Điểm đáng chú ý,ếphạngVNRDoanhnghiệptưnhânđangtrỗidậymạnhmẽbảng xếp hạng nhật j1 trong top 10 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2018, lần đầu tiên xuất hiện tên tuổi của Vingroup - Tập đoàn tư nhân lớn của Việt Nam và được xếp thứ 6 trong bảng xếp hạng.
Ngoài ra vẫn là những tên tuổi đình đám như: Công ty TNHH Samsung Electronic Việt Nam; Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông -Quân đội Viettel, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam,….
Top 10 Bảng xếp hạng 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2018
Đây là năm thứ 12 liên tiếp Bảng xếp hạng VNR500 được nghiên cứu và công bố nhằm tôn vinh những doanh nghiệp có quy mô lớn nhất Việt Nam đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh việc công bố Bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, Vietnam Report cũng công bố Bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2018.
Top 10 Bảng xếp hạng 500 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam 2018
Doanh nghiệp tư nhân tiếp tục "trỗi dậy"
Tiếp nối sự trỗi dậy của khối doanh nghiệp tư nhân trong Bảng xếp hạng VNR500 năm 2017, bảng xếp hạng VNR 500 năm 2018 tiếp tục cho thấy sự tăng lên về mọi mặt của khối doanh nghiệp tư nhân.
Tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) của Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam tăng đáng kể theo thời gian. Giai đoạn 2014-2017 đạt ở mức cao 21,8%.
CAGR bình quâncủa Top 500 DN tư nhân lớn nhất Việt Nam giai đoạn 2012 - 2017 (Đơn vị: %)
5 ngành đứng đầu đóng góp về doanh thu trong Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất 2018 là Tài chính (tỉ trọng 15,1%); Thực phẩm, đồ uống, thuốc lá (14,3%); Xây dựng, vật liệu xây dựng, bất động sản (13,9%); Thép (11,7%) và Viễn thông, tin học, công nghệ thông tin (9,2%)
Chỉ riêng năm ngành này đã chiếm đến 64,2% doanh thu, 75,5% lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp tư nhân.
Trong một thống kê gần đây của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy sự đóng góp đáng kể của khối doanh nghiệp tư nhân vào nền kinh tế.
Trên bình diện toàn bộ nền kinh tế, số liệu tính toán đến cuối năm 2016, xét về doanh thu, các DN khối tư nhân tạo ra được 9,76 triệu tỷ đồng, chiếm 56% doanh thu của toàn bộ doanh nghiệp năm 2016. Trong khi đó, các DNNN chỉ tạo ra 2,88 triệu tỷ đồng doanh thu.
Về lợi nhuận, các DN khối tư nhân tạo ra hơn 188 nghìn tỷ đồng lợi nhuận, chiếm 26,4% lợi nhuận của toàn bộ doanh nghiệp còn các DNNN tạo ra hơn 197 nghìn tỷ đồng, chiếm 27,7% lợi nhuận của toàn bộ doanh nghiệp.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong một vài năm trở lại đây, tỷ lệ các doanh nghiệp lớn trong bảng xếp hạng VNR500 các nhóm ngành Dịch vụ và Công nghiệp tăng lên đáng kể. Hiện hai nhóm ngành này chiếm 98,4% tỷ trọng doanh thu năm 2018, đóng góp tương ứng ở nhóm ngành nông nghiệp chỉ ở mức 1,6%.
Nội bộ ngành cũng xảy ra những sự dịch chuyển ngày càng tích cực. Cụ thể, đối với nhóm ngành công nghiệp, cơ cấu ngành và cơ cấu sản phẩm đang có sự thay đổi để phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường.
Công nghiệp chế biến tăng tỷ trọng, trong khi Công nghiệp khai thác có chiều hướng giảm. Năm 2018, Công nghiệp chế biến chiếm 43,7% tỉ trọng doanh thu ngành công nghiệp trong bảng xếp hạng VNR500 còn đóng góp Công nghiệp khai khoáng chiếm 12% tỉ trọng doanh thu ngành.
Đóng góp doanh thu của nhóm ngành công nghiệp khai khoáng và chế biến, giai đoạn 2015 - 2018 (Đơn vị: %)
Lễ công bố và tôn vinh chính thức Bảng xếp hạng VNR500 năm 2018 dự kiến được tổ chức vào ngày 16/01/2019 tại Khách sạn Rex, TP. Hồ Chí Minh. |