【lịch giao hữu ngoại hạng anh】Còn khó cho người tái hòa nhập cộng đồng
Thời gian qua,ườitihanhậpcộngđồlịch giao hữu ngoại hạng anh ngành chức năng, địa phương của tỉnh đặc biệt quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ những người cải tạo không giam giữ, chấp hành xong án phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện... để sớm tái hòa nhập cộng đồng.
Công an phường I thăm hỏi đối tượng mãn hạn tù.
Hiệu quả của một mô hình
“Hòa nhập cộng đồng” tại phường I, thành phố Vị Thanh, là mô hình điểm của Công an tỉnh, được thành lập cuối tháng 2-2019, với 23 người, nhằm mục đích giúp đỡ, hỗ trợ những người cải tạo không giam giữ, chấp hành xong án phạt tù… để sớm tái hòa nhập cộng đồng. Hiện có 3 trường hợp có công việc ổn định và nhiều người khác chuyển biến tích cực về nhận thức, hành động.
Cách đây khoảng 3 năm, trong một lần tụ tập, chị T., ở khu vực 3, phường I, vướng vào tội tàng trữ trái phép chất ma túy, sau đó bị kết án 1 năm tù. Ngày nhận bản án, chị T. chết lặng vì không ngờ mình lại có kết cục như thế.
Những ngày trong tù, chị T. nghĩ sau này mình khó hòa nhập trở lại xã hội. Khi mãn hạn tù, chị T. tự giam mình trong nhà, hạn chế tiếp xúc với bên ngoài. “Tôi có nhiều bạn nhưng khi về không thông báo cho ai biết, vì sợ mọi người nghĩ mình từng liên quan đến ma túy rồi chê cười”, chị T. tâm sự.
Biết được khó khăn, suy nghĩ của chị T. nên đảng ủy, UBND, ban, ngành, đoàn thể phường I đến thăm hỏi, động viên, an ủi; vận động chị tham gia mô hình “Hòa nhập cộng đồng”. Cuối cùng tham gia, chị T. được tạo điều kiện tiếp xúc với nhiều người xung quanh, được tư vấn học nghề.
Thấy phù hợp, cách đây khoảng 3 tháng, chị T. học nghề uốn tóc, làm móng. Tuy mới vài tháng nhưng chị nhận được lương hơn 50.000 đồng/ngày. Dự kiến, vài tháng nữa chị sẽ ra nghề và mở tiệm. “Cũng nhờ lực lượng chức năng quan tâm động viên, tạo điều kiện nên tôi mới sớm hòa nhập với xã hội. Bây giờ, tôi tiếp xúc với mọi người một cách bình thường, không còn mặc cảm. Tôi sẽ cẩn trọng hơn trong việc chọn bạn và cố gắng trở thành công dân tốt”, chị T. nói.
Theo Công an phường I, ngoài trường hợp trên thì còn 2 người chấp hành tốt quy định ở địa phương và pháp luật. Họ không còn ăn chơi lêu lổng, tụ tập; có trường hợp muốn vay vốn để kinh doanh.
Hoạt động của mô hình là hàng tuần, ban, ngành, đoàn thể, lực lượng chức năng đến từng nhà đối tượng thuộc diện để thăm hỏi, động viên, tuyên truyền những quy định của pháp luật; tìm hiểu hoàn cảnh của từng gia đình, tâm tư, nguyện vọng của đối tượng để định hướng nghề nghiệp, việc làm cho phù hợp. Tạo điều kiện cho họ tham gia một số hoạt động ở địa phương như văn nghệ, thể dục - thể thao…
Phường cũng thường xuyên gọi hỏi, răn đe các đối tượng thuộc diện vào dịp lễ, tết; tuyên truyền phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; cho ký cam kết không tái phạm… “Tuy đi vào hoạt động chưa lâu nhưng hiệu quả mang lại rất lớn. 23 người thuộc diện trong mô hình đều chấp hành tốt quy định địa phương”, ông Lê Quốc Nghị, Phó Chủ tịch UBND phường I, cho biết.
Còn nhiều khó khăn
Theo Công an tỉnh, toàn tỉnh có 200 đối tượng đang chấp hành án treo, 3 đối tượng cải tạo không giam giữ, trên 1.590 đối tượng chấp hành xong án phạt tù, 17 đối tượng chấp hành xong án phạt tù tái phạm, 26 đối tượng tha tù trước thời hạn có điều kiện, đang được quản lý.
Ngoài một số trường hợp sớm tái hòa nhập cộng đồng thì còn lại gặp nhiều khó khăn như bị kỳ thị; chế độ, phụ cấp cho công tác quản lý, giáo dục, giúp đỡ người lầm lỡ không có; nhiều cán bộ của các hội, đoàn thể không mặn mà với công tác này, phó mặc cho cơ quan công an… “Nhiều người muốn vay vốn để sản xuất, kinh doanh nhưng toàn tỉnh rất ít trường hợp được vay”, thiếu tá Trần Anh Dũng, Trưởng phòng Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp Công an tỉnh, cho biết.
Cùng với đó, một số doanh nghiệp khi tuyển dụng, yêu cầu xác nhận lý lịch thì những người chưa xóa án tích khó vào làm việc. Vì vậy, nhiều người sau khi ra tù không tìm được việc làm nên bị kẻ xấu lợi dụng dẫn tới tái phạm. Có người sau khi ra tù không về đúng địa chỉ đã đăng ký, không khai báo với chính quyền địa phương nơi cư trú; nhiều trường hợp đi làm xa không khai báo tạm vắng gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý, nhận xét để thực hiện xóa án tích…
Ông Trương Thanh Bình, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh, cho biết: Việc thực hiện chính sách cho người tái hòa nhập cộng đồng theo quy định còn gặp nhiều vướng mắc, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người chấp hành xong án phạt tù. Vì vậy, ngành chức năng cần tiếp tục rà soát, thống kê số người chấp hành xong án phạt tù về cư trú tại địa phương để có biện pháp đảm bảo tái hòa nhập. Các ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố cũng cần quan tâm hỗ trợ vốn sản xuất, tạo việc làm cho người chấp hành xong án phạt tù về cư trú trên địa bàn tỉnh.
Riêng công an cấp xã cũng cần làm tốt công tác nắm tình hình, hỗ trợ các tổ chức đoàn thể tiếp cận đối tượng được giao. Cần thành lập câu lạc bộ giúp đỡ người lầm lỗi tại cơ sở để giáo dục, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của họ, sớm phát hiện những biểu hiện nghi vấn, bất thường nhằm kịp thời có biện pháp phòng ngừa tái phạm, góp phần đảm bảo an ninh trật tự địa phương.
Bài, ảnh: NHẬT TÂN
相关推荐
- Bộ Tài chính ban hành cơ chế quản lý tài chính Quỹ Hỗ trợ nông dân
- Khuyến công Quảng Trị: Tiếp tục triển khai nhiều đề án
- Thúc đẩy công tác chống buôn lậu 14 tỉnh, thành phố phía Bắc
- Cục Hải quan Bình Định đối thoại với hơn 100 doanh nghiệp
- Quán cơm 2.000 Vườn Xoài: Điểm tựa cho phận đời khó khăn
- Vinh danh người tài, khuyến khích thợ trẻ
- Đẩy mạnh tiêu thụ than vùng Uông Bí
- Săn cơ hội trúng vàng đón Tết từ Home Credit