Empire777Empire777

【soi cau keo】Chứng khoán tuần: Lòng tham có đến quá sớm?

ck

Phiên cuối tuần qua,ứngkhoántuầnLòngthamcóđếnquásớsoi cau keo VN-Index bật tăng trở lại 29,16 điểm, là phiên tăng mạnh nhất kể từ hôm 17/2/2021. Nhìn theo tuần, tuần qua có tới 3/5 phiên biến động của chỉ số vượt quá 13 điểm, cũng là tuần có tần suất phiên biến động mạnh nhất kể từ cuối tháng 4/2021.

Vì sao thị trường lại đột ngột dao động lớn như vậy? Lý do đầu tiên là phương thức giao dịch có sự thay đổi. Tuần qua các công ty chứng khoán làm chặt hơn yêu cầu cấm hủy sửa lệnh, cộng với việc số liệu giao dịch hiện thị quá chậm, khiến việc đánh giá cung cầu tại một thời điểm trở nên bất khả thi. Do đó nhà đầu tư ưu tiên sử dụng lệnh MP trong mua bán. Lệnh này chỉ quan tâm tới khối lượng đối ứng mà không quan tâm tới giá, do đó bất kỳ giá nào có khối lượng cộng dồn đủ đáp ứng yêu cầu của lệnh MP đều được khớp. Chính phương thức giao dịch này đã đẩy biên độ biến động trong phiên lên cao.

Lý do thứ hai là VN-Index chịu ảnh hưởng rất nhiều của các blue-chips lớn mà trong đó có cổ phiếu ngân hàng, những mã đã tăng giá rất cao trong thời gian qua. Nhà đầu tư mua bán mạnh ở các cổ phiếu ngân hàng, chủ yếu là xả hàng nên biến động ở các mã này cực mạnh, kéo theo tác động lên chỉ số.

Thống kê với các mã ngân hàng, tuần qua bên độ chệnh lệch từ thấp nhất tới cao nhất của giá đều vượt trội so với các cổ phiếu còn lại. Ví dụ CTG dao động 10,93%, HDB dao động 15,81%, MBB dao động 12,93%, STB dao động 14,29%, TCB: 11,02%, BID: 11,72%, TPB: 14,12%.

Dao động tăng vọt so với bình thường là một trong những đặc điểm biểu hiện khi tâm lý nhà đầu tư giằng co mạnh, giữa nhu cầu chốt lời và nhu cầu bắt đáy. Biên độ cũng được xúc tác nhờ quy mô thanh khoản rất cao ở nhóm cổ phiếu ngân hàng.

Diễn biến đảo chiều phục hồi mạnh ở rất nhiều cổ phiếu phiên cuối tuần qua cũng cho thấy nhu cầu bắt đáy luôn hiện hữu và được khuếch đại lên nhờ yếu tố phương thức giao dịch (lệnh MP) và thanh khoản. VN-Index chỉ là biểu hiện gián tiếp (vì cổ phiếu tạo nên chỉ số).

VNI 1h

Đồ thị VN-Index trên khung thời gian 1 giờ cho thấy nhịp nảy cuối tuần qua vẫn nằm trong khả năng phục hồi kỹ thuật bình thường. Thị trường vẫn để ngỏ khả năng lên cao hơn nếu vượt đỉnh. Ngược lại, có nguy cơ điều chỉnh thêm trước khi cân bằng.

Câu hỏi lớn trên thị trường sau những biến động đó là liệu thị trường giảm rồi bật tăng mạnh trở lại thể hiện nhịp điều chỉnh đã kết thúc, hay thuần túy là do hiệu ứng dòng tiền quá mạnh trên thị trường tại một thời điểm?

Một điều rõ ràng là lòng tham xuất hiện mạnh mẽ ở các cổ phiếu ngân hàng, cổ phiếu blue-chips lớn. Nhà đầu tư thực hiện bắt đáy ồ ạt khi giá điều chỉnh giảm ở một biên độ nhất định. Thống kê với nhóm ngân hàng, đa số các mã đã điều chỉnh trước đó trong biên độ 12-15% với thời gian từ 4-6 phiên. Những cổ phiếu càng nhỏ thì điều chỉnh càng sốc và tăng trở lại cũng sốc. Ví dụ VBB sụt giảm chớp nhoáng gần 21% chỉ trong 4 phiên rồi bật tăng trở lại hơn 17% cũng chỉ trong 4 phiên.

Tuy nhiên đối với các blue-chips ngoài ngân hàng, mức độ tăng lại kém hơn nhiều so với mức độ giảm trước đó. Đây là các mã không có hiệu ứng dòng tiền lớn. Vì vậy cung cầu không rơi vào trạng thái “cực đoan”, tham lam quá mức và hoảng loạn quá mức. Trừ các mã ngân hàng, nhóm còn lại của VN30 hầu hết chỉ tăng một phiên đáng kể vào cuối tuần. Thậm chí như ở HPG – cổ phiếu duy nhất có thể đua tranh thanh khoản với các mã ngân hàng – biên dao động T+3 đến cuối tuần qua cũng chỉ là 6,2%, còn đại đa số (20 mã) là dưới 3%. Thậm chí hiện 7 mã trong rổ VN30 vẫn còn đang lỗ T+3.

