【số liệu thống kê về lazio gặp sassuolo】Xây dựng hệ sinh thái ngành da giày tận dụng hiệu quả RCEP

2 năm thực thi RCEP đưa khu vực trở thành thị trường lớn Khai thác tiềm năng tăng trưởng khu vực của Hiệp định RCEP RCEP mở ra 'cơ hội vàng' cho doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường Indonesia

Rào cản hiện hữu

Ngành da giày là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam,âydựnghệsinhtháingànhdagiàytậndụnghiệuquảsố liệu thống kê về lazio gặp sassuolo với đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu của quốc gia. Việt Nam hiện là nước đứng thứ 3 trên thế giới (sau Trung Quốc và Ấn Độ) về sản xuất và đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu giày dép, với kim ngạch xuất khẩu gần 24 tỷ USD năm 2023 và đang hướng tới mục tiêu xuất khẩu đạt 26 - 27 tỷ USD năm 2024.

Da giày là ngành tận dụng tốt các FTA, nhất là ở khối các thị trường có Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Ngành da giày là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam - Ảnh: Tiến Dũng
Ngành da giày là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Ảnh: Tiến Dũng

Đánh giá về ngành da giày, TS. Lê Huy Khôi - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương - nhận định, thời gian qua, ngành da giày đã đóng góp một vai trò quan trọng vào nền kinh tế quốc gia. Ngoài việc tăng tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu, ngành này còn tạo động lực lớn cho tăng trưởng năng lượng và nâng cao thu nhập của người lao động.

Các chỉ số sản xuất cho thấy từ khi tham gia vào các hiệp định thương mại, ngành da giày đã có những bước tăng trưởng tích cực. Tuy nhiên, ông Khôi cho rằng, sự tăng trưởng này vẫn chưa bền vững do tác động từ các yếu tố bên ngoài và chu kỳ kinh tế không ổn định.

Ví dụ, vào năm 2015, tốc độ tăng trưởng sản xuất đạt 17,8%, nhưng đến năm 2020, con số này đã giảm dần. Sau giai đoạn đó, ngành lại phục hồi với tốc độ tăng trưởng tốt vào năm 2021 và 2022. Đến năm 2023, tăng trưởng vẫn chịu ảnh hưởng lớn từ nhiều yếu tố bên ngoài, dẫn đến một sự suy giảm đáng kể.

Da giày là một trong những ngành truyền thống của Hải Phòng, ông Nguyễn Công Hân - Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Hải Phòng - cho biết, các FTA nói chung và Hiệp định RCEP nói riêng đã tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi cho ngành da giày trên địa bàn TP. Hải Phòng tăng kim ngạch xuất khẩu xuất khẩu.

Thống kê qua công tác cấp Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi tại Sở Công Thương Hải Phòng, 8 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng giày dép đi các thị trường có FTA của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố và một số tỉnh lân cận tăng 8% so với cùng kỳ.

Một số thị trường có mức tăng trưởng trên 10%, như: Hàn Quốc (13%), ASEAN (17%). Về tỷ trọng kim ngạch, C/O được cấp vào thị trường Trung Quốc chiếm 11%, Nhật Bản 8,9%.

Dù vậy, ông Nguyễn Công Hân cũng nêu ra nhiều thách thức, trong đó là việc doanh nghiệp khó tự chủ trong tìm kiếm nguồn cung nguyên phụ liệu, bị phụ thuộc hoặc bị chỉ định bởi đối tác nhập khẩu. Thậm chí là thiếu thông tin và quy định của nước ngoài trong đó có các yếu tố liên quan đến tận dụng các FTA và khó khăn trong xây dựng thương hiệu.

"Phần lớn vẫn là gia công cho các hãng giày dép nước ngoài, giày dép thương hiệu Việt xuất khẩu còn ít, tỷ lệ nội địa thấp nên có giá trị gia tăng chưa cao",Phó Giám đốc Sở Công Thương dẫn chứng.

Tạo hệ sinh thái tối ưu lợi ích của RCEP

Theo ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương, kể từ khi các FTA có hiệu lực đã đem lại những biến chuyển tích cực cho ngành da giày. Tuy nhiên, so với một số ngành thì da giày có tỷ lệ tận dụng nguồn nguyên liệu tương đối tốt. Nhưng chúng ta vẫn chưa hoàn toàn làm chủ về nguồn nguyên liệu, vẫn phải nhập khẩu khá nhiều.

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương
Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương

"Trong khi đó, các thị trường FTA đang đặt ra yêu cầu về nguồn nguyên liệu để đảm bảo được cung ứng đủ chất lượng, đủ quy tắc xuất xứ, đáp ứng được các tiêu chuẩn. Tôi nghĩ đó là "nút thắt' rất lớn với ngành da giày, đó là lý do tại sao vừa rồi Hiệp hội Da Giày Việt Nam đề xuất thành lập trung tâm giao dịch nguyên liệu cho cả ngành", ông Khanh nói.

Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên cho biết, để giải quyết những khó khăn của ngành dệt may nói riêng và doanh nghiệp nói chung cần một hệ sinh thái, kết hợp giữa cơ quan quản lý Trung ương, địa phương, các doanh nghiệp theo tư duy "đưa tất cả mọi người vào một chỗ".

"Về lợi ích của mô hình này với ngành da giày, tôi nghĩ đầu tiên là sẽ xử lý được những vấn đề đang gặp phải. Ví dụ, doanh nghiệp đang thiếu nguyên liệu nhưng không biết mua từ đâu, không biết ai cung cấp được. Nếu muốn mua phải sang thị trường A, thị trường B để đàm phán và nhiều khi chưa biết được giá cả hay chất lượng như thế nào… nhưng nếu doanh nghiệp biết rằng trong hệ sinh thái có một công ty cung cấp đầy đủ nguồn nguyên liệu thì rất yên tâm nhập. Đó là lợi ích giải quyết được nguồn nguyên liệu, giải quyết được "nút thắt" quan trọng", ông Khanh chia sẻ.

Với nỗ lực đó, ông Khanh tin rằng, khi có hệ sinh thái, những yêu cầu, mong muốn của doanh nghiệp sẽ được xử lý hiệu quả, nhanh chóng và thực tế hơn. Từ đó sẽ giúp thúc đẩy hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Đồng quan điểm, bà Nguyễn Thị Ngọc Mai - đại diện Trung tâm Thiết kế và phát triển sản phẩm, Viện Nghiên cứu Da - Giày - cũng cho rằng, tham gia hệ sinh thái FTA không chỉ giúp thúc đẩy xuất khẩu da giày mà còn xây dựng văn hóa kết nối và hợp tác, giúp các doanh nghiệp xử lý vướng mắc trong quá trình xuất khẩu. Đồng thời, họ còn có cơ hội nhận được hỗ trợ tài chính từ các tổ chức tín dụng khi tham gia vào hệ sinh thái này.

Ngoài ra, hệ sinh thái này cũng giúp phát triển sản xuất nguồn nguyên phụ liệu nội địa hóa, đồng thời cải thiện năng lực sản xuất của doanh nghiệp để đáp ứng các yêu cầu xuất khẩu của các thị trường quốc tế. Việc phát triển hệ sinh thái FTA sẽ đóng góp lớn cho sự phát triển bền vững của ngành da giày Việt Nam.

Nhà cái uy tín
上一篇:Người Việt chi gần 6.400 nghìn tỷ đồng cho tiêu dùng trong năm 2024
下一篇:Ngày 5/1: Giá bạc giảm nhẹ phiên cuối tuần