Những bài học xương máu của Nga từ các hoạt động tác chiến ở Syria | |
“Trừng phạt của phương Tây nhằm vào Syria là âm mưu lật đổ chính quyền | |
Chi phí của chính phủ Mỹ trong cuộc chiến của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria | |
Chiến lược “lấy dầu mỏ” của Tổng thống Trump ở Syria là một sai lầm?ươnglaivẫnmùmịtdùSyriahọpbànvềHiếnphákết quả bóng đá oman |
Các thành viên Ủy ban Hiến pháp Syria nhóm họp tại Geneva của Thụy Sĩ. (Ảnh: THX/TTXVN). |
Đại diện của Chính phủ Syria, phe đối lập và các tổ chức xã hội dân sự tiếp tục thảo luận về các vấn đề chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và khủng bố tại quốc gia Trung Đông này. Đây được xem là bước đi quan trọng để tiến tới một cuộc bầu cử và giải pháp chính trị cho cuộc xung đột ở Syria bùng phát từ năm 2011, cướp đi sinh mạng của khoảng 400.000 người và khiến hàng triệu người phải lánh nạn. Nhưng tương lai của Syria vẫn mờ mịt khi mà các bên vẫn còn nhiều sách lược, cuộc chiến ủy nhiệm chưa có dấu hiệu ngưng.
Phiên họp thứ nhất của Ủy ban soạn thảo Hiến pháp Syria ngày 8/11 vừa qua được đánh giá là thành công với việc tập trung vào nhiều vấn đề đặc biệt là chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Syria, cũng như tiếp tục cuộc chiến chống khủng bố.
Tuy nhiên, dù các đoàn đều tới Geneve ngày hôm qua nhưng đã không tổ chức được cuộc họp vòng hai và phái đoàn chính phủ Syria đã rời trụ sở Liên Hợp Quốc sau khi không thể thống nhất về một chương trình nghị sự với các trụ cột quốc gia.
Tại vòng này, các ủy ban thu nhỏ dự kiến sẽ thảo luận nhóm một cách nghiêm túc về các phần chung và tất cả các nội dung chi tiết của Hiến pháp. Ủy ban nhỏ bao gồm 45 thành viên, trong đó mỗi lực lượng như chính phủ, lực lượng đối lập và lực lượng dân sự cử 15 thành viên tham gia. Dự kiến, các phiên họp có thể được tổ chức vào thứ ba và vấn đề phái đoàn chính phủ và dân sự muốn là một chương trình nghị sự rõ ràng, tố cáo mọi hành vi xâm lược lãnh thổ Syria trước khi thảo luận về sửa đổi hoặc cải cách Hiến pháp.
Dư luận khu vực hoan nghênh những kết quả vừa đạt được của Ủy ban Hiến pháp Syria và nhấn mạnh rằng chỉ có người Syria quyết định tương lai của đất nước họ, đồng thời cho rằng không nên can thiệp vào công việc của Ủy ban thảo luận Hiến pháp, cũng như thực hiện Nghị quyết 2254 của Liên Hợp Quốc, trong đó xác nhận rằng chỉ người Syria mới quyết định tương lai của đất nước họ.
Mới đây Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov cảnh báo về các nỗ lực can thiệp vào công việc của Ủy ban Hiến pháp.
Vô vàn khó khăn cho Syria đi tới hòa bình
Tình hình Syria rất phức tạp với nhiều mâu thuẫn đan xen trong đó có vấn đề chính trị nội bộ, sự can thiệp và ảnh hưởng của các nước lớn, vấn đề biên giới và vấn đề người Cuốc. Chính vì vậy, việc các lực lượng ở Syria thành lập được Ủy ban hiến pháp và thúc đẩy giải pháp chính trị là một bước tiến quan trọng trong tiến trình giải quyết khủng hoảng ở Syria. Với sự phức tạp của nhiều vấn đề như vậy cho nên tiến trình đi tới thống nhất, ổn định, hòa bình ở Syria không hề dễ dàng và còn vô vàn trở ngại.
Thứ nhất việc xảy ra nội chiến ở Syria cũng xuất phát từ những bất đồng, mâu thuân nội bộ và hơn nữa là cạnh tranh quyền lực, vị trí trong chính phủ của các lực lượng. Do đó, ngay cả việc xây dựng Hiến pháp cũng không dễ dàng dù tới thời điểm này các bên có những bước tiến bộ và đạt được những kết quả mà LHQ và dư luận quốc tế rất hoan nghênh.
