发布时间:2025-01-11 14:04:46 来源:Empire777 作者:Cúp C2
Năng suất lao động của Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ thế giới?ảithiệnnăngsuấtlaođộngđểtăngnănglựccạnhtranhquốkèo. nhà cái | |
Năng suất lao động cần được cải cách mạnh mẽ | |
Việt Nam: Năng suất lao động nhiều ngành thấp hơn cả Campuchia | |
Năng suất lao động Việt Nam bằng 87% so với Lào | |
Tập trung tăng lương trước hay tăng năng suất lao động |
Tăng năng suất chưa đủ nhanh để cất cánh
Theo Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc, thời gian qua năng suất lao động của Việt Nam đã được cải thiện liên tục, đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, năng suất lao động của Việt Nam vẫn thua kém nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, nhất là trong tương quan so sánh với các thành viên ASEAN. Tính theo PPP 2011, năng suất lao động của Việt Nam năm 2017 đạt 10.232 USD, chỉ bằng 7,2% mức năng suất lao động của Singapore; 18,4% của Malaysia; 36,2% của Thái Lan… Đáng chú ý là chênh lệch về mức năng suất lao động giữa Việt Nam với các nước vẫn tiếp tục gia tăng, điều này cho thấy khoảng cách và thách thức nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt để có thể bắt kịp mức năng suất lao động của các nước.
Sự hạn chế về năng suất lao động đã và đang trở thành rào cản, là yếu tố ngăn trở mục tiêu tăng trưởng nhanh, bền vững và cải thiện sức cạnh tranh của nền kinh tế. Chính vì vậy, việc đặt mục tiêu tăng năng suất lao động và tái cơ cấu lao động, kết hợp với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đang được đặt ra và cần được quan tâm hơn lúc nào hết.
Đánh giá và trình bày Báo cáo năng suất Việt Nam, TS. Nguyễn Đức Thành Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Trường Đại học Kinh tế Đại học quốc gia Hà Nội cho biết, năng suất lao động của toàn nền kinh tế có xu hướng tăng dần theo thời gian nhưng còn chậm và không ổn định. So với các nước đã đạt được thành tựu kinh tế cao thì Việt Nam chưa trải qua giai đoạn tăng năng suất đủ nhanh để cất cánh. Nếu xét theo thành phần kinh tế thì năng suất lao động của khu vực FDI có xu hướng giảm dần, khu vực nhà nước và ngoài nhà nước tăng dần. Trong khi đó, năng suất lao động của khu vực ngoài quốc doanh là rất thấp, dù có cải thiện qua các năm.
“Năng suất lao động của các ngành quan trọng chưa được cải thiện đáng kể. Theo đó, hai lĩnh vực là Công nghiệp và Xây dựng là nhóm ngành đóng góp gần 40% vào GDP của cả nước. Tuy nhiên, năng suất lao động của các ngành chiếm tỷ trọng lớn trong nhóm ngành như Công nghiệp chế biến, chế tạo (lần lượt chiếm khoảng 50% và 18% giá trị gia tăng của nhóm ngành) lại không tăng mà thậm chí còn giảm trong thời gian vừa qua”, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách nhấn mạnh.
Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa hiểu đúng và chú trọng cho hoạt động đầu tư mua sắm, thay đổi công nghệ theo hướng hiện đại để hỗ trợ người lao động. Ảnh: Xuân Thảo. |
Nguyên nhân do đâu?
Bàn về các giải pháp cải thiện năng suất lao động, nhiều chuyên gia cho rằng, bản thân các doanh nghiệp vẫn chưa hiểu đúng và chú trọng cho hoạt động đầu tư mua sắm, thay đổi công nghệ theo hướng hiện đại để hỗ trợ người lao động, tạo môi trường làm việc thuận lợi, tiến tiến để nhân công có thể tận dụng, phát huy tối đa năng lực và từ đó cũng nâng cao năng suất lao động...
Đồng thời, cũng phải làm rõ, năng suất ko chỉ là về vấn đề con người mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chính vì vậy, cần lập hội đồng năng suất quốc gia và tìm ra nguyên nhân năng suất lao động của Việt Nam bị “kẹt” là do đâu? Từ đó, có biện pháp khắc phục.
Đề cập đến nguyên nhân của việc năng suất lao động của Việt Nam thấp, tăng trưởng chưa được như mong muốn, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, tuy Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhưng năng suất lao động lại ko tăng trưởng được như mong muốn và phụ thuộc nhiều vào yếu tố vốn. Khu vực công nghiệp lại có năng suất lao động thấp, những ngành Việt Nam đổ nhiều vốn nhất để đầu tư như khai thác công nghiệp, than khoáng sản, xây dựng thì đều có mức năng suất lao động rất thấp.
Cũng theo bà Phạm Chi Lan, xét về yếu tố doanh nghiệp, cả 3 khu vực doanh nghiệp là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp tư nhân đều có năng suất lao động tương đối thấp, tuy doanh nghiệp FDI có năng suất lao động cao hơn nhưng vẫn thuộc hàng thấp trên thế giới. Đồng thời, do tính lan tỏa của của khu vực doanh nghiệp FDI cho các nền kinh tế khác trong nước lại không được bao nhiêu nên cũng không đẩy mạnh được năng suất lao động của các khu vực khác.
Còn doanh nghiệp tư nhân do nhỏ về quy mô đi cùng với đó là việc tiếp cận nguồn vốn, còn sự cạnh tranh bất bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp cũng dẫn đến việc năng suất lao động của khu vực tư nhân là thấp nhất trong khi đáng lẽ năng suất lao động của khu vực tư nhân phải cao hơn.
Bên cạnh đó, theo phân tích của bà Phạm Chi Lan, còn nhiều nhân tố không kích thích được năng suất của Việt Nam, khoảng cách giữa Việt Nam và một số nước trong khu vực ngày càng giãn ra và không thu hẹp được. Các chính sách thúc đẩy tăng năng suất lao động ban hành nhiều nhưng tổ chức thực thi còn kém cũng là những nguyên nhân dẫn đến năng suất lao động của Việt Nam chưa được như mong muốn.
相关文章
随便看看