【kq verona】“Cầu nối” thương mại mới giữa Đông Nam Á và Nam Mỹ

作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 15:12:07 评论数:
 Hoạt động tại một cảng container ở Singapore. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Hiệp định được ký kết với Khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur), bao gồm các quốc gia là Argentina, Brazil, Paraguay và Uruguay. Đây là hiệp định thương mại đầu tiên của Singapore với các quốc gia này, và cũng là hiệp định đầu tiên của Mercosur với một quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

Trước đó vào tháng 1/2022, Singapore đã ký hiệp định thương mại tự do với một khối kinh tế Mỹ Latinh khác là Liên minh Thái Bình Dương, bao gồm Chile, Colombia, Mexico và Peru.

Hiệp định với Mercosur nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho những dòng chảy thương mại lớn hơn, thông qua việc giảm thuế quan và thiết lập các điều kiện đầu tư minh bạch, Bộ Ngoại giao Singapore, cùng Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore lưu ý. Bên cạnh đó, hiệp định cũng sẽ thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực như tạo thuận lợi thương mại, một quá trình giúp đơn giản hóa các thủ tục xuất nhập khẩu.

Được biết, hiệp định có tên gọi là Hiệp định Thương mại Tự do Mercosur - Singapore (MCSFTA), dự kiến sẽ thúc đẩy tinh thần kinh doanh, tăng tốc số hóa và tăng cường phát triển bền vững và an ninh nguồn cung lương thực, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển trên khắp 5 nền kinh tế này.

Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan và các Bộ trưởng của 4 quốc gia thành viên Mercosur đã ký hiệp định nói trên tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 63 của Nguyên thủ quốc gia thuộc Mercosur và các quốc gia liên kết ở thành phố Rio de Janeiro, Brazil.

5 quốc gia này hiện sẽ tiến hành các quy trình phê chuẩn trong nước, nhằm đưa hiệp định mới vào hiệu lực.

Ông Vivian Balakrishnan cho biết: “Việc ký kết này diễn ra sau hơn 4 năm đàm phán. MCSFTA tạo ra cầu nối mới giữa Đông Nam Á và Nam Mỹ, đưa các khu vực của chúng ta đến gần nhau hơn”.

Trong bài phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh nói trên, Bộ trưởng Ngoại giao Singapore cho hay, các quốc gia sẽ tập trung vào việc tăng cường thương mại thông qua các thủ tục hải quan được đơn giản hóa và tính minh bạch được tăng cường, để hàng hóa có thể được thông quan hiệu quả hơn, cũng như tăng cường sự ổn định và khả năng dự đoán nhằm nâng cao niềm tin của nhà đầu tư.

Ngoài ra, các quốc gia cũng sẽ nỗ lực để tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại kỹ thuật số, và xây dựng niềm tin vào nền kinh tế kỹ thuật số, đồng thời thực hiện điều đó theo cách mang lại cơ hội công bằng cho công dân của tất cả các quốc gia.

Một lĩnh vực trọng tâm khác sẽ hướng đến việc tăng cường hợp tác để phát triển cơ hội dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhằm giúp họ quốc tế hóa và phát triển các kỹ năng kinh doanh để duy trì sự phù hợp.

Trong khi đó, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore Gan Kim Yong cho rằng, hiệp định mới "củng cố cấu trúc tạo thuận lợi thương mại ngày càng tăng của Singapore với Mỹ Latinh". Qua đó sẽ giúp làm giảm chi phí kinh doanh cho các doanh nghiệp, giảm bớt các rào cản thuế quan và quy định, đồng thời mở ra những cơ hội kinh doanh mới, chẳng hạn như trong thương mại điện tử, thương mại nông nghiệp và mua sắm chính phủ.

Đáng chú ý, Mercosur đại diện cho nền kinh tế lớn thứ 8 trên thế giới, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là 2,7 nghìn tỷ USD, và là một thị trường 272 triệu dân. Thương mại hàng hóa giữa Singapore và Mercosur vào năm 2022 chiếm 45%, tương đương 13,8 tỷ USD trong tổng thương mại của Singapore với 33 nền kinh tế độc lập ở khu vực Mỹ Latinh; trong khi đó, thương mại dịch vụ vào năm 2021 chiếm 40%, tương đương 7,6 tỷ USD.

Có khoảng 100 doanh nghiệp Singapore đang hoạt động tại các thị trường thuộc Mercosur, trên những lĩnh vực như dầu khí, kinh doanh nông nghiệp, giải pháp kỹ thuật số, sản xuất, khách sạn, hậu cần và cơ sở hạ tầng.

Trong một động thái liên quan, ông Peter Koh, Giám đốc Điều hành Tập đoàn Oceanus Group, một đơn vị kinh doanh nông nghiệp Singapore cho biết, hiệp định mới sẽ không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại xuyên biên giới hiệu quả hơn, mà còn góp phần tăng cường khả năng phục hồi của nguồn cung lương thực.

最近更新