Vấn đề Hiến pháp mà cuối cùng trong đó các bên muốn sửa đổi chính là phân chia quyền lực, phân chia lợi ích, ảnh hưởng. Đây lại luôn là vấn đề khó trong các cuộc xung đột hay bất đồng ở Trung Đông. Thứ hai, vấn đề Syria thực tế trong suốt 9 năm qua không phải do người Syria quyết mà đó là cuộc chiến ủy nhiệm giữa các cường quốc. Do đó ngay cả người Syria có muốn đồng thuận cũng khó nếu như các nước hậu thuẫn và lực lượng bên ngoài chưa đạt được thỏa hiệp.
Có thể thấy rõ chính là tiến trình đàm phán hòa bình cho Syria do Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran tổ chức trong 2 năm qua nhưng gần như không mấy tiến triển. Thứ ba, trở ngại của tiến trình giải quyết khủng hoảng còn phụ thuộc nhiều vào thực địa mà cụ thể là sự cạnh tranh ảnh hưởng của các lực lượng trong việc giành quyền kiểm soát kinh tế, lãnh thổ, quân sự.
Đó là chưa kể tới một kịch bản khả thi là đạt được một bản Hiến pháp mới với sự đồng thuận thì việc triển khai cũng rất khó khi xung đột, giao tranh vẫn diễn ra hàng ngày.
Thứ tư, việc các lực lượng thống nhất được Ủy ban hiến pháp và họp bàn tại Geneve được giới phân tích nhìn nhận đó là một “sự hoãn binh” của các lực lượng đối lập vốn đang yếu thế trong suốt thời gian qua. Nỗ lực này chỉ nhằm kéo thêm thời gian cho các lực lượng đối lập củng cố lực lượng, tìm kiếm sự ủng hộ từ bên ngoài, đàm phán với các nước hậu thuẫn… Thứ năm, với tình hình như vậy nhưng việc Ủy ban hiến pháp đã được tiến bộ khiến các chuyên gia nghi ngờ về sẵn sàng của chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad khi đưa ra nhiều nhượng bộ trong các cuộc đàm phán và sau khi tăng cường kiểm soát quân sự trên mặt đất.
Chìa khóa của hòa bình cho Syria là gì?
Ngay cả khi đại diện các bên đang ngồi họp về tương lai Syria với bản Hiến pháp mới thì các cuộc đụng độ, giao tranh vẫn tiếp diễn. Tương lại của Syria thực sự rất mờ mịt và chưa có một phân tích nào của khu vực Trung Đông dự báo được thời điểm cuộc khủng hoảng kết thúc. Còn người Syria thì nói rằng phải mất ít nhất 10 năm nữa mới có thể kết thúc xung đột và trở lại ổn định.
Trên bình diện quốc tế, đánh giá của LHQ và ngay cả các phe phái ở Syria đều cho rằng, nếu bạo lực chấm dứt và các thỏa thuận giảm leo thang được thực thi mới có thể giúp Ủy ban Hiến pháp thành công và kích hoạt phần còn lại trong Nghị quyết 2254 của Hội đồng Bảo an để đạt được một giải pháp chính trị toàn diện, cũng như sớm mang lại hòa bình cho Syria.
Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc tại Syria Geir Pederson đã nói rằng ủy ban hiến pháp Syria sẽ không giải quyết xung đột nhưng có thể là "khởi đầu quan trọng và mang tính biểu tượng của tiến trình chính trị nếu được hiểu là một phần của quá trình chính trị rộng lớn hơn".
Vấn đề thực địa lại phụ thuộc nhiều vào ảnh hưởng, sự can thiệp từ bên ngoài như Nga, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, các nước Ả-rập và cả Israel. Cuộc chiến ủy nhiệm này sẽ khó kết thúc sớm khi mà các bên vẫn còn lợi ích, vẫn còn cần hồ sơ Syria để thương lượng trong các vấn đề lợi ích chiến lược riêng khác. Đó cũng là lý do vì sao các nhà phân tích nói rằng giải pháp ở Syria vẫn còn rất xa.