Như vậy, lòng tham nếu xuất hiện thì mới bộc lộ ở nhóm cổ phiếu ngân hàng, những mã vẫn đang có hiệu ứng dòng tiền rất mạnh. Nhà đầu tư đang tập trung giao dịch tại nhóm này và khi giá sụt giảm là lập tức bắt đáy. Nếu không có hiện tượng bắt đáy và đẩy giá tăng mạnh ở ngân hàng, không có gì đảm bảo các cổ phiếu còn lại cũng được bắt đáy mạnh và đẩy giá tăng theo.

Vì vậy thị trường vẫn đang coi cổ phiếu ngân hàng như một tín hiệu quan trọng nhất về xu hướng. Ngân hàng còn tăng được, tức là xu hướng đi lên của VN-Index vẫn còn. Ngược lại, ngân hàng chỉ nảy tăng kỹ thuật rồi giảm sâu hơn, thị trường sẽ lại quay đầu lao dốc.

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 11/6

Giá đóng cửa ngày 4/6

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 11/6

Giá đóng cửa ngày 4/6

Mức tăng (%)

ABS

35

46.2

-24.24

DPR

63

53.5

17.76

LBM

50.7

59

-14.07

TEG

17.4

14.8

17.57

DXG

25.25

28.8

-12.33

SCR

11.4

9.81

16.21

AGR

13.25

15

-11.67

MIG

20.7

18.15

14.05

PSH

28.6

32.3

-11.44

VMD

33.5

29.7

12.79

RAL

203

229

-11.35

SGT

20.3

18

12.78

VIX

27.75

31

-10.48

DBT

16.9

15

12.67

TSC

14.6

16.3

-10.43

HAH

30.5

27.1

12.55

CTS

21.5

24

-10.42

KMR

8.53

7.6

12.24

PET

21.5

24

-10.42

SAV

27.4

24.6

11.38

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 11/6

Giá đóng cửa ngày 4/6

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 11/6

Giá đóng cửa ngày 4/6

Mức tăng (%)

PPY

12.1

16

-24.37

S74

7.2

5.5

30.91

ADC

22.1

27

-18.15

GMX

36.7

30

22.33

LM7

4.4

5.3

-16.98

MHL

5.9

4.9

20.41

CX8

7.9

9.4

-15.96

PHP

20.9

17.6

18.75

ART

10.3

12

-14.17

KKC

20.3

17.3

17.34

PEN

8.1

9.4

-13.83

MDC

8.8

7.5

17.33

PVB

16.3

18.6

-12.37

CAN

40

34.8

14.94

BII

7.2

8.2

-12.2

SDA

4

3.5

14.29

PSI

10.8

12.3

-12.2

PVI

41.8

36.6

14.21

AAV

15.4

17.5

-12

NBC

9

7.9

13.92

Một thực tế không thể phủ nhận, là dù bật lên mạnh mẽ trong những phiên cuối tuần trước, nhưng trừ VPB, tất cả các mã ngân hàng đều đang thấp hơn đỉnh ngắn hạn vừa đạt được. Nói cách khác, chừng nào đà phục hồi chưa đưa giá vượt qua được đỉnh gần nhất thì đây vẫn chỉ là những dao động kỹ thuật. Một số cổ phiếu vẫn đang thấp hơn đỉnh đáng kể, như ACB thấp hơn khoảng 5,6%, VCB thấp hơn 3,7%, BID thấp hơn 7,8%, TCB thấp hơn 4%, MBB thấp hơn 5,2%, STB thấp hơn 9,8%, HDB thấp hơn 3,8%, LPB thấp hơn 7,7%, TPB thấp hơn 6,2%. Các cổ phiếu ngân hàng nhỏ thậm chí đang lỗ tương đối nặng cả chục phần trăm so với đỉnh.

Đối với chỉ số VN-Index cũng vậy. Mức phục hồi hơn 29 điểm phiên cuối tuần qua cũng chỉ giúp chỉ số này lấy lại được 61,8% điểm số đã mất của những phiên đầu tuần. Về mặt kỹ thuật, việc phục hồi trở lại ngưỡng 61,8% hay đạt quanh mốc 1.351,42 điểm là hoàn toàn bình thường. Thậm chí trong trường hợp mạnh, VN-Index có thể kiểm định lại đỉnh 1.375,74 điểm nhưng vẫn chỉ được coi là phục hồi kỹ thuật.

Do vậy, về mặt kỹ thuật, thị trường chỉ tiếp tục nối dài sóng tăng vừa qua khi VN-Index vượt đỉnh. Khi đó nếu tính theo tương quan độ lớn giữa các sóng elliott thì chỉ số có cơ hội hướng tới vùng cao hơn khoảng 1.400 điểm đến 1.420 điểm. Ngược lại, nếu chỉ số không vượt đỉnh thành công mà quay đầu giảm thêm, VN-Index có xác suất cao rơi vào sóng giảm.

Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua

Ngày

Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng)

31.5.2021

28,210.9

597.2

1,132.8

1.6.2021

25,503.0

820.0

1,440.8

2.6.2021

28,471.3

1,130.4

2,511.3

3.6.2021

33,055.3

1,125.3

2,191.1

4.6.2021

33,823.9

1,267.3

2,720.6

7.6.2021

32,989.8

1,335.4

2,058.8

8.6.2021

33,400.0

1,407.0

1,814.3

9.6.2021

27,842.9

929.7

496.0

10.6.2021

26,746.5

1,520.9

1,322.0

11.6.2021

26,097.3

1,769.5

1,196.0

Trọng Nghĩa

赞(9)
未经允许不得转载:>Empire777 » 【soi cau keo】Chứng khoán tuần: Lòng tham có đến quá sớm?