【kq rangers】Ứng xử với “khủng hoảng” bạo lực học đường
(CMO) Thời gian gần đây, mạng xã hội liên tục đăng tải những clip học sinh đánh nhau, cho thấy vấn nạn bạo lực học đường vẫn chực chờ bùng phát.
Bạo lực học đường chưa bao giờ là vấn đề mới, song khi đối diện với “khủng hoảng” này, tất cả các bên liên quan đều hết sức lúng túng. Xin dẫn ra đây một câu chuyện và cách ứng xử của những bên liên quan để thấy rằng, bạo lực học đường và cái cách người ta đối diện, ứng xử, giải quyết, tìm ra biện pháp ngăn chặn hữu hiệu vẫn là một bài toán nan giải.
Vụ việc vừa xảy ra tại một trường THCS trên địa bàn TP Cà Mau, học sinh tên Lê Trần A bị đánh ngay trước cổng trường. Theo thông tin từ ông Lê Khánh D, cha của em A thì A và em Nguyễn Thái Th là bạn học chung ở lớp 8A. Do cự cãi, xích mích trước đó nên khoảng 12 giờ 30 phút A và Th hẹn nhau ở cổng trường để “bắt tay giải hoà”. Khi này, Th có dẫn theo 2 người bạn nữa, trong đó có 1 học sinh khối 9 cùng trường tên là Nguyễn Thanh S. A và Th sau khi bắt tay giải hoà, Th bỏ đi vào trong trường. Lúc này Nguyễn Thanh S và một đối tượng nữa (cũng là cựu học sinh của trường này) dùng nón bảo hiểm và chân tay đánh A.
Phát hiện sự việc, nhà trường can thiệp, mời A và Th lên để làm tờ tường trình. Điều ông D bức xúc là tại sao nhà trường đã biết, phát hiện vụ việc nhưng không thông báo cho gia đình. Đến khoảng 18 giờ 30 phút cùng ngày, giáo viên chủ nhiệm lớp 8A gọi điện thoại báo cho phụ huynh biết là chiều ngày hôm sau đến trường để làm công tác hoà giải giữa các em học sinh và đại diện gia đình. Khi về nhà, ông D kêu con ra hỏi sự việc, tìm đến các bạn học sinh có chứng kiến vụ việc và sau đó thông báo cho phòng giáo dục, nhờ các cơ quan báo chí thông tin vụ việc.
Ông D bức xúc: “Tại sao khi xảy ra vụ việc nhà trường không thông báo ngay đến gia đình, nếu lỡ cháu có bị vấn đề gì thì ai là người chịu trách nhiệm. Tôi không bằng lòng với cách ứng xử của nhà trường”. Sau đó ông D dẫn cháu A đến trụ sở Công an Phường 5 trình báo vụ việc và đưa cháu A đến điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau. Theo hồ sơ bệnh án, cháu A bị chấn thương đầu, chụp X-quang cho thấy không có dấu hiệu bất thường và giải quyết xuất viện.
Em Lê Trần A (bên trái) nhập viện điều trị sau khi bị đánh trước cổng trường. |
Khi phóng viên tìm đến bệnh viện thăm A, cô giáo chủ nhiệm là cô Dương Thuý L cùng các bạn lớp 8A cũng đến thăm A. Cô giáo này cho rằng vụ việc đang trong quá trình giải quyết và không thể trao đổi, thông tin với báo chí.
Ngay sau đó, phóng viên tiếp cận, trao đổi với A. Em A cho biết: “Do trước đó đã có xảy ra mâu thuẫn trên mạng xã hội. Sau đó, tại trường học cũng có va chạm với Th”. Khi được hỏi về quá trình bị đánh, A kể: “Các bạn dùng nón bảo hiểm đập và đấm, đá em. Bạn Th không tham gia, các bạn đi theo Th mới là người đánh, trong đó có một anh ở khối 9 cùng trường”. A cho biết, sau khi bị đánh hơi choáng, bị nhức đầu, nhưng khi vào viện thì đã ổn định sức khoẻ.
