【kq bolivia】Liên tục các vụ sập bẫy lừa đảo, nạn nhân mất hàng trăm triệu đồng
Các chiêu trò lừa đảo cũ vẫn khiến nạn nhân sập bẫy
Tại Nghệ An,êntụccácvụsậpbẫylừađảonạnnhânmấthàngtrămtriệuđồkq bolivia người đàn ông ở huyện Thanh Chương (Nghệ An) lên mạng tìm dịch vụ “tình một đêm”, đã bị các đối tượng dẫn dụ, lừa đảo hơn nửa tỷ đồng. Theo đó, anh P.D.T. (SN 1990, trú huyện Thanh Chương, Nghệ An), ngày 6/11, anh lên mạng xã hội để tìm “tình một đêm”. Sau khi tương tác, anh T. liên tục bị dẫn dụ vào các "nhiệm vụ" và chuyển cho các đối tượng số tiền tổng cộng 560 triệu đồng. Khi biết mình bị rơi vào bẫy của những kẻ lừa đảo, anh T. đã trình báo cơ quan công an. Hiện Phòng Cảnh sát hình sự - Công an tỉnh Nghệ An đang điều tra, làm rõ vụ việc.
Tại Đồng Tháp, một phụ nữ giao dịch được hơn 300 triệu đồng từ một sàn chứng khoán trên mạng nhưng không rút được tiền. Người này lên mạng cầu cứu thì bị lừa tiếp 18 triệu đồng. Theo đó, ngày 14/11, Công an tỉnh Đồng Tháp cho biết, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao vừa tiếp nhận trình báo của bà T.T.T.D. (65 tuổi, ngụ huyện Cao Lãnh) về việc bị lừa khi làm nhiệm vụ chuyển tiền trên mạng.
Theo trình bày của bà D., khoảng tháng 5 vừa qua, bà biết đến sàn chứng khoán AMX và giao dịch được hơn 300 triệu đồng. Bà D. muốn rút tiền ra nhưng không được do số tiền bị treo và báo lỗi, muốn rút ra phải nộp tiền. Do không có tiền nên bà D. không nộp. Sau đó, bà D. biết trên mạng có trang hỗ trợ thu hồi tiền treo nên liên hệ thì được các đối tượng hướng dẫn phải nộp tiền mới rút được tiền treo. Tưởng thật, bà D. đã 4 lần chuyển tiền cho các đối tượng lừa đảo tổng cộng 18 triệu đồng.
Cũng tại Đồng Tháp, ngày 14/11, Công an tỉnh Đồng Tháp cho biết, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao vừa phát hiện một hình thức lừa đảo mới thông qua việc mạo danh nhân viên tuyển dụng của các công ty dược phẩm trên cả nước. Các đối tượng quảng cáo tuyển nhân viên trên các trang mạng xã hội trực tuyến. Khi ứng viên liên hệ thì bọn chúng sẽ yêu cầu tải ứng dụng, nạp tiền nhằm mục đích lấy thông tin cá nhân và chiếm đoạt tài sản.
Còn tại Hà Nội, chiều 18/11, Công an quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội cho biết, đã tiếp nhận đơn trình báo của anh P. (SN 1984, ở Hải Dương) về việc bị lừa đảo khi tham gia app đầu tư vàng online. Theo đơn trình báo, khoảng tháng 10/2023, anh P. nhận được lời mời tham gia đầu tư thị trường vàng quốc tế thông qua ứng dụng IG VIP với mức lãi “khủng”. Anh P. đã chuyển khoản để đầu tư và bị lừa mất 100 triệu đồng.
Những kịch bản mới để dụ "con mồi"
Cảnh báo vừa được Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm công nghệ cao (ANM và PCTPCNC), Công an thành phố Đà Nẵng đưa ra mới đây.
Theo thông tin từ website Công an thành phố Đà Nẵng, ngày 14/11, Phòng ANM và PCTPCNC tiếp nhận đơn trình báo của chị L.H (trú Đà Nẵng) bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản với hình thức kịch bản hoàn toàn mới. Theo đó, chị L.H là chủ một cửa hàng bán quà tặng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Vào đầu tháng 11/2023, tài khoản Zalo lạ tên "Mỹ Duyên" kết bạn với chị L.H và tự giới thiệu là giáo viên của một trường đại học trên địa bàn TP Đà Nẵng. "Mỹ Duyên" ngỏ ý muốn đặt mua một số lượng lớn quà tặng nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Ban đầu, Mỹ Duyên” nhờ đặt hàng 50 giường tầng và 200 nệm cho ký túc xá của nhà trường nhưng chị L.H từ chối vì không kinh doanh mặt hàng này. Đối tượng nhanh chóng giới thiệu một tài khoản Zalo khác tên “Quang Phát Coltd” và nhờ chị đứng ra mua hàng hộ với lý do là nhà trường có mâu thuẫn với người này nên không tiện tự đặt.
Khi chị L.H liên hệ với tài khoản "Quang Phát Coltd" thì được người này báo là có sẵn hàng tuy nhiên phải đặt cọc trước 30% tiền hàng là hơn 70.000.000 đồng mới vận chuyển và hứa sẽ có hoa hồng chênh lệch.
Chị L.H báo tiền cọc cho "Mỹ Duyên" thì "Mỹ Duyên" gửi qua Zalo cho chị hình ảnh chụp hóa đơn chuyển tiền ngân hàng (bill) với số tiền 237.500.000 đồng và liên tục nhắn tin gọi điện hối chị L.H chuyển tiền cọc cho "Quang Phát Coltd" để kịp chuyển hàng trong đêm phục vụ đoàn thanh tra. Chị L.H tin tưởng nên chuyển số tiền hơn 70.000.000 đồng cho "Quang Phát Coltd".
Một lát sau chị L.H không thể liên lạc được với "Mỹ Duyên" và "Quang Phát Coltd" được nữa. Tài khoản ngân hàng của chị vẫn chưa nhận được số tiền cọc 237.500.000 đồng thì chị mới phát hiện ra hóa đơn chuyển khoản đối tượng gửi là giả và đã bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo Phòng ANM và PCTPCNC Công an TP Đà Nẵng, đây là kịch bản lừa đảo mới, để phòng tránh thủ đoạn này, người dân cần thận trọng trong các giao dịch, nhất là giao dịch qua mạng từ những người lạ.
(Tổng hợp)
Nhận diện lừa đảo 'khóa SIM' vì chưa chuẩn hóa thuê baoNhiều người dùng đã nhận cuộc gọi, tin nhắn từ các đối tượng mạo danh. Chúng đe dọa 'khóa SIM' rồi yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.