Quy mô ngân sách tăng,độngmọinguồnlựcchođầutưpháttriểbd tl ca cuoc hom nay đáp ứng yêu cầu phát triển
Quy mô thu ngân sách đã tăng dần theo các năm, tỷ lệ huy động ngân sách so với GDP năm 1991 chỉ ở mức 13,5% thì đến năm 2010 là trên 27%. Cùng với sự mở rộng về quy mô, cơ cấu thu ngân sách cũng được cải thiện theo hướng tích cực, cơ cấu thu NSNN bền vững hơn. Thu NSNN từ các sắc thuế trực tiếp với sản xuất, kinh doanh trong nước như thuế TNDN, thuế TNCN, thuế GTGT, thuế Tài nguyên, thuế Bảo vệ môi trường... trong tổng thu ngân sách ngày càng tăng.
Theo tính toán của Bộ Tài chính, tổng thu NSNN năm 2000 gấp 8,77 lần so với năm 1991; năm 2010 tăng 5,67 lần so với năm 2001 và năm 2013 tăng khoảng 1,13 lần so với năm 2011. So với GDP (theo giá hiện hành), quy mô thu NSNN bình quân giai đoạn 1991-2000 là 20,5% GDP; giai đoạn 2001-2010 là 25,5% GDP và giai đoạn 2001-2013 là 23,4% GDP. Bên cạnh đó, các nguồn lực từ tài nguyên, đất đai cũng được động viên kịp thời, đưa nguồn tài chính tiềm năng từ tài nguyên, đất đai thành nguồn tài chính thực hiện cho phát triển đất nước.
Thu ngân sách từ nhà, đất tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng khá lớn trong thu NSNN. Bình quân giai đoạn 1995-2000 các khoản thu về nhà, đất chỉ chiếm khoảng 3,6% trong tổng thu NSNN, giai đoạn 2001-2011 tỷ trọng này là 7,9%. Cùng với việc mở rộng về quy mô, cơ cấu thu ngân sách cũng đã dịch chuyển theo hướng bền vững hơn, giảm dần sự phụ thuộc vào các khoản thu từ bán tài sản, tài nguyên quốc gia. Trong khi đó, tỷ trọng các khoản thu gắn trực tiếp với sản xuất kinh doanh tăng dần. Tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu NSNN (không kể thu từ dầu thô) năm 2013 là 67%, tăng đáng kể so với mức 50,7% của năm 2001 và 52% của năm 2006.
Bên cạnh nguồn lực từ NSNN, để có thêm nguồn lực cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, trong giai đoạn 2003-2010, Nhà nước cũng huy động được 192,3 nghìn tỷ đồng thông qua phát hành trái phiếu. Tổng số vốn trái phiếu giai đoạn 2011-2015 dự kiến là 225 nghìn tỷ (chưa bao gồm số bổ sung 170 nghìn tỷ cho giai đoạn 2014-2016). Nguồn vốn này đã góp phần giải quyết kịp thời các nhu cầu đầu tư cho các công trình giao thông, thủy lợi quan trọng, đầu tư cho lĩnh vực y tế, giáo dục và các dự án tái định cư thủy điện.
Thông qua kênh tín dụng nhà nước đã thực hiện cấp bù lãi suất và vốn cho vay đối với một số đối tượng (như cho vay kiên cố hóa kênh mương, đường giao thông nông thôn...). Nguồn vốn tín dụng nhà nước cũng được tập trung cho các DN thực hiện dự án đầu tư, hỗ trợ tín dụng xuất khẩu, phát triển các ngành then chốt. Năm 2012 đầu tư từ vốn tín dụng nhà nước chiếm 12,26% tổng vốn đầu tư toàn xã hội (tương đương 3,74% GDP), tuy có thấp hơn mức 16,85% năm 2001 nhưng vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
Giải phóng nguồn lực tài chính
Mặc dù đạt được nhiều thành tựu khả quan, song theo Bộ Tài chính, nhiều nguồn lực và tiềm năng chưa được huy động và sử dụng có hiệu quả cao; tài nguyên, đất đai và các nguồn vốn của Nhà nước còn bị lãng phí, thất thoát; nguồn lực trong dân cư còn nhiều tiềm năng nhưng chưa được phát huy. Trong khi đó, hiệu quả phân bổ và sử dụng các nguồn lực trong khối các DNNN còn chậm được cải thiện. Nhiều DN sử dụng vốn đầu tư vào các ngành, nghề, lĩnh vực không thuộc lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính, dẫn đến hiệu quả thấp hoặc thu lỗ; chậm bổ sung chế tài để hướng dẫn các DN ưu tiên, tập trung nguồn lực cho phát triển các hoạt động kinh doanh chính theo nhiệm vụ được giao.
Theo Bộ Tài chính, trong thời gian tới phải từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế- xã hội. Trong đó, hướng nguồn lực vào các ưu tiên chiến lược của nền kinh tế theo các định hướng như phát triển kinh tế ngành, vùng và các lĩnh vực ưu tiên thông qua các cơ chế, chính sách phù hợp, trong đó có chính sách tài chính.
Cùng với đó, sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế về phân phối, hoàn thiện cơ chế, chính sách về phân bổ nguồn lực, phân phối và phân phối lại theo hướng bảo đảm tăng trưởng kinh tế; trong đó tập trung vốn đầu tư nhà nước phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, dịch vụ công quan trọng, một số ngành sản xuất thiết yếu, then chốt, đóng vai trò chủ đạo mà tư nhân không thể hoặc chưa thể đảm đương được.
Ngoài ra, thực hiện giải phóng triệt để các nguồn lực trong nước, đồng thời thu hút hiệu quả và tối đa các nguồn lực nước ngoài cho việc thực hiện các mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, nguồn lực tài chính phải được giải phóng trên cả ba cấp độ: Tài chính nhà nước, tài chính doanh nghiệp và tài chính dân cư. Trong đó đặc biệt coi trọng sự phát triển của tài chính doanh nghiệp và tài chính dân cư và đảm bảo tính hợp lý, phù hợp trong chính sách động viên, chính sách phân phối. Bộ Tài chính cho rằng, trong nhóm các giải pháp, cần thực hiện đồng bộ, linh hoạt giữa các chính sách tài chính với các chính sách khác có liên quan để đảm bảo hiệu quả cao nhất cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Đối với các giải pháp để tăng cường hiệu quả huy động vốn, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục xây dựng một hệ thống thuế, phí, lệ phí đồng bộ, có cơ cấu bền vững, phù hợp với thông lệ quốc tế và có khả năng huy động đầy đủ, chủ động, hợp lý nguồn thu cho NSNN; mở rộng cơ sở tính thuế, duy trì mức thuế suất hợp lý, đảm bảo công bằng, bình đẳng về thuế giữa các đối tượng nộp thuế; tạo động lực khuyến khích sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.
顶: 31543踩: 89
【bd tl ca cuoc hom nay】Huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển
人参与 | 时间:2025-01-26 00:06:49
相关文章
- Cộng đồng quốc tế cần chung tay chống nạn buôn người
- Bộ Y tế sẽ cấp “Hộ chiếu vắc xin” Covid
- Phó Thủ tướng chỉ đạo về thoái vốn nhà nước tại IDICO
- Hoàn thành phiên bản dùng Nền tảng tổng hợp, phân tích dữ liệu vào tháng 6
- 15 ngày tổng kiểm soát ô tô kinh doanh vận tải, CSGT xử lý 22 nghìn vi phạm
- Grustnogram, một Instagram 'buồn bã' của người Nga
- Khởi công tiếp tục xây dựng cảng Cái Mép Gemadept – Terminal Link
- Ngân hàng gấp rút “chạy đua” chuyển đổi số sau dịch
- Ngân hàng Nhà nước giao chỉ tiêu tín dụng ngay từ đầu năm, giá vàng và tỷ giá cùng tăng
- Phản ứng của Axie Infinity khi thủ phạm vụ hack là hacker Triều Tiên
评论专区