Tình trạng hoạt động “chui” ở các lĩnh vực đều có chung hậu quả là: Pháp luật không được thực thi và tạo tâm lý nhờn luật,chuikqbd dua vô hiệu hóa pháp luật; hành vi sai trái trái của nhiều lĩnh vực (như khám chui, đào tạo chui) gây nguy hiểm cho tính mạng con người và bất an, bất công trong xã hội, ở lĩnh vực khác có thể làm xã hội rối loạn, những chuẩn mực về đạo đức, cuộc sống bị đảo lộn. Nguyên nhân của tình trạng “chui” tràn lan như trên xuất phát từ công tác quản lý của các cơ quan hữu quan bị buông lỏng, cán bộ thiếu trách nhiệm, bao che cho sai phạm, người thực thi pháp luật không thực hiện nghiêm khiến nhiều tình trạng “chui” tồn tại kéo dài, gây nhức nhối dư luận.
Nhìn thẳng thực tế, tình trạng hoạt động “chui” tràn lan ở các lĩnh vực đời sống, ở các địa phương nếu không được chặn đứng sẽ có nguy cơ gây ra những hệ lụy nghiêm trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Để xử lý tình trạng “chui” tràn lan như trên cần xây dựng, hoàn thiện các quy định pháp luật. Hệ thống pháp luật của chúng ta được coi như một “rừng luật” nhưng vẫn chồng chéo, còn kẽ hở, thiếu tính thực thi. Do đó, các cơ quan, ban ngành cần rà soát, xem xét những những quy định nào còn thiếu, còn bất cập thì cần sửa đổi, hoàn thiện để những quy định dễ dàng đi vào cuộc sống. Bên cạnh đó, dịp này, chúng ta cũng cần tăng cường sức mạnh của bộ máy quản lý. Những năm qua việc tinh giản bộ máy, tinh giản biên chế luôn gặp khó khăn vì không biết tinh giản vào ai, thì nay, trước những vấn đề sai phạm cụ thể, ta cần chỉ rõ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm. Với những cán bộ gây hậu quả nghiêm trọng, cần bị xử lý nghiêm minh trước pháp luật, còn những người thiếu trách nhiệm, yếu kém về trình độ, nghiệp vụ thì cần đưa vào diện tinh giản của bộ máy. Không thể để tình trạng bộ máy của ngành, lĩnh vực cồng kềnh, trong khi sai phạm trong đời sống lại cứ xảy ra tràn lan!