【kqbd mls】“Nhiều việc” như giáo viên chủ nhiệm

Có quá nhiều việc mà giáo viên chủ nhiệm phải xắn tay giải quyết,ềuviệcnhưgiovinchủnhiệkqbd mls tâm sự, chia sẻ với học trò thân yêu của mình...

Giáo viên Hồ Vĩnh Thế (thứ 5 từ phải sang), Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, thành phố Vị Thanh, đạt giải nhất hội thi.

Lần đầu tiên được Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Hội thi Giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp tiểu học năm học 2016-2017 đã “hé lộ” nhiều chuyện vui, buồn của công tác chủ nhiệm.

Từ chuyện người thầy bẻ gãy cây roi tre

Là câu chuyện của thầy Nguyễn Thanh Lâm, giáo viên Trường Tiểu học thị trấn Một Ngàn A, huyện Châu Thành A, khi tham gia phần thi kể một câu chuyện về công tác chủ nhiệm. Với chất giọng trầm ấm, thầy Lâm kể câu chuyện có thật của thầy về thời gian 2 năm đầu khi mới về công tác tại trường (năm 1998). Chuyện bắt đầu khi thầy đang dạy lớp, có một học sinh không ngoan, nói chuyện nhiều. Thầy đến, nhắc nhở em kèm theo 2 cây roi đánh trên tay. Nhưng mọi chuyện trở nên nghiêm trọng, sau khi bị “ăn roi” em học sinh đã ngất xỉu phải đưa đi bệnh viện. Tìm hiểu nguyên nhân thì biết em bị bệnh tim, do quá sợ nên xỉu. Và hình ảnh thầy giáo đứng giữa lớp, bẻ gãy chiếc roi tre trước tiếng vỗ tay vang dội, nụ cười tươi rói của học sinh cả lớp đã khẳng định tính nhân văn và thái độ gần gũi, quan tâm đến từng trường hợp một đã gây ấn tượng mạnh với người xem. Thầy Lâm chia sẻ: “19 năm về trước, việc thầy giáo dùng roi tre đánh học sinh chưa ngoan là chuyện bình thường, tôi cũng không ngoại lệ. Nhưng từ tình huống hy hữu xảy ra, ảnh hưởng đến sức khỏe học sinh. Tôi thấy rất hối hận và từ đó trở về sau không một lần nào dùng chiếc roi đánh học sinh nữa. Tôi thấy rằng giáo dục học sinh không phải có đánh các em mới sợ, mà người giáo viên phải có trách nhiệm, chịu khó quan sát học sinh để hỗ trợ các em, tìm cách kích thích tinh thần học tập của trẻ đó mới là cách dạy học hiệu quả”.

Từ câu chuyện thầy đã liên hệ với việc dạy và học hiện nay, nhất là cấp tiểu học, học sinh rất cần sự yêu thương, hỗ trợ từ người thầy và nhất là giáo viên chủ nhiệm. Ở trên lớp để học sinh chú tâm cho việc học thầy dùng phiếu học tập để tặng cho các em học sinh chăm ngoan. Cuối tuần thầy khen thưởng cho các em, phần thưởng không nhiều chỉ là chiếc khăn quàng, một cái bông bảng, hay chỉ một quyển tập nhưng lớp học rất vui, tạo động lực cho học sinh.

Thầy Lâm đã cho thấy, giáo viên chủ nhiệm không chỉ cần chuyên môn giỏi mà còn phải có sự bao dung.

Đến những cách ứng xử linh hoạt

Những câu chuyện được kể không phải bịa cho hay, mà luôn xuất phát từ thực tế. Hấp dẫn và tạo được sự chú ý của mọi người không chỉ có câu chuyện trên, mà còn là cách kể sống động, đầy cảm xúc của thầy Hồ Vĩnh Thế, giáo viên Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, thành phố Vị Thanh. Chuyện của thầy kể về tình huống thực tế ngay đầu năm học 2016-2017, khi lớp thầy chủ nhiệm có một học sinh vừa có hoàn cảnh gia đình khó khăn vừa không ngoan, thường xuyên nghịch phá, gây mất trật tự lớp học. Đối với các giáo viên chủ nhiệm lớp khác, nhận học sinh như thế ngán ngại vô cùng, nhưng với thầy thì ngược lại, thầy ân cần tìm hiểu nguyên nhân, đến nhà thường xuyên thăm hỏi gia đình và tình hình học tập. Không chỉ vậy, thầy còn vận động ban giám hiệu, mạnh thường quân hỗ trợ vận động tặng xe đạp, quần áo, học bổng cho em. Từ đó đã làm chuyển biến tích cực học sinh “cá biệt” này. Việc sử dụng công nghệ thông tin với những hình ảnh sống động như: Hình ảnh học sinh trong căn nhà lá rách tích cực học tập bên sự yêu thương của bà ngoại, sự quan tâm của giáo viên chủ nhiệm làm mọi người rất cảm động.

Em Nguyễn Lý Hữu Hiệp, học sinh lớp 4D, Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, bộc bạch: “Nếu không có thầy Thế, em nghĩ em sẽ không tích cực học tập như bây giờ. Hoàn cảnh gia đình em rất khó. Cha mẹ bỏ em đi khi em còn nhỏ. Em ở với bà ngoại. Do thiếu tình thương của cha mẹ nên đã có lúc em suy nghĩ bồng bột, không chăm chỉ học tập. Bây giờ, mục tiêu của em là cố gắng học để trả ơn thầy và lo cho ngoại”.

Hiệu quả mang lại từ hội thi là để các giáo viên có cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thông qua 4 phần thi (gồm thi tự luận về chủ trương, chính sách pháp luật, văn bản của ngành, thi ứng xử tình huống sư phạm, hồ sơ chủ nhiệm lớp, kể một câu chuyện về công tác chủ nhiệm). Bên cạnh đó, từ hội thi này các giáo viên đã tự rút kinh nghiệm từ các đồng nghiệp để nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm của mình trong thời gian tới. Thầy Dương Văn Toàn, giáo viên Trường Tiểu học Phương Phú 1, huyện Phụng Hiệp, nói: “Từ hội thi tôi thấy mình đã học hỏi được từ đồng nghiệp nhiều thứ. Nhất là thái độ quan tâm, chia sẻ và cách để tiếp cận các học sinh chưa ngoan. Quả thật, tôi cũng đã gặp nhiều trường hợp phải căng não để xử lý các tình huống sư phạm trong trường nhưng tại hội thi tôi thấy cũng có những tình huống mình không thể nào nghĩ ra và rất khó để xử lý”.

Ông Bùi Đức Quang, Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở Giáo dục và Đào tạo, cho biết: “Hiệu quả mang lại từ hội thi sẽ là cơ sở để chúng tôi nhân rộng những cách làm hay hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học trong thời gian tới. Trong đó, việc phát huy vai trò giáo viên chủ nhiệm ở các trường học là cầu nối, điều kiện tốt để tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Như thế mới tạo động lực học tập tốt cho các cấp học tiếp theo cho học sinh”.

 

Bài, ảnh: CAO OANH

World Cup
上一篇:Thuyền chở 20 người đi câu mực bị chìm trên biển, 1 người tử vong
下一篇:Thời tiết Hà Nội 22/7: Nắng xuất hiện từ sớm, trời oi nóng