【tứ kết cúp c1 châu âu】Các doanh nghiệp cần chủ động cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng
* PV: Theácdoanhnghiệpcầnchủđộngcảithiệnkhảnăngtiếpcậntíndụtứ kết cúp c1 châu âuo Báo cáo Môi trường kinh doanh (MTKD) 2020 của Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây công bố, chỉ số tiếp cận tín dụng của Việt Nam đã tăng 7 bậc so với năm trước và nằm trong top 25 quốc gia có điểm cao nhất. Ông đánh giá như thế nào về kết quả này?
- Ông Cao Văn Bình: Báo cáo MTKD đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng thông qua 2 nhóm chỉ số gồm: chỉ số sức mạnh quyền pháp lý (đo lường các yếu tố hỗ trợ việc cho vay dựa trên cơ sở các quy định về xử lý đối với tài sản đảm bảo và phá sản doanh nghiệp (DN) và chỉ số chiều sâu TTTD (đo lường, đánh giá các quy định và thông lệ ảnh hưởng tới độ phủ, phạm vi và khả năng tiếp cận đối với TTTD thông qua một cơ quan đăng ký tín dụng).
Theo Báo cáo MTKD 2020 được WB công bố mới đây, chỉ số tiếp cận tín dụng là 1 trong 5 chỉ số được nâng hạng, tăng 5 điểm và 7 bậc so với Báo cáo MTKD năm 2019, xếp hạng thứ 2 trong khu vực ASEAN, thứ 7 trong khu vực châu Á.
Cấu phần chiều sâu TTTD của Việt Nam đạt điểm tối đa 8/8 do đã cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng qua việc phân phối dữ liệu thu thập được từ các nhà bán lẻ. Cấu phần chỉ số sức mạnh quyền pháp lý của Việt Nam giữ nguyên mức 8/12 so với kỳ báo cáo trước.
Ông Cao Văn Bình |
Để đạt được sự nhảy bậc dài nhất từ trước đến nay, CIC đã nhiều năm liên tục nỗ lực mở rộng thu thập dữ liệu từ các nhà bán lẻ, các đối tác tự nguyện tham gia hệ thống TTTD theo quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.
Với sự quyết liệt trong nhiều năm, đến năm 2019, CIC đã thu thập và tích hợp vào báo cáo TTTD các thông tin từ 3 nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam (FPT shop, Akulaku và Mobivi). Các nỗ lực thu thập và cung cấp thông tin từ các nhà bán lẻ của CIC đã được WB ghi nhận và thể hiện trong kết quả đánh giá chỉ số tiếp cận tín dụng, một chỉ số quan trọng trong đánh giá MTKD tại Việt Nam.
* PV: Thực tế cho thấy, khả năng tiếp cận tín dụng của một DN phụ thuộc rất nhiều vào sự tồn tại một hệ thống TTTD hoạt động hiệu quả và cơ chế về bảo đảm quyền lợi của người đi vay và người cho vay. Ông đánh giá như thế nào về khía cạnh này trong ngành Ngân hàng Việt Nam hiện nay?
- Ông Cao Văn Bình:Bên cạnh các yếu tố như kế hoạch kinh doanh, thông tin tài chính của DN, tài sản đảm bảo thế chấp cho khoản vay… thì TTTD được ghi nhận là một công cụ hữu hiệu giúp người cho vay đánh giá khả năng trả nợ của người đi vay, đánh giá mức độ rủi ro tương ứng của từng khách hàng vay và từ đó hỗ trợ người đi vay tiếp cận tín dụng với mức lãi suất hợp lý, giảm thiểu sự lệ thuộc vào tài sản đảm bảo và tài sản thế chấp.
Một hệ thống TTTD hiệu quả sẽ giúp giảm thiểu tình trạng thông tin bất cân xứng, giúp phòng tránh các rủi ro đạo đức và lựa chọn sai (lựa chọn ngược) trong hoạt động cấp tín dụng. Hiện tại, TTTD tại CIC đang được khai thác hiệu quả bởi 100% các tổ chức tín dụng tại Việt Nam, trên 1.100 quỹ tín dụng nhân dân cùng nhiều tổ chức tự nguyện khác và các khách hàng vay là cá nhân và DN trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Mặt khác, CIC luôn bảo vệ quyền lợi của khách hàng vay, cung cấp thông tin không vì mục tiêu lợi nhuận và hỗ trợ khách hàng vay khai thác sử dụng dịch vụ TTTD qua cổng thông tin kết nối khách hàng vay và hệ thống hỗ trợ khách hàng của CIC. Thực tiễn trong 20 năm qua, hoạt động TTTD luôn được Đảng, Chính phủ và lãnh đạo NHNN ghi nhận là một trong ba trụ cột quan trọng của hệ thống cơ sở hạ tầng tài chính Việt Nam.
