【tỷ số wap】Bão chồng bão, lũ chồng lũ chưa từng có “cuốn trôi” 17.000 tỷ đồng

“Lũ chồng lũ,ãochồngbãolũchồnglũchưatừngcócuốntrôitỷđồtỷ số wap bão chồng bão” miền Trung: Đặc điểm và cách chế ngự
Hàn gắn những vết thương ở vũng lũ Quảng Bình
Lũ chồng lũ: Thủy điện không phải “tội đồ" nhưng cần quản lý chặt
Gồng mình chống chọi lũ chồng lũ
Bão chồng bão, lũ chồng lũ chưa từng có “cuốn trôi” 17.000 tỷ đồng
Bão lũ các tỉnh miền Trung vừa qua đã gây ra thiệt hại nặng nề cả về người và của. Ảnh: Internet

Chính phủ vừa có báo cáo gửi đại biểu Quốc hội về tình hình phòng, chống thiên tai, bão lũ ở các tỉnh miền Trung.

Theo đó, từ cuối tháng 9/2020, đặc biệt trong tháng 10/2020, các tỉnh miền Trung và bắc Tây Nguyên đã chịu ảnh hưởng rất lớn của bão lũ, sạt lở đất rất nghiêm trọng.

Về mặt thiệt hại, đã có 235 người chết và mất tích (riêng bão số 9 là 80 người); trên 201 nghìn ngôi nhà bị sập đổ, hư hỏng, tốc mái; trên 1,8 triệu m3 đất, đá sạt lở, gây chia cắt nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch, cả quốc lộ, tỉnh lộ và các đường liên thôn, liên xã, gây khó khăn lớn cho công tác cứu trợ, cứu hộ, cứu nạn.

Sơ bộ ước tính thiệt hại về kinh tế là khoảng 17.000 tỷ đồng, trong đó riêng thiệt hại do bão số 9 là hơn 10.000 tỷ đồng (chưa kể nhiều cơ sở hạ tầng và hàng trăm km đê điều, kênh mương, bờ sông, bờ biển bị hư hỏng, sạt lở).

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo, khi xây dựng các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi, giao thông phải hạn chế tối đa việc chuyển đổi rừng và phải trồng rừng thay thế. Thực tế, độ che phủ rừng ở khu vực miền Trung đạt khá cao 55%, đứng thứ 2 trong các vùng sinh thái, trong đó giai đoạn 2015-2019 tăng 373 nghìn ha.

“Tuy nhiên, do mưa, lũ lớn kéo dài, cùng với đó, địa hình đồi núi có độ dốc rất lớn, địa chất phức tạp, đất bị ngâm nước lâu ngày dẫn đến bão hoà nước là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều vụ sạt lở đất gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng (thực tế, năm 1964, khi diện tích rừng nguyên sinh còn rất lớn, mưa lũ kéo dài cũng đã gây ra trận sạt lở đất rất nghiêm trọng tại tỉnh Quảng Nam”, báo cáo của Chính phủ lý giải thêm.

Nhiệm vụ cấp bách trước mắt được Chính phủ chỉ ra là huy động mọi lực lượng, phương tiện tiếp tục tập trung tìm kiếm các nạn nhân bị mất tích, trong đó có các nạn nhân do sạt lở đất tại công trường thủy điện Rào Trăng 3 (tỉnh Thừa Thiên Huế) và tại các huyện nam Trà My, Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam); các ngư dân 2 tàu cá của Bình Định…

Bên cạnh đó, nhiệm vụ còn là tập trung cứu trợ, hỗ trợ, bảo đảm cuộc sống cho người dân sau bão, lũ, nhất là người dân vùng sâu, vùng xa bị cô lập, chia cắt giao thông; khắc phục nhanh các công trình hạ tầng bị sự cố, hư hỏng do bão, lũ; tập trung xử lý vệ sinh môi trường, nhất là nguồn nước cho sinh hoạt của người dân, không để bùng phát dịch bệnh sau bão, lũ.

Về căn bản, dài lâu, Chính phủ xác định nghiên cứu, đánh giá cụ thể và rà soát xây dựng lại các kịch bản biến đổi khí hậu để đưa ra các giải pháp ứng phó phù hợp, nhất là việc xây dựng các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn cụ thể để xây dựng các thiết chế hạ tầng như đường giao thông, các công sở, nhà ở ... đảm bảo phù hợp, an toàn trước thiên tai.

Bên cạnh đó, báo cáo của Chính phủ cũng nhắc tới việc nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai đảm bảo kịp thời, chính xác hơn; đẩy nhanh việc xây dựng, lập các bản đồ cảnh báo nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, bản đồ ngập lụt hạ du các hồ chứa...; điều chỉnh, lồng ghép nội dung phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển của các ngành, địa phương theo hướng kết hợp đa mục tiêu.

Đáng chú ý, báo cáo của Chính phủ nhấn mạnh vào vấn đề Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương phải ưu tiên bố trí kinh phí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và dự phòng ngân sách hàng năm của Trung ương và địa phương cho công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.

Trong đó, chú trọng đầu tư cho các công trình hạ tầng phòng chống thiên tai thiết yếu, cấp bách, các công trình hạ tầng kinh tế, xã hội, dân sinh gắn với công tác phòng chống thiên tai, các trang thiết bị chuyên dụng và nâng cao năng lực phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn từ Trung ương đến địa phương, nhất là lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai tại cơ sở…

Từ cuối tháng 9/2020 đến nay đã có 5 cơn bão (số 5, 6, 7, 8, 9) đổ bộ vào các tỉnh bắc và trung Trung bộ gây ra mưa đặc biệt lớn, lũ lịch sử. Đặc biệt, cơn bão số 9 là cơn bão lớn nhất trong 20 năm qua và đổ bộ ngay sau khi khu vực miền Trung vừa mới bị tổn thương rất nặng nề do bão và mưa lũ trước đó.

Về mưa, lượng mưa phổ biến từ 1.000 - 2.000mm, nhiều nơi mưa trên 3.000mm. Về lũ, các đợt lũ lớn xuất hiện trên 16 sông chính tại khu vực, trong đó có 4 sông đã vượt mức lũ lịch sử gồm: sông Bồ (Thừa Thiên Huế); sông Thạch Hãn, sông Hiếu (Quảng Trị), sông Kiến Giang (Quảng Bình), sông Thu Bồn (Quảng Nam) và 10 sông khác ở mức báo động 3 đến trên báo động 3 xấp xỉ 2m.

Ngập lụt đã xảy ra trên diện rộng. Các đợt bão chồng bão và mưa, lũ lớn liên tục gây ra nhiều vụ sạt lở đất rất nghiêm trọng, nhất là tại Thuỷ điện Rào Trăng 3, Trạm Kiểm lâm số 67 Phong Điền (Thừa Thiên Huế)…

Thể thao
上一篇:Thời tiết Hà Nội 22/7: Nắng xuất hiện từ sớm, trời oi nóng
下一篇:Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nắng nóng, các ngày sau mưa lớn