Tại trường THCS nơi xảy ra vụ việc, ông H, Hiệu trưởng nhà trường, thông tin: “Đầu tiên, việc giáo viên chủ nhiệm không thông báo kịp thời vụ việc đến gia đình là thiếu sót. Tuy nhiên, vụ việc được phát hiện và ngăn chặn ngay nên có thể cô giáo chủ quan, cho rằng không cần thiết phải thông tin với phụ huynh”. Cũng theo ông H, phụ huynh của em A chưa hợp tác trong suốt quá trình xảy ra vụ việc. Nhà trường tổ chức buổi làm việc, hoà giải thì ông D không đồng ý, có thái độ tức giận. Theo thông tin mới nhất từ ông H, ông D yêu cầu xử lý hình sự vụ việc và hồ sơ vụ việc đã được chuyển đến Công an TP Cà Mau thụ lý, giải quyết.
Về phía nhà trường, sau khi cân nhắc và nắm thông tin buộc thôi học đối với học sinh Nguyễn Thanh S, khối 9 vì đã trực tiếp đánh em A. Còn với em Th, do không tham gia đánh bạn A, chưa có kết luận về vụ việc nên trường chưa thể đưa ra hình thức xử lý.
Qua vụ việc có thể thấy rằng, cách ứng xử của các bên đều có vấn đề. Về phần phụ huynh, do nôn nóng, lo lắng cho con mà thể hiện thái độ bất hợp tác. Phía nhà trường, chưa thông tin kịp thời các vấn đề của học sinh để gia đình nắm được. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh bậc THCS có những biến động lớn, dễ bột phát, hành xử theo cảm tính, nông nổi. Chính vì vậy, lứa tuổi này cần sự quan tâm, chăm sóc của cả gia đình và nhà trường. Bạo lực học đường trong lứa tuổi này vì thế luôn có thể xảy ra mỗi khi có điều kiện. Cần nhất là mối quan hệ bền chặt, hợp tác, chia sẻ giữa nhà trường và gia đình. Đáng tiếc là trong vụ việc này, mối quan hệ ấy lại đối chọi nhau, gây nên tình trạng căng thẳng. Thiếu niềm tin, thiếu sự kết nối, đồng hành, có phải học sinh đang cô đơn trong hành trình hoàn thiện về nhân cách và tri thức?
Ứng xử với bạo lực học đường trong một vụ việc cụ thể, hay rộng ra hơn, chính là cách ứng xử của chúng ta với thế hệ tương lai./.
Tám Củi
相关文章
ACB lên tiếng về thông tin lãnh đạo ngân hàng đánh bạc, chuyển tiền ra nước ngoài
Thông tin thất thiệt, không có căn cứNgân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa ra thông cáo liên quan đến thôn2025-01-10Bắt giữ gần 5 kg sừng tê giác buôn lậu qua đường hàng không
Tang vật sừng tê giác được cơ quan hải quan thu giữ niêm phong phục vụ công tác điều tra. Ảnh: Hoàng2025-01-10Sửa đổi quy định về quản lý ngoại hối và thị trường vàng
Ảnh minh họa. Đó là nội dung được đề xuất trong dự thảo Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối vừa đ2025-01-10DN nhỏ và vừa kinh doanh bất động sản không được ưu đãi thuế
DN vừa và nhỏ kinh doanh BĐS không được gia hạn thuế. Ảnh minh hoạ Theo đó, trường hợp DN kinh doan2025-01-10Cục Thuế Cao Bằng triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp, phấn đấu thu vượt dự toán năm 2025
Cao Bằng: Thu nội địa 11 tháng vượt 11,6% dự toán13/17 khoản thu ước hoàn thành vượt dự toánĐánh giá2025-01-10Những 'vật thể lạ' khổng lồ từ trên trời rơi xuống trong đêm giao thừa tại Mỹ
Quảng trường Thời đại ở New York là điểm đón giao thừa nổi tiếng với màn thả quả bóng vào đêm giao t2025-01-10
最新评论