* PV: Tiếp cận tín dụng là một trong những yếu tố rất quan trọng đối với việc duy trì hoạt động kinh doanh của một DN. Bên cạnh sự nỗ lực của hệ thống ngân hàng, về phía các DN, theo ông, DN cần phải làm gì để có thể tăng khả năng tiếp cận tín dụng thành công từ các tổ chức tín dụng?
- Ông Cao Văn Bình: Bên cạnh các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, Nhà nước và nỗ lực của hệ thống ngân hàng nhằm thúc đẩy khối DN tiếp cận tín dụng, phát triển kinh tế, xã hội, với tư cách là chủ thể của TTTD, các DN cần chủ động trong việc cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng của chính mình, thông qua nhiều việc làm cụ thể. Chẳng hạn, TTTD cần thường xuyên kiểm tra TTTD của chính DN mình qua cổng thông tin kết nối khách hàng vay của CIC tại trang web cic.gov.vn hoặc ứng dụng CIC kết nối trên điện thoại thông minh (kiểm tra miễn phí) để hạn chế các rủi ro, gian lận lợi dụng thông tin định danh.
Đồng thời, DN cần thanh toán nợ vay đúng hạn, nghiêm túc chấp hành các nghĩa vụ thuế, thanh toán đầy đủ các dịch vụ tiện ích (điện, nước, viễn thông…) để góp phần cải thiện TTTD, chỉ số xếp hạng tín dụng của DN, từ đó góp phần cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng của DN.
* PV: Để tiếp tục cải thiện chỉ số tiếp cận tín dụng của Việt Nam trong thời gian tới, theo ông cần phải làm gì?
- Ông Cao Văn Bình: Trong Báo cáo MTKD 2020 về điểm số tiếp cận tín dụng, chỉ số chiều sâu TTTD tuy đã đạt điểm tối đa (8/8) nhưng dư địa cải cách của chỉ số chiều sâu quyền pháp lý còn nhiều (còn có thể tăng được tối đa 4 điểm). Để tiếp tục cải thiện chỉ số này và tăng cường bảo vệ cho quyền của người vay và người cho vay, các thủ tục pháp lý liên quan đến tài sản đảm bảo, giao dịch tài sản đảm bảo, xử lý các nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay khi phá sản, thủ tục thực hiện cưỡng chế cần phải được cải tiến theo các khuyến nghị của WB.
Việc thực hiện cải thiện các chỉ số này cần sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự phối kết hợp đồng bộ giữa các bộ, ban ngành liên quan, đặc biệt là Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tòa án Nhân dân Tối cao.
Về phía NHNN, CIC vẫn nghiêm túc thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ, Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 8/1/2019 về thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành Ngân hàng, trong đó có các vấn đề liên quan đến tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng, thông qua các giải pháp duy trì và mở rộng kho dữ liệu TTTD quốc gia đến các đối tượng trong và ngoài ngành Ngân hàng, các dịch vụ tiện ích (điện, nước, viễn thông) và mạng lưới bán lẻ.
Tôi tin rằng, với sự chỉ sát sao của Chính phủ cùng với nỗ lực của các cơ quan bộ ban ngành, chỉ số chiều sâu quyền pháp lý sẽ sớm được cải thiện, góp phần đáng kể trong việc cải thiện chỉ số tiếp cận tín dụng của Việt Nam thời gian tới.
* PV: Xin cảm ơn ông!
Một hệ thống TTTD hiệu quả sẽ giúp giảm thiểu tình trạng thông tin bất cân xứng, giúp phòng tránh các rủi ro đạo đức và lựa chọn sai (lựa chọn ngược) trong hoạt động cấp tín dụng. Hiện tại, TTTD tại CIC đang được khai thác hiệu quả bởi 100% các tổ chức tín dụng tại Việt Nam, trên 1.100 quỹ tín dụng nhân dân cùng nhiều tổ chức tự nguyện khác và các khách hàng vay là cá nhân và DN trên toàn lãnh thổ Việt Nam. |
Diệu Thiện (thực hiện)
相关推荐
- Nhận định, soi kèo Panetolikos vs Olympiacos, 22h59 ngày 6/1: Đòi lại ngôi đầu
- Newcastle liều để Karius đấu MU, không kháng cáo thẻ đỏ Nick Pope
- Ngành Hải quan: Chủ động tuyên truyền quy định về Cơ sở dữ liệu quốc gia
- Chứng khoán phái sinh: Điểm số vẫn giảm nhưng thanh khoản cải thiện
- ACB lên tiếng về thông tin lãnh đạo ngân hàng đánh bạc, chuyển tiền ra nước ngoài
- Kết quả bóng đá hôm nay 17/2: MU hòa Barcelone
- Hôm nay, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái và Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng trả lời chất vấn
- Phát hiện tàu cá khai thác giã cào trái phép trên vùng biển Thừa Thiên Huế