【nhận định kèo brentford】Vẫn còn những cơ sở tham gia bảo hiểm cháy nổ mang tính đối phó
Chưa mua bảo hiểm do khó phân định tài sản
Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu hộ cứu nạn (Bộ Công an) cho biết, trong những năm qua đã xảy ra nhiều vụ cháy lớn tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, điển hình như vụ cháy tại Công ty TNHH Kwong Lung – Meko tại Cần Thơ năm 2016 gây thiệt hại trên 400 tỷ đồng; vụ cháy tại nhà máy Diana, thuộc thôn Tư Vi, xã Tân Chi, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh gây thiệt hại trên 450 tỷ đồng; vụ cháy tại Công ty TNHH Vina Korea thuộc Khu công nghiệp Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng.
Các vụ cháy này đã gây thiệt hại rất nặng nề về tài sản, hàng hóa. Tuy nhiên, tại các cơ sở này đã thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, do vậy sau khi cháy xảy ra các cơ sở này đã được đơn vị kinh doanh bảo hiểm chi trả đúng quy định nên nhanh chóng khắc phục hậu quả do cháy gây ra và khôi phục lại nhà xưởng đưa vào hoạt động sản xuất trong thời gian ngắn.
Đại diện Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu hộ cứu nạn nhấn mạnh vai trò to lớn của bảo hiểm cháy nổ bắt buộc trong việc bảo vệ tài sản cho người dân, cho xã hội, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong thời gian qua. Tuy nhiên, do các yếu tố khách quan và chủ quan cho nên còn một số tổ chức, cá nhân chưa chấp hành hoặc chấp hành chưa nghiêm các quy định của pháp luật về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.
Lý giải nguyên nhân, số tỷ lệ cao về số cơ sở chưa mua bảo hiểm cháy, đại diện Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu hộ cứu nạn cho biết, việc số cơ sở chưa mua bảo hiểm cháy, nổ hoặc mua chưa đúng biểu phí, chưa đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là do bộ phận tham mưu giúp việc hoặc người đứng đầu cơ sở thuộc diện mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc chưa nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, chưa nắm rõ các quy định của pháp luật quy định về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Cùng với đó, có những cơ sở chỉ tham gia mua bảo hiểm rủi ro hoặc chỉ tham gia một phần mà không tham gia mua bảo hiểm cho hết toàn bộ giá trị tài sản, hàng hóa trong cơ sở nhằm mục đích để đối phó hoặc chỉ tham gia một phần theo loại hình bảo hiểm hỏa hoạn hoặc bảo hiểm mọi rủi ro tài sản (là loại hình bảo hiểm tự nguyện) với mức phí theo thỏa thuận.
Đối với các chợ, trung tâm thương mại, các hộ tiểu thương chưa nhận thức rõ các quy định về mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc với tài sản của mình mặc dù đã được cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và các đơn vị kinh doanh bảo hiểm giải thích. Có những cơ sở mà ở đó người đứng đầu hoặc người có trách nhiệm đã có ý thức chấp hành quy định của pháp luật và mong muốn tham gia mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc cho cơ sở của mình, tuy nhiên do việc xác định giá trị tài sản để mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc gặp nhiều khó khăn hoặc do chưa phân định được tài sản chung và tài sản riêng bên trong cơ sở (điển hình là các chung cư, nhà tập thể, bảo tàng, thư viện) nên không thể thực hiện được việc mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.
Sửa đổi chính sách phù hợp
Vừa qua Chính phủ đã ban hành Nghị định số 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy có hiệu lực thi hành từ ngày 10/01/2021, thay thế Nghị định số 79/2014/NĐ-CP không quy định nội dung điều chỉnh về chính sách bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.
Theo đó, thay đổi của Nghị định số 136/2020/NĐ-CP là tại Phụ lục II (cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ) đã nâng quy mô của một số loại hình cơ sở thuộc diện phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc và bổ sung một số loại hình cơ sở mới như câu lạc bộ, thẩm mỹ viện, kinh doanh dịch vụ xoa bóp, công viên giải trí, vườn thú, thủy cung có khối tích từ 5.000 m3 trở lên; điện máy, cửa hàng tiện ích, nhà hàng, cửa hàng ăn uống có tổng diện tích kinh doanh từ 500 m2 trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên…
Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu hộ cứu nạn cho biết, quy định của Nghị định số 23/2018/NĐ-CP ngày 23/2/2018 quy định về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc điều chỉnh đối với các đối tượng quy định tại Phụ lục II Nghị định số 79/2014/NĐ-CP. Tuy nhiên Nghị định số 79/2014/NĐ-CP đã được thay thế bằng Nghị định số 136/2020/NĐ-CP từ ngày 10/01/202, do đó, cần phải sửa đổi Nghị định số 23/2018/NĐ-CP cho phù hợp.
Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho biết, thời gian tới, cục sẽ đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 23/2018/NĐ-CP về mức phí bảo hiểm đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ để phù hợp với Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.
Bên cạnh việc hoàn thiện chính sách, thời gian tới Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm cũng sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc để nâng cao nhận thức của cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Mặt khác, cơ quan quản lý sẽ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện bảo hiểm cháy nổ bắt buộc theo quy định; xử lý các hành vi vi phạm quy định pháp luật về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của doanh nghiệp bảo hiểm./.
Hồng Quyên
相关推荐
- Thời tiết Hà Nội 22/7: Nắng xuất hiện từ sớm, trời oi nóng
- Phát huy tinh thần xung kích của tuổi trẻ.
- Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cải cách hành chính theo tinh thần '5 đẩy mạnh'
- Tuyển nữ Việt Nam thất bại nhưng không tiếc nuối
- Xuất hiện loại mã độc mới tự tải về máy không cần click chuột
- Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/7
- Thị trường chứng khoán vẫn đang đi tìm vùng cân bằng, nhưng dài hạn đã hấp dẫn
- Hướng dẫn áp dụng thuế tự vệ với hàng NK để sản xuất XK