộ GD&ĐT chỉ quy định cứng việc thi 3 môn; còn việc chọn môn thi thứ 3 ra sao sẽ giao cho địa phương toàn quyền quyết định, tốt nhất là thi 3 môn cố định (toán, văn, ngoại ngữ). Giáo dục cần phải rõ ràng và ổn định.

Giáo viên một số tỉnh cho rằng, các sở GD&ĐT tùy tình hình thực tế địa phương quyết định và chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục. Việc này nhằm bảo đảm tăng cường phân cấp quản lý nhà nước về GD&ĐT. Tuy nhiên, nếu lựa chọn môn thứ 3 thì chỉ nên thực hiện một trong số các môn: tiếng Anh; khoa học tự nhiên, lịch sử và địa lý, giáo dục công dân. Không nên thực hiện với môn tin học và công nghệ vì môn tin học nhiều trường khu vực miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa điều kiện về cơ sở vật chất, máy tính còn thiếu và khó khăn; điều kiện về đội ngũ tham gia giảng dạy còn thiếu; môn công nghệ có nhiều mô-đun gây khó khăn trong việc tổ chức ôn tập, biên soạn đề thi, tổ chức thi.

Nếu phải lựa chọn thì nên lựa chọn trước 31/12 hằng năm, giúp đảm bảo thời gian để ôn tập củng cố kiến thức; giúp các sở GD&ĐT có quỹ thời gian tham mưu cho UBND tỉnh sớm phê duyệt ban hành kế hoạch tuyển sinh, phương án tuyển sinh theo quy định.

Lý giải về việc đưa ra quy định về môn thứ 3 không được cố định mà phải thay đổi từng năm, Bộ GD&ĐT cho rằng việc tuyển sinh THPT phải thúc đẩy hoạt động giáo dục, đặc biệt là giáo dục toàn diện, để học sinh có đầy đủ phẩm chất và năng lực, đủ điều kiện để tiếp tục học lên THPT; hoặc nếu chuyển đổi phân luồng, học nghề cũng có được nền tảng về phẩm chất, năng lực để học, thực hành nghề nghiệp ngay.

Tại một số trường ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, qua nắm bắt thông tin, hiện nay phần lớn phụ huynh và giáo viên mong muốn môn thứ 3 sẽ là tiếng Anh. Bởi vì đây là môn học cần thiết trong nhà trường và đáp ứng nhu cầu hội nhập. Bởi đặc thù các TP này là trung tâm văn hóa, giáo dục, kinh tế của đất nước nên rất cần năng lực tiếng Anh. Thi tiếng Anh là thuận lợi để cho các em có sự chuẩn bị học môn này.

Cùng với đó, nhiều năm nay, khi Hà Nội tổ chức bốc thăm môn thi thứ 4 vào lớp 10 đã tạo ra những xáo động và lo lắng không cần thiết. Nhiều giáo viên cho rằng, đừng lo lắng cứ phải có trong môn thi thì các em học sinh mới học. Bởi điều này vô hình trung tạo ra cách học theo kiểu đối phó, học để thi. Bởi vì các em vẫn học theo cách thông thường, học theo ý nghĩa không chỉ để phục vụ việc thi. Ngoài ra, vẫn còn các bài kiểm tra khác trong nhà trường, những tiêu chí khác để các học sinh đảm bảo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới.

Dự kiến bỏ đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Hà Nội xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hạnh phúc
作者:World Cup
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