【xep hang phan lan】Bất cập trong quản lý rừng phòng hộ ở Nghệ An: “Bài toán” chưa được giải xong

Gia Lai: Khởi tố vụ tàn phá 4.400m2 rừng phòng hộ Khởi tố vụ phá hơn 2,ấtcậptrongquảnlýrừngphònghộởNghệAnBàitoánchưađượcgiảxep hang phan lan2ha rừng ở tỉnh Gia Lai Đắk Nông: Cưỡng chế các trường hợp lấn chiếm đất rừng phòng hộ cảnh quan

Rừng phòng hộ bằng câydứa và mía

Theo phản ánh của người dân, những bất cập tồn tại rừng phòng hộ ở thị xã Hoàng Mai và huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An không phải là câu chuyện mới mà từ nhiều năm qua. Tại những cánh rừng do Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Nghệ An quản lý, người dân ở đây ồ ạt tự ý chặt phá rừng phòng hộ để trồng cây nông nghiệp, làm trang trại chăn nuôi quy mô lớn, dựng nhà kiên cố ngay giữa rừng trước sự bất lực của cơ quan chức năng.

Bất cập trong quản lý rừng phòng hộ ở Nghệ An: “Bài toán” chưa được giải xong
Nhiều cánh rừng gọi là phòng hộ nhưng trên thực tế là bạt ngàn dứa, sắn và mía

Hệ quả là đến bây giờ, nhiều cánh rừng gọi là phòng hộ nhưng trên thực tế là bạt ngàn dứa, sắn và mía. Việc tự ý chặt phá rừng rồi tự ý thay mới cây trồng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái đầu nguồn.

Theo người dân xã miền núi Tân Thắng (huyện Quỳnh Lưu), cả khu vực này đều là rừng phòng hộ. Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên thì bạt ngàn nơi đây là những cánh rừng phòng hộ nhưng chỉ trồng dứa và mía, tuyệt nhiên không có cây lớn nào.

Nhiều bất cập được chỉ ra, ví như tại cánh rừng trồng keo nằm trên diện tích rừng phòng hộ, cách lòng hồ Vực Mấu chỉ chưa đầy 1km.

Hơn 20 năm trước, nhiều gia đình được giao đất lâm nghiệp theo Nghị định 02, với đầy đủ giấy tờ hợp pháp. Thế nhưng, đến năm 2007 Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Nghệ An mới được thành lập. Chính vì thế, người dân cho rằng việc khai thác rừng là chính đáng. Còn về phía Ban quản lý rừng phòng hộ “Dù rừng do người dân bỏ vốn ra trồng muốn khai thác cũng phải có phương án thiết kế, được sự cho phép của cơ quan chức năng. Đặc biệt là không được khai thác trắng, đồng thời phải trồng mới loại cây phù hợp với đặc trưng của phòng hộ. Vì thế, việc người dân tự ý khai thác là vi phạm quy định pháp luật…”,ông Trần Văn Sơn - Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Nghệ An cho hay.

Hàng loạt ngôi nhà “lọt thỏm” giữa rừng phòng hộ

Thêm một thực trạng đó là nhiều năm nay, hàng chục trang trại lớn nhỏ, cùng với nhiều ngôi nhà kiên cố vẫn nằm lọt thỏm giữa rừng phòng hộ.

Hộ ông Đậu Ngọc Cần (75 tuổi) ở xóm 4, xã Quỳnh Tân, Quỳnh Lưu, là một trong số những hộ ở giữa rừng phòng hộ cho biết: Những nằm đầu thập niên 90, sau khi Nhà nước có chủ trương giao đất, giao rừng theo Nghị định 02, ông Cần xin nghỉ làm giáo viên, trở thành một trong những hộ tiên phong nhận đất, nhận rừng. Năm 1996, ông được cấp lâm bạ với hàng chục hécta, có thời hạn 50 năm để sản xuất.

Ông Cần nói rằng: “Tôikhông hề hay biết, khu vực gia đình đang ở thuộc quy hoạch của rừng phòng hộ. Thậm chí, năm 2011, gia đình ông còn được Uỷban nhân dân huyện Quỳnh Lưutrao chứng nhận đạt tiêu chí kinh tế trang trại…”.

Bất cập trong quản lý rừng phòng hộ ở Nghệ An: “Bài toán” chưa được giải xong
Nhiều năm nay, hàng chục trang trại lớn nhỏ, cùng với nhiều ngôi nhà vẫn nằm lọt thỏm giữa rừng phòng hộ

Tiếp đó là trang trại nuôi lợn của gia đình ông Vũ Văn Toàn ở phường Quỳnh Xuân (thị xã Hoàng Mai), lên mua đất để làm trang trại ở đây từ năm 2016. Theo Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Nghệ An, đơn vị đã lập biên bản đồng thời gửi hàng loạt công văn đến các cơ quan có thẩm quyền để xử phạt. Tuy nhiên sau 6 năm, đã có rất nhiều cuộc họp, rất nhiều công văn được ban hành liên quan đến trại lợn của ông Toàn nhưng đến nay, trang trại này vẫn chăn nuôi bình thường.

Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Nghệ An cũng thừa nhận, nhiều trang trại quy mô lớn, kiên cố được xây dựng trái phép trong rừng phòng hộ. Ngoài nhà ở của người dân còn có nhà xưởng, lò than, lò gạch…. Cụ thể, tại địa bàn thị xã Hoàng Mai, có 16 trang trại, 1 lò than, 1 nhà xưởng và 1 lò gạch quy mô lớn xây dựng trong rừng phòng hộ. Tại xã Quỳnh Tân, không chỉ có ông Toàn, ông Cần mà có tới gần nửa thôn 4 với khoảng 70 hộ dân hiện đang lọt thỏm giữa rừng phòng hộ. Còn tại huyện Quỳnh Lưu, có 19 trang trại lớn nhỏ xây dựng trong rừng phòng hộ. Gọi là những trang trại, những ngôi nhà xây dựng trong rừng phòng hộ, nhưng trên thực tế, hầu hết ở những khu vực này hiện nay đều không có rừng. Xung quanh đó phần lớn là những cánh đồng dứa, mía mà người dân canh tác lâu nay.

Loay hoay tìm giải pháp

Ông Trần Văn Sơn thừa nhận tình trạng người dân tự ý ồ ạt khai thác rừng rồi lại tự trồng mới trên đất rừng phòng hộ. Ngoài ra, trong rừng phòng hộ cũng có nhiều công trình trái phép tồn tại. Tuy nhiên, theo ông Sơn để xảy ra những việc này đều do lịch sử để lại.

Cụ thể, khi thành lập Ban quản lý rừng phòng hộ năm 2007, cơ quan có thẩm quyền đã không đền bù để thu hồi đất đã bàn giao cho người dân trước đó. Bởi trong số 4.800 ha quy hoạch rừng phòng hộ thì có tới khoảng 2.000 ha trước đây đã được Nhà nước lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất theo Nghị định 163, giao đất lâm nghiệp theo Nghị định 02, giao đất theo Quyết định 184 cho người dân. Trong khi đó, Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Nghệ An dù đã được thành lập 15 năm nhưng đến nay vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chưa được đóng mốc ranh giới rừng phòng hộ ngoài thực địa nên công tác quản lý bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn.

Khoảng 2.000 ha đất rừng giao cho người dân đến nay vẫn chưa thu hồi được. Trong khi đó, Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Nghệ An là đơn vị được Nhà nước giao quản lý, bảo vệ và đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về mặt quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng diện tích rừng này. Vì thế có sự chồng chéo, cũng có thể hiểu là một rừng nhưng có 2 chủ”, ông Trần Văn Sơn nói.

Đó là chưa kể những diện tích rừng người dân tự trồng sau khi đã khai thác tận thu rừng trồng của các dự án Nhà nước trước đây như 372, 661, KFW4…. Khi đến kỳ khai thác, hầu hết các hộ dân nhận khoán tự ý khai thác trắng mà không xây dựng phương án khai thác tận thu, hồ sơ thiết kế theo quy định.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Nghệ An thừa nhận lực lượng chức năng đang rất bế tắc, bất lực trước tình trạng rừng phòng hộ ở Quỳnh Lưu và Hoàng Mai bị người dân tự ý khai thác. Ông Tuấn cũng cho rằng, do sai sót lịch sử để lại nên hiện nay không thể xử lý được hành vi phá rừng phòng hộ của người dân.

Đây là hậu quả của quá trình quy hoạch nửa vời. Đất đã giao cho người dân rồi lại còn quy hoạch cho rừng phòng hộ. Ở đó có hồ Vực Mấu, nên quy hoạch rừng phòng hộ để bảo vệ nguồn nước là hợp lý. Nhưng khi làm quy hoạch thì phải đền bù cho người dân để thu hồi đất. Đến bây giờ, gây ra hệ lụy, Ban quản lý rừng phòng hộ được thành lập nhưng lại bất lực, không làm được gì khi chứng kiến người dân tự ý khai thác rừng”,ông Tuấn nói.

Trước thực trạng này, ngành lâm nghiệp tỉnh Nghệ An đã có rất nhiều cuộc làm việc suốt nhiều năm qua nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả. Theo ông Tuấn, hiện nay có 2 giải pháp để xử lý thực trạng này Thứ nhất là thu hồi đất rừng trước đó Nhà nước đã giao cho người dân. Hoặc điều chỉnh quy hoạch, đưa diện tích đất này ra khỏi rừng phòng hộ, để không bị chồng lấn.

Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Nghệ An được giao quản lý hơn 4.800 ha đất rừng phòng hộ trên địa bàn thị xã Hoàng Mai và Quỳnh Lưu. Trong số này hiện chỉ còn 780 ha rừng tự nhiên. Số còn lại là diện tích của rừng trồng hoặc đất chưa có rừng. Trong số diện tích rừng tự nhiên còn sót lại có đến 733 ha là rừng thứ sinh (rừng phục hồi sau nương rẫy). Hơn 46 ha còn lại là rừng nghèo sau khai thác kiệt. Trên địa bàn không còn một cánh rừng nguyên sinh nào.

Ngoài ra, trong số 4.800 ha đất rừng phòng, có tới 830 ha đất chưa có rừng. Trong đó, 260 ha đang trồng các loại cây nông nghiệp, mà chủ yếu là dứa và mía, sắn…. Thế nhưng, đây chỉ là số liệu được thống kê từ năm 2019. Từ đó đến nay, diện tích trên những cánh đồng dứa, mía trên đất rừng phòng hộ đã tăng lên đáng kể.

Cúp C1
上一篇:Thủ tướng: Sắp xếp để vốn nhà nước được quản lý và phát triển tốt nhất
下一篇:Hải quan Lao Bảo (Quảng Trị) làm tốt công tác “gác cửa” kinh tế vùng biên