【lich thi dau bong đá】"Nâng tầm” thành luật xử lý nợ xấu

 人参与 | 时间:2025-01-26 22:00:39
Nợ xấu tăng,ângtầmthànhluậtxửlýnợxấlich thi dau bong đá nhưng xử lý không dễ
Ngân hàng, tòa án cùng "kể khổ" về quá trình xử lý nợ xấu
Bộ Tài chính giải đáp cử tri về xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu
ọa đàm với chủ đề: “Nợ xấu trong đại dịch COVID-19 - Giải pháp hỗ trợ ngành ngân hàng và cộng đồng doanh nghiệp”.
Ông Đoàn Văn Thắng, Tổng Giám đốc Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng phát biểu tại Tọa đàm.

Sáng 23/6, tại Hà Nội, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) phối hợp với một số cơ quan tổ chức Toạ đàm: “Nợ xấu trong dịch Covid-19: Giải pháp hỗ trợ ngành ngân hàng và cộng đồng doanh nghiệp”.

Sàn giao dịch nợ xấu sẽ ra đời vào đầu quý 3/2021

Tới nay, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được khoảng 530.000 tỷ đồng nợ xấu. Trong đó, lũy kế từ ngày 15/8/2017 đến 30/4/2021, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được gần 350.000 tỷ đồng nợ xấu (66% số nợ) xác định theo Nghị quyết số 42, đạt trung bình khoảng 8.000 tỷ đồng/tháng, cao hơn khoảng 2 lần so với kết quả xử lý nợ xấu nội bảng trung bình tháng từ năm 2012-2017 (giai đoạn trước khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực).

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký VNBA, Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng được Quốc hội ban hành ngày 21/06/2017, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/8/2017, trên 3 năm đi vào thực tiễn, đã tạo cơ chế xử lý đồng bộ, hiệu quả giúp các tổ chức tín dụng đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu.

Đồng tình với ý kiến này, ông Đoàn Văn Thắng, Tổng Giám đốc Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC) cho biết, ngay sau khi có Nghị quyết 42, Chính phủ, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã hỗ trợ tối đa cho hoạt động xử lý, thu hồi nợ của VAMC. Cho đến thời điểm hiện nay, có 21 tổ chức tín dụng đã tất toán dư nợ cho VAMC.

“Nghị quyết 42 ra đời, cùng với việc quy định về đấu giá tài sản, từ 2018 đến nay, VAMC đã bán đấu giá thành công gần 3.000 tỷ đồng các khoản nợ và tài sản bảo đảm. Hiện tại, chúng tôi được 21 tổ chức tín dụng đã tất toán dư nợ cho VAMC đồng ý xây dựng sàn giao dịch nợ xấu, khoảng đầu quý 3/2021 sẽ ra đời”, ông Đoàn Văn Thắng cho biết.

Không để “con sâu làm rầu nồi canh”

Tuy nhiên, theo các chuyên gia và doanh nghiệp tại tọa đàm, Nghị quyết 42 đã gần kết thúc thời gian thí điểm, trong khi diễn biến đại dịch Covid-19 tại Việt Nam phức tạp trở lại trong vài tháng gần đây, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, làm giảm khả năng trả nợ ngân hàng, điều này sẽ tác động lớn tới tình hình nợ xấu và xử lý nợ xấu của các ngân hàng.

Về vấn đề này, chuyên gia tài chính – ngân hàng TS. Cấn Văn Lực cho hay, tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng đang trong khoảng 1-3%, nghĩa là 97-99% khách hàng vay vốn là khách hàng tốt. Tuy nhiên, việc có thể xử lý các khoản nợ xấu hiệu quả sẽ giúp chi phí, thủ tục vay vốn được tốt hơn rất nhiều, không để “con sâu làm rầu nồi canh”.

Bên cạnh đó, vị chuyên gia này đã chỉ ra nhiều điểm bất cập còn tồn tại sau hơn 3 năm triển khai Nghị quyết 42 như: Sự phối kết hợp chưa đồng bộ giữa các cơ quan chức năng, nhiều vướng mắc trong xử lý tài sản đảm bảo, khó khăn trong khâu định giá và thẩm định giá khoản nợ, thiếu vắng một thị trường mua bán nợ chính thức…

“Chính phủ nên xem xét đề xuất Quốc hội luật hóa Nghị quyết 42 trên cơ sở rà soát, hoàn thiện và hệ thống hóa các quy định pháp luật liên quan. Bởi nợ xấu là vấn đề liên tục, luôn hiện hữu của ngành ngân hàng. Hơn nữa, trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, nợ xấu đã và đang tăng cao. Trong khi đó, Nghị quyết 42 sẽ hết hiệu lực chỉ trong hơn 1 năm nữa, sẽ khiến áp lực xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng trong thời gian tới là rất lớn”, TS. Cấn Văn Lực nêu kiến nghị.

Đồng quan điểm, theo Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, các quy định pháp luật đã có tác dụng rất tốt trong việc xử lý nợ xấu, tuy nhiên, chính sách vẫn có những điểm “xấu” nên cần phải hoàn thiện để bảo đảm việc xử lý nợ xấu nói chung của nền kinh tế và nợ xấu nói riêng của ngành ngân hàng tốt hơn.

Vì thế, vị luật sự này cũng đề xuất, cần tiếp tục kéo dài hiệu lực Nghị quyết 42, nhưng tốt nhất là nâng lên thành luật và áp dụng cho đến khi nào hệ thống toà án thực sự giải quyết được một cách nhanh chóng yêu cầu đòi nợ của ngân hàng, không chỉ riêng thủ tục rút gọn.

Trước những kiến nghị như trên, đại diện Hiệp hội Ngân hàng cũng đồng tình, bởi việc này sẽ giúp lĩnh vực xử lý nợ xấu có văn bản luật riêng để điều chỉnh, các quy định xử lý nợ xấu sẽ có giá trị pháp lý cao hơn, giúp cho ngành ngân hàng và các cơ quan Nhà nước liên quan phối hợp xử lý nợ xấu hiệu quả hơn.

Ông Nguyễn Quốc Hùng cũng nói thêm, Covid-19 đã ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế nói chung và nguồn lực tài chính của các tổ chức cá nhân có nhu cầu mua nợ nói riêng nên việc bán các khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng đã gặp nhiều khó khăn. Vì thế, Hiệp hội Ngân hàng đề nghị NHNN và các cơ quan có thẩm quyền sớm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về mua bán nợ, đồng thời có các chính sách ưu đãi cho các đơn vị mua, xử lý nợ xấu để góp phần đẩy mạnh hoạt động mua bán nợ.

顶: 98163踩: 38