Đại biểu Lâm Lệ Hà (Kiên Giang) nhấn mạnh tại phiên thảo luận hội trường về dự thảo Luật Trưng cầu ý dân.
Thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Trưng cầu ý dân,ưngcầuýdânTỷlệcửtriđibỏphiếulàquáatalanta vs roma đa số đại biểu (ĐB) đều tán thành với nhiều nội dung trong dự thảo Luật. ĐB cho rằng Luật Trưng cầu ý dân sẽ tạo hành lang pháp lý để người dân có thể trực tiếp tham gia vào hoạt động quản lý, điều hành của đất nước và điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân của Việt Nam.
Tuy nhiên, nhiều ĐB cho rằng, dự thảo Luật quy định tỷ lệ tham gia của cử tri quá cao đối với một vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân là không khả thi, như vậy sẽ làm giảm sút ý nghĩa của việc trưng cầu ý dân, với tư cách là một hình thức để người dân thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của mình.
ĐB Lâm Lệ Hà (Kiên Giang) cho rằng, dự thảo quy định cuộc trưng cầu ý dân hợp lệ phải được ít nhất 3/4 tổng số cử tri tương đương 75% cử tri cả nước có tên trong danh sách đi bỏ phiếu, và nội dung trưng cầu ý dân được quá nửa tương đương 37% số phiếu hợp lệ tán thành thì có giá trị thi hành.
“Tôi thấy quy định tỷ lệ như dự thảo là quá cao, Ban soạn thảo cần cân nhắc kỹ để quy định tỷ lệ tham gia và tán thành của cử tri phù hợp, đảm bảo tính khả thi của luật. Bởi vì trưng cầu ý dân tuy đã được ghi nhận trong Hiến pháp từ năm 1946 nhưng ở nước ta hình thức này chưa được thực hiện trên thực tế”, ĐB nói.
Theo ĐB Hà, cuộc trưng cầu ý dân hợp lệ chỉ cần ít nhất 2/3 tương đương 65% tổng số cử tri cả nước có tên trong danh sách cử tri đi bỏ phiếu, nội dung trưng cầu ý dân được quả nửa tương đương khoảng 33% số phiếu hợp lệ tán thành thì có giá trị thi hành.
Còn ĐB Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) ví dụ, nếu chúng ta có số cử tri đi bầu là 74% chẳng hạn, tức là dưới 75% và 74% đó đều lựa chọn một phương án, có nghĩa là đã đạt được sự đồng thuận vô cùng cao nhưng phương án đó sẽ không được thực hiện vì không đạt được 75%.
Cho rằng trên thế giới chẳng có nước nào dám mong có một cuộc bầu cử, cuộc trưng cầu ý dân mà lại đạt được tới 75%, ĐB Sơn đề nghị ban soạn thảo cần xem xét lại con số 75% này.
Còn ĐB Lưu Thành Công (Vĩnh Long) băn khoăn, sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội xác nhận, công bố kết quả trưng cầu ý dân thì cơ quan nào là nơi triển khai thực hiện kết quả này. “Tôi thấy trong dự thảo luật chưa quy định vấn đề này, tôi đề nghị cần bổ sung thêm một chế định, giao nhiệm vụ cho Chính phủ chỉ đạo, triển khai thực hiện những nội dung đã được trưng cầu ý dân sau khi Quốc hội có nghị quyết xác nhận”, ĐB nói.
Cũng theo ĐB Công, trong dự thảo luật chỉ quy định có quyền được khiếu nại và giải quyết khiếu nại về danh sách cử tri, còn quyền được khiếu nại và giải quyết khiếu nại về kết quả trưng cầu ý dân, đây là vấn đề quan trọng nhưng dự thảo luật chưa đề cập đến.
“Tôi đề nghị cần thiết kế thêm một chế định quy định về việc khiếu nại kết quả trưng cầu ý dân của công dân khi họ phát hiện kết quả đó không khách quan, chưa chính xác, có ý đồ gian lận trong kiểm phiếu công bố kết quả bầu cử. Trong đó cần quy định rõ nơi nào nhận đơn khiếu nại, nơi nào sẽ giải quyết khiếu nại, thời gian bao lâu thì kết quả khiếu nại được công bố”, ĐB kiến nghị./.
Hồng Chi