>> Thêm 2 đàn gia súc dương tính dịch tả lợn châu Phi
>> Đồng Phú xuất hiện thêm 2 ổ dịch tả lợn châu Phi
>> Phát hiện một nông hộ có 7 con lợn bị dịch tả lợn châu Phi
>> Đồng Phú công bố dịch tả lợn châu Phi
>> Chủ động khoanh vùng dập dịch tả lợn châu Phi
>> Hơn 1,ơnThagravenhchủđộngphogravengchốngdịchtảlợkết quả u19 italia2 triệu gia súc bị chết vì dịch tả lợn châu Phi
>> Khẩn cấp ứng phó với bệnh dịch tả lợn châu Phi
>> Bình Long dồn sức ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi
>> Tiếp tục tăng cường phòng, chống, khống chế dịch tả lợn châu Phi
Hiện gia đình ông Lưu Công Trung ở ấp 4, xã Nha Bích có chuồng lợn diện tích 350m2nuôi 300 con lợn thịt gần đến ngày xuất chuồng. Trước thực trạng dịch bệnh diễn biến phức tạp, hằng ngày ông Trung đều ghi nhật ký, theo dõi chi tiết tình hình diễn biến của đàn lợn trong chuồng. Bên cạnh đó, ông Trung còn chủ động tiêm phòng vắc-xin định kỳ, chuẩn bị sẵn sàng các loại hóa chất cùng hàng tấn vôi bột để thường xuyên vệ sinh quanh khu vực chuồng chăn nuôi. Ông Trung cho biết: “Để phòng, chống dịch bệnh thì phải tuân thủ quy trình về thú y trong chăn nuôi, không cho những người lạ vào khu chăn nuôi. Nếu những người có liên quan vào trại phải khử khuẩn, sát trùng đúng quy trình để đảm bảo không lây lan mầm bệnh. Hiện trang trại của gia đình không có dịch bệnh xảy ra, đảm bảo an toàn trong chăn nuôi”.
Nhân viên thú y xã Minh Thành phun hóa chất phòng, chống dịch tả lợn châu Phi tại hộ chăn nuôi trên địa bàn
Tương tự, hộ bà Trần Thị Hồng Trí ở ấp 1, xã Minh Thành thuộc diện chăn nuôi nhỏ lẻ, có chuồng lợn diện tích 100m2với 70 con. Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, hằng ngày bà Trí đều theo dõi mọi diễn biến, cũng như những tác động của con người tới vật nuôi. Bà Trí cho biết: “Gia đình luôn chủ động tiêm phòng vắc-xin cho đàn lợn. Hằng tuần, gia đình mua các loại hóa chất phun và rắc vôi bột để vệ sinh khu vực chuồng trại, lối đi thật sạch sẽ, thoáng mát. Nhờ vậy, đàn lợn khỏe mạnh, phát triển bình thường”.
Để tăng cường phòng chống dịch tả lợn châu Phi, những ngày gần đây Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện tổ chức cấp 9 máy phun và 140 lít hóa chất iodin cho 9 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Theo đó, các xã, thị trấn đã và đang cử nhân viên thú y đi phun thuốc tiêu độc, khử trùng phòng chống dịch tả lợn châu Phi tại 100% hộ chăn nuôi nhỏ lẻ và cơ sở chăn nuôi, nơi mua bán, tập trung vận chuyển, giết mổ gia súc ở các ấp, sóc, khu phố trong toàn huyện. Đồng thời, nhân viên thú y cũng giám sát 100% trang trại về công tác tiêm phòng các loại vắc-xin cho lợn, hướng dẫn người dân, trang trại chăn nuôi thường xuyên tổ chức phun thuốc tiêu độc, sát trùng chuồng trại và khu vực chăn nuôi... Ông Nguyễn Văn Ngữ, phụ trách công tác thú y xã Minh Thành cho biết: “Thực hiện chỉ đạo của huyện và xã, chúng tôi nhận thuốc và đi phun 100% ấp của xã. Đồng thời, tuyên truyền người dân biện pháp phòng, chống, không để xảy ra dịch trên đàn lợn. Thời điểm này, địa bàn xã chưa phát hiện ổ dịch nào”.
Huyện Chơn Thành hiện có khoảng 55 trang trại chăn nuôi lợn, chủ yếu nuôi gia công cho các công ty và hơn 500 hộ chăn nuôi lợn nhỏ lẻ, với khoảng hơn 95 ngàn con. Huyện đã lập 2 chốt kiểm soát dịch bệnh động vật tại 2 xã Minh Lập, Minh Long và thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về phòng, chống dịch bệnh động vật nhằm kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các quy định pháp luật trong chăn nuôi. đồng thời tuyên truyền các trang trại và hộ kinh doanh vận chuyển, buôn bán thịt lợn thực hiện tốt quy định về thú y. Ông Đoàn Đình Hoan, phụ trách Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chơn Thành cho biết: “Qua kiểm tra, nhìn chung công tác phòng bệnh tại các trang trại nuôi lợn trên địa bàn huyện tương đối tốt. Chúng tôi tiếp tục phối hợp chặt chẽ các ngành liên quan và xã, thị trấn đẩy mạnh tuyên truyền về phòng chống dịch tả lợn châu Phi đến người dân. Người dân khi phát hiện lợn có biểu hiện bất thường, hoặc nghi mắc bệnh phải báo ngay nhân viên thú y, chính quyền cơ sở và Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện để lấy mẫu xét nghiệm xác định nguyên nhân, có biện pháp xử lý kịp thời. Đồng thời, tuân thủ nghiêm nguyên tắc “5 không” (không giấu dịch; không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; không giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bệnh, thịt lợn chết; không vứt xác lợn ra môi trường; không sử dụng thức ăn dư thừa nuôi lợn mà không qua xử lý nhiệt).
Trước tình hình dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp, cùng với sự vào cuộc của các ngành chức năng thì người chăn nuôi cần chủ động triển khai vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại để phòng, chống dịch bệnh, quyết tâm không để dịch bệnh xảy ra làm thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi.
Đỗ Trình