【xem kết quả bóng đá la liga】Mỹ cho phép Ukraine được tấn công Nga bằng vũ khí viện trợ

Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ,ỹchophpUkraineđượctấncngNgabằngvũkhviệntrợxem kết quả bóng đá la liga đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.

Hệ thống Tên lửa Tác chiến Lục quân (ATACMS). Ảnh: Getty

Hơn một năm qua, quân đội đã sử dụng Hệ thống Tên lửa Tác chiến Lục quân (ATACMS) để tấn công vào các mục tiêu Nga trên lãnh thổ Ukraine và các căn cứ không quân ở bán đảo Crimea đã sáp nhập vào Nga hồi năm 2014 sau một cuộc trưng cầu ý dân.

Tuy nhiên, Mỹ chưa bao giờ cho phép Kiev sử dụng tên lửa tầm xa cho các mục tiêu sâu hơn bên trong Nga, cho đến khi quyết định này được đảo ngược vào ngày 17-11. Đây là sự thay đổi lớn về chính sách của Washington, trong bối cảnh chỉ còn hơn 2 tháng nữa chính quyền của Tổng thống Biden sẽ kết thúc nhiệm kỳ.

Theo báo Le Figaro của Pháp, ngay sau “đèn xanh” Mỹ, Anh và Pháp cũng có động thái tương tự. Điều này đồng nghĩa với việc Lực lượng vũ trang Ukraine hiện có thể tiến hành các cuộc tấn công sâu vào lãnh thổ Nga không chỉ bằng tên lửa ATACMS của Mỹ mà còn bằng SCALP và Storm Shadow. Trong nhiều tháng, Ukraine đã yêu cầu Mỹ cho phép sử dụng những loại vũ khí này nhưng Mỹ luôn giữ lập trường thận trọng.

Nhà Trắng vẫn chưa có bình luận công khai nào về thông tin. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngầm xác nhận thông tin khi tuyên bố “Hãy để tên lửa lên tiếng”.

Nếu thông tin trên được xác thực, đây sẽ là thay đổi lớn về chính sách của Washington, do chính quyền ông Biden trong thời gian dài đã từ chối gỡ rào vũ khí cho Kiev vì lo ngại căng thẳng gia tăng, bất chấp lời kêu gọi của giới chức Ukraine. Điện Kremlin từng cảnh báo động thái như vậy sẽ là bước leo thang lớn trong xung đột.

Một số quan chức Mỹ nhận định hành động của ông Biden khó thay đổi cục diện chiến trường về tổng thể, song vẫn sẽ giúp ích cho Ukraine vào thời điểm Nga đang đạt nhiều bước tiến lớn, đồng thời tạo điều kiện để Kiev có vị thế tốt hơn trên bàn đàm phán nếu hai bên đồng ý đối thoại.

Chính phủ Nga đã có những phản ứng đầu tiên. Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban các vấn đề quốc tế thuộc Thượng viện Nga, ông Vladimir Dzhabarov chỉ trích đây là động thái nguy hiểm có thể khơi mào cho một cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 3. Quan chức này đồng thời cảnh báo, phản ứng của Nga sẽ là ngay lập tức. Trong khi đó, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Maria Zakharova nhấn mạnh, Tổng thống Vladimir Putin đã nêu ý kiến của mình về vấn đề này.

Hồi tháng 9, Tổng thống Vladimir Putin cho rằng lực lượng Ukraine không đủ khả năng thực hiện các cuộc tấn công bằng tên lửa tầm xa do phương Tây cung cấp nếu không có hỗ trợ từ bên ngoài. Theo Nhà lãnh đạo Nga, vấn đề không phải là có cho phép Ukraine tấn công Nga bằng những vũ khí này hay không. Mà vấn đề này sẽ quyết định liệu các quốc gia NATO có trực tiếp tham gia vào xung đột quân sự hay không.

Trong khi đó, tổng thống tiếp theo của Mỹ ông Donald Trump, có thể sẽ xem xét lại quyết định của người tiền nhiệm về việc cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa do Mỹ cung cấp để tấn công sâu bên trong lãnh thổ Nga.

“Tôi cho rằng hầu hết mọi thứ đều sẽ được xem xét lại. Ở bất cứ thời điểm nào, nước Mỹ cũng chỉ có một tổng thống, cho đến chiều ngày 20-1-2025, Tổng thống Mỹ là ông Joe Biden. Việc cho phép Ukraine sử dụng các loại tên lửa tầm xa là quyết định của ông ấy, nhưng điều đó sẽ không kéo dài hơn”, một thành viên trong nhóm chuyển giao của ông Trump cho biết.

 NGUYỄN TẤN tổng hợp

Cúp C2
上一篇:Tỷ giá hôm nay (6/1): Đồng USD trên thị trường “chợ đen” vẫn tiếp tục tăng
下一篇:Israel tấn công kho đạn ở Damascus khiến ít nhất 17 người thiệt